Cân đối cung cầu xăng dầu thị trường Việt Nam

16:06 | 26/06/2017

6,198 lượt xem
Theo dõi Petrovietnam trên
|
Năm 2009, Nhà máy Lọc dầu (NMLD) Dung Quất đi vào hoạt động với công suất thiết kế 6,5 triệu tấn dầu thô/năm, đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu xăng dầu nội địa (cung cấp khoảng 2,746 triệu tấn xăng và 3,068 triệu tấn dầu DO).

Theo kế hoạch, Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn (NSRP) đi vào vận hành thương mại vào năm 2018, với công suất thiết kế 10 triệu tấn dầu thô/năm, dự kiến cung cấp khoảng 8,75 triệu tấn sản phẩm các loại, đáp ứng khoảng 40% thị trường nội địa (cung cấp khoảng 2,307 triệu tấn xăng và 3,674 triệu tấn dầu DO).

can doi cung cau xang dau thi truong viet nam

Ngoài ra, các nhà máy condensate như PV OIL Phú Mỹ, Sài Gòn Petro, Nam Việt Oil, Đông Phương có công suất thiết kế khoảng 690.000 tấn xăng/năm.

can doi cung cau xang dau thi truong viet nam

Bảng cân đối cung - cầu xăng dầu thị trường Việt Nam trung bình từ năm 2018 đến năm 2022 - Nguồn: BSR cung cấp

Với sự phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam trong 5 năm tới, tổng nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong cả nước từ năm 2018 đến năm 2022 trung bình đạt khoảng 6,5 triệu tấn xăng và 8,5 triệu tấn dầu DO. Trong khi đó, với công suất thiết kế của NMLD Dung Quất và NSRP hiện tại thì từ năm 2018, tổng nguồn cung xăng cả nước đạt khoảng gần 6 triệu tấn/năm và tổng nguồn cung dầu đạt khoảng gần 7 triệu tấn/năm (tương ứng khoảng 92% và 82% nhu cầu nội địa).

Như vậy, với tình hình cân đối cung - cầu xăng dầu hiện tại thì mỗi năm thị trường Việt Nam vẫn đang thiếu hụt trung bình khoảng 0,8 triệu tấn xăng và 1,8 triệu tấn dầu DO. Nguồn xăng dầu thiếu hụt này sẽ được nhập khẩu về Việt Nam từ các nước trong khu vực như Singapore, Malaysia, Thái Lan, Hàn Quốc và Trung Quốc.

can doi cung cau xang dau thi truong viet nam

Biểu đồ dự báo cung - cầu xăng dầu thị trường Việt Nam đến năm 2035 (Nguồn: Viện Dầu khí Việt Nam -VPI).

Trong thời gian tới, để cạnh tranh với sản phẩm xăng dầu từ NSRP và hàng nhập khẩu, BSR đã xây dựng chiến lược kinh doanh nhằm giảm giá thành sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh các sản phẩm của NMLD Dung Quất, trong đó chú trọng công tác lập kế hoạch sản xuất theo khả năng vận hành thực tế của nhà máy và điều chỉnh linh hoạt theo thị trường, tối đa công suất các phân xưởng công nghệ, áp dụng các sáng kiến, cải tiến nhằm tối ưu hóa năng lượng, tiết giảm chi phí, giảm tồn kho và tập trung sản xuất ra nhiều sản phẩm hóa dầu, sản phẩm có giá trị kinh tế cao.

Bên cạnh đó, BSR luôn chủ động mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng thị phần trong nước cũng như xây dựng phương án xuất khẩu sản phẩm sang nhiều nước lân cận trong khu vực như Lào, Campuchia, Indonesia…

P.V

DMCA.com Protection Status