Khoa học không có biên giới

10:44 | 13/04/2016

721 lượt xem
Theo dõi Petrovietnam trên
|
Mấy năm qua, hầu hết cán bộ, phóng viên của Báo Năng lượng Mới chúng tôi đều đã học qua lớp Dầu khí Đại cương, được nghe TS Nguyễn Hồng Minh, Phó Viện trưởng Viện Dầu khí Việt Nam kể chuyện về tìm dầu khí ở đâu, lấy lên, vận chuyển chế biến ra sao và kinh doanh thế nào… Chỉ với hơn một chục giờ trên lớp, khối lượng nội dung và kiến thức cơ bản nhưng cách truyền đạt của ông đã để lại ấn tượng sâu sắc với mỗi học viên. Cảm nhận giống như khi được tiếp cận một bí ẩn - bức tranh đường nét, sắc màu sinh động về dầu khí. Dường như mọi thắc mắc của người đối thoại, dù ở trình độ nào cũng không làm khó được ông, từ những vấn đề chuyên môn sâu đến kiến thức tổng quan, đều được ông điềm đạm luận giải một cách dễ hiểu nhất để đi đến bản chất sự việc.  

̣̀p tác đa phương

Thông thường, đóng góp của các nhà khoa học, của những người quản lý khoa học công nghệ thường ẩn khá sâu phía sau những thành tựu kinh tế, kỹ thuật. Công việc của TS Nguyễn Hồng Minh nói riêng và các cán bộ nghiên cứu khoa học của VPI nói chung là những công việc thầm lặng, dù trong mỗi dự án, công trình của ngành Dầu khí đều thấm đậm công sức của họ. Đằng sau mỗi thành tích của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đều có bóng dáng của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) với vai trò là bộ não tham mưu, cơ quan nghiên cứu triển khai đầu ngành, tư vấn khoa học - công nghệ (KHCN) trình độ cao, cung cấp dịch vụ khoa học kỹ thuật có chất lượng, hiệu quả cho toàn bộ chuỗi hoạt động dầu khí ở nước ta.

khoa ho c khong co bien gio i
TS Nguyễn Hồng Minh

Với hơn 30 năm gắn bó, cống hiến cho ngành địa chất và dầu khí, TS Nguyễn Hồng Minh không chỉ am tường về nhiều lĩnh vực chuyên môn, điều kiện công tác còn cho ông cơ hội tiếp xúc, làm việc với nhiều đối tác trong nước và quốc tế, từ các nhà khoa học đến nhà quản lý, mối quan hệ ấy đã để lại cho ông nhiều kinh nghiệm quý báu.

Tuy vậy, khi tôi đặt vấn đề viết về những kỷ niệm sâu sắc, đáng nhớ trong những năm tháng làm dầu khí của ông, ông lại tỏ ra khá bối rối vì “luôn cảm thấy chưa làm được gì nhiều cho ngành”.

Qua câu chuyện với TS Nguyễn Hồng Minh bạn đọc có thể nhìn thấy những bài học, những tâm huyết và những ý nghĩa còn đọng lại trên dòng thời gian mà ông đã đi qua.

- Đến nay, tiến sĩ đã gia nhập ngành Dầu khí được bao nhiêu năm?

khoa ho c khong co bien gio i
Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU) trong hợp tác nghiên cứu khoa học và kỹ thuật giữa Viện Dầu khí Việt Nam với Cục Địa chất Đan Mạch và Greenland

- Vốn là “dân Địa vật lý” tốt nghiệp ở Nga, về nước tôi được phân công về Tổng cục Địa chất, 10 năm sau tôi được quay lại Nga làm nghiên cứu sinh, năm 1996 tôi mới về Phòng Địa vật lý của Viện Dầu khí, đến nay vừa tròn 20 năm.

- Thời đó, cơ sở của Viện còn khiêm tốn?

- Có thể nói như vậy, thời tôi về VPI vẫn còn là mấy gian nhà 3 tầng, 1 tầng với các phòng chức năng như Phòng Địa chất, Địa hóa, Địa vật lý, Khoan - Khai thác, Thạch học - Trầm tích, Cổ sinh - Địa tầng, Cơ lý PVT… Tôi về Phòng Địa vật lý, tham gia vào một số đề tài nghiên cứu của Viện. Một thời gian sau được bổ nhiệm làm Phó phòng, rồi lãnh đạo Viện thấy tôi làm tổng hợp tương đối “thuận tay” nên điều về Phòng Kế hoạch - Khoa học Kỹ thuật, vừa quản lý khoa học vừa làm kế hoạch, vừa điều phối các dự án hợp tác quốc tế của Viện lúc đó.

khoa ho c khong co bien gio i

Hợp tác với Đan Mạch khoan giếng ENRECA-3 tại đảo Bạch Long Vĩ - Đông Bắc Việt Nam

- 20 năm qua cũng là 20 năm phát triển mạnh mẽ nhất của Viện, thưa tiến sĩ, Viện đã song hành cùng đất nước, cùng ngành Dầu khí Việt Nam vượt qua muôn vàn khó khăn của thời kỳ sau chiến tranh, hăng say nghiên cứu, tích cực đổi mới, chủ động hội nhập quốc tế một cách sâu rộng, để ngày hôm nay đã thực sự trở thành một tổ chức KHCN hàng đầu của công nghiệp dầu khí Việt Nam.

- Ngày nay năng lực của VPI ở một số lĩnh vực được đánh giá là ngang tầm khu vực và thật sự là không có một tổ chức nghiên cứu phát triển và cung cấp dịch vụ khoa học - kỹ thuật nào có quy mô tương tự như VPI ở khu vực Đông Nam Á.

- Xin được tóm tắt những đóng góp cơ bản nhất của VPI?

- Các kết quả nghiên cứu khoa học của Viện trong những năm qua không chỉ góp phần tư vấn các vấn đề chiến lược và phát triển dài hạn của ngành, của Tập đoàn, mà còn giúp các công ty đánh giá tiềm năng dầu khí, lựa chọn giếng khoan một cách hiệu quả, nghiên cứu ứng dụng một số công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực thăm dò, khai thác, gia tăng thu hồi dầu, lựa chọn công nghệ lọc hóa dầu, chế biến khí, lựa chọn xúc tác tối ưu, giải quyết nhiều vấn đề thuộc lĩnh vực an toàn và bảo vệ môi trường cũng như kinh tế và quản lý dầu khí... tức là đúng nghĩa bộ máy tham mưu cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn.

- Ngành Dầu khí được coi là ngành hội nhập sớm nhất và sâu rộng nhất, là người từng có nhiều năm học tập nghiên cứu ở nước ngoài, tiến sĩ hẳn luôn quan tâm đến vấn đệ̀p tác quốc tế?

- Tôi có cơ duyên được Tập đoàn cử đi làm đại diện của Việt Nam 2 năm tại Ban Thư ký kỹ thuật của Ủy ban Điều phối các chương trình Khoa học Địa chất ở Đông và Đông Nam Á (CCOP) ở Bangkok. CCOP là tổ chức liên chính phủ, gồm 13 thành viên là Campuchia, Đông Timor, Indonesia, Lào, Malaysia, Nhật Bản, Papua New Guinea, Philippines, Singapore, Thái Lan, Triều Tiên, Trung Quốc và Việt Nam.

- Được biết, CCOP có nhiệm vụ điều phối và chủ trì nhiều đề án, chương trình khoa học địa chất về khoáng sản, năng lượng, môi trường, thiên tai biến đổi khí hậu… tại các nước trong khu vực Đông và Đông Nam Á. Tổ chức này hoạt động như thế nào?

- CCOP là cầu nối giữa các nước thành viên với các nước và tổ chức hợp tác, chung sức phấn đấu vì mục tiêu chung là phát triển, khai thác các nguồn tài nguyên địa chất một cách bền vững vì sự phát triển của mỗi nước và toàn cộng đồng. Hoạt động của CCOP dựa trên sự hỗ trợ kinh phí từ các nước và tổ chức tại các quốc gia phát triển như Na Uy, Đan Mạch, Đức, Canada, Hà Lan, Mỹ, Phần Lan… phục vụ cho nhu cầu đào tạo, phát triển của các nước thành viên.

- Nhiệm vụ của tiến sĩ trong CCOP khi đó là gì?

- Trong Ban Thư ký kỹ thuật tôi làm Trưởng phân ban tài nguyên địa chất. Tôi có trách nhiệm tìm hiểu, nắm bắt nhu cầu các nước thành viên, lên kế hoạch, tìm kiếm nguồn tài trợ và tổ chức triển khai thực hiện các chương trình hợp tác trong lĩnh vực dầu khí, khoáng sản và tài nguyên nước ngầm giữa các nước thành viên; tham gia biên tập, xuất bản các ấn phẩm CCOP và đương nhiên 1 năm 2 lần cùng với Ban thư ký kỹ thuật có trách nhiệm đệ trình báo cáo chính thức lên Ủy ban lãnh đạo CCOP.

- 2 năm làm việc cho CCOP, điều gì được tiến sĩ cho là đáng nhớ nhất, có ý nghĩa nhất khi ta tham gia CCOP?

- Sứ mạng quan trọng của CCOP là làm cho các nước trong khu vực xích lại gần nhau, tăng cường hợp tác trong nghiên cứu địa chất, tài nguyên khoáng sản biển, đánh giá tiềm năng dầu khí cũng như các hoạt động liên quan đến môi trường, địa chất, chia sẻ thông tin về tài nguyên biển. Khoa học vốn không biên giới. Thời gian làm việc ở đây tôi thấy rất vui, ấm cúng, như trong một gia đình quốc tế. Ban Thư ký kỹ thuật hồi đó có chưa đến 15 người, đến từ nhiều nước khác nhau: Hàn Quốc, Philippines, Nhật Bản, Thái Lan và Việt Nam.

Điều vui thứ hai là trong nhiệm kỳ tôi công tác tại đó đã xảy ra một sự kiện thú vị. Lần đầu tiên trong lịch sử CCOP, Việt Nam và Trung Quốc đã hợp tác thật sự với nhau trong lĩnh vực dầu khí trong một dự án do Đan Mạch tài trợ. Trong dự án đánh giá tổng thể tài nguyên dầu khí của bể Sông Hồng, Petrovietnam và Tổng Công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) đã cùng chia sẻ với nhau một số mặt cắt địa chấn, liên kết với các tài liệu địa vật lý giếng khoan vẽ ra bản đồ cho cả bể rồi cùng lập ra một báo cáo chung. Hai bên còn tổ chức các đợt thực địa chung tại vùng ven biển Việt Nam và đảo Hải Nam, tổ chức nhiều Hội thảo trao đổi quan điểm, chia sẻ thông tin với sự tham gia của các nước khác trong CCOP.

Thú vị nhất là phía Trung Quốc thì dầu khí thường nằm ở tầng địa chất bên trên (Pliocen) còn ở Việt Nam thì hay nằm ở tầng đá móng. Một bên có tài liệu chi tiết ở tầng trên, bên thì có tài liệu chi tiết phía dưới. Tư duy về đối tượng thăm dò cũng vậy. Khi hai bên ngồi lại với nhau thì hai tư duy hợp lại với nhau, bổ sung cho nhau rất tốt.

Tôi nghĩ rằng, khoa học thì không có biên giới. Dự án này tuy chưa phải là công trình khoa học lớn, đầy đủ như các báo cáo đánh giá tiềm năng dầu khí khác, nhưng rất có ích cho cả hai bên và có ý nghĩa quan trọng là đặt một nền móng hợp tác khoa học chân chính giữa hai nước.

***

Câu chuyện của Tiến sĩ Nguyễn Hồng Minh về kỷ niệm thời hoạt động tại CCOP tựa như những nét vẽ bổ sung vào bức tranh tổng thể về quan hệ hợp tác quốc tế của ngành Dầu khí Việt Nam thời gian qua. Với định hướng chiến lược là tích cực mở rộng đầu tư, tìm kiếm thăm dò dầu khí ra nước ngoài nhằm bảo đảm an ninh năng lượng trong tương lai, đến nay, sau nhiều năm nỗ lực không mệt mỏi, Petrovietnam đã có quan hệ với gần 20 quốc gia và vùng lãnh thổ với hàng chục dự án tìm kiếm thăm dò, khai thác dầu khí.

Các tổ chức hợp tác quốc tế như CCOP, ASCOPE (ASEAN Council Petroleum) mang lại nhiều lợi ích cho những nước có nguồn tài nguyên dầu khí cũng như những nước không có tài nguyên nhưng đang tạo dựng mối quan hệ, tìm kiếm đối tác hoặc lựa chọn đầu tư vào những nước có tài nguyên. Do đi sau trong công nghiệp dầu khí nên Việt Nam được nhiều nước chia sẻ kinh nghiệm. Ngược lại, sau nhiều năm phát triển, Việt Nam lại tích lũy được kinh nghiệm và kiến thức trong thăm dò khai thác ở điều kiện địa chất phức tạp, đặc biệt là đối tượng đá móng nứt nẻ. Đã có những nước tin tưởng vào năng lực, uy tín của Việt Nam, muốn đặt vấn đề để chúng ta chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ, cùng nghiên cứu, tìm ra những đối tượng tương tự như vậy ở nước họ.

Đến hợp tác song phương

Sau khi về nước Tiến sĩ Nguyễn Hồng Minh được giao làm Trưởng ban Công nghệ Thông tin của VPI, sau đó làm Trưởng ban Khoa học Chiến lược, 2010 ông được bổ nhiệm làm Phó Viện trưởng.

- Với tư cách vừa lạ̀t nhà khoa học, vừa lạ̀t nhà quản lý, tiến sĩ nhìn nhận ra sao về kết quả hợp tác quốc tế của VPI thời gian qua và ấn tượng nhất đối với ông lạ̀ án hợp tác nào?

- Hợp tác quốc tế đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển của Viện. Nhiều thế hệ các nhà khoa học của VPI cũng như của Petrovietnam đã được thừa hưởng các chia sẻ về kinh nghiệm cũng như các công cụ, phần mềm phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, đánh giá tiềm năng dầu khí… Mỗi năm, hàng chục cán bộ khoa học được tài trợ tham gia các hội thảo ở nước ngoài, nhận chuyển giao các sản phẩm khoa học khác nhau. Từ nền tảng hợp tác đa phương, Việt Nam đã xây dựng mối quan hệ để đi đến những hợp tác song phương cụ thể và hiệu quả. Hiệu quả nhất trong lĩnh vực dầu khí là hợp tác với Na Uy và Đan Mạch. Trong vòng hơn 10 năm, thông qua Trung tâm Nghiên cứu An toàn - Môi trường của VPI, phía Na Uy đã chuyển giao công nghệ, hỗ trợ xây dựng toàn bộ Hệ thống quản lý về an toàn - sức khỏe - môi trường cho ngành Dầu khí. Nauy cũng tài trợ trong nhiều năm cho Dự án VITRA giúp Petrovietnam quản lý một cách bền vững nguồn tài nguyên dầu khí của Việt Nam.

Đan Mạch thì tài trợ cho một chuỗi các dự án, trong đó có hợp tác với Cục Địa chất Đan Mạch và Greenland (GEUS) “Phân tích tổng hợp, mô hình hóa và đánh giá tiềm năng dầu khí các bể trầm tích ở Việt Nam”. Đây là dự án hợp tác nghiên cứu nâng cao năng lực nghiên cứu trong lĩnh vực thăm dò dầu khí, đặt nhiều mục tiêu liên quan đến hợp tác nghiên cứu khoa học, đào tạo, ứng dụng và chuyển giao công nghệ. Dự án được triển khai trong 3 giai đoạn với 3 bể trầm tích khác nhau trên thềm lục địa Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của dự án sau khi được công bố đã góp phần nâng cao vị thế của VPI đối với cộng đồng khoa học quốc tế, đồng thời góp phần tích cực trong việc quảng bá, thu hút đầu tư từ phía các công ty dầu khí quốc tế vào hoạt động tìm kiếm, thăm dò dầu khí tại Việt Nam.

- Một vài con số cụ thể̀ hiệu quả và ý nghĩa của chuỗi dự án hợp tác này?

- Với sự hỗ trợ thiết thực từ phía Đan Mạch, ngay từ năm 1996-1997 lần đầu tiên VPI đã được nhận chuyển giao các thiết bị và công nghệ tiên tiến như các trạm làm việc (workstation), sau đó đi kèm các phần mềm chuyên dụng (PetroMod, ProMax), các thiết bị phân tích, thí nghiệm…, những công cụ hiện đại nhất mà chúng ta được tiếp cận lúc bấy giờ, giúp triển khai công tác xử lý, minh giải tài liệu địa chất, địa vật lý, mô hình hóa và đánh giá tiềm năng dầu khí một cách hiệu quả, từ đó góp phần nâng cao đáng kể năng lực nghiên cứu của Viện.

Bằng nguồn kinh phí tài trợ hạn hẹp, dự án đã khoan được 3 giếng khoan địa tầng ở Trũng Sông Ba, Đảo Phú Quốc và Đảo Bạch Long Vĩ, cung cấp các thông tin mới cho việc đánh giá tiềm năng dầu khí, Dự án đã phối hợp với Đại học Mỏ Địa chất và Đại học Khoa học Tự nhiên của Việt Nam đào tạo cho ngành Dầu khí và các cơ sở đào tạo dầu khí 12 tiến sĩ, 13 thạc sĩ thuộc các chuyên ngành địa chất dầu khí, địa vật lý, địa hóa, trầm tích và cổ sinh… Tôi cho rằng một kết quả có ý nghĩa nữa là dự án là đã thiết lập được phương thức hợp tác nghiên cứu rất hiệu quả giữa các cơ quan nghiên cứu, trường đại học của Việt Nam và Đan Mạch trong lĩnh vực nghiên cứu địa chất, đánh giá tiềm năng dầu khí. Đây là tiền đề thuận lợi cho VPI tăng cường hợp tác quốc tế, góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu, từ đó có thể triển khai hiệu quả hơn các nghiên cứu, dịch vụ KHCN mang tính tổng hợp, kết hợp kinh nghiệm của cán bộ khoa học kỹ thuật với việc ứng dụng công nghệ cao.

- Có được những tiền đề đó, theo tiến sĩ, trong thời gian sắp tới, VPI sẽ hướng đến việc mợ̉ng hợp tác như thế nào, thưa ông?

- Trước đây, Việt Nam còn nghèo, do đó nhiều nước phát triển có thể dành cho chúng ta sự giúp đỡ vô tư bằng nguồn kinh phí hỗ trợ phát triển. Việt Nam hiện đã vượt qua ngưỡng khó khăn để trở thành nước có thu nhập trung bình, không thể tiếp tục trông đợi ở các nguồn tài trợ được nữa, chúng ta cần thay đổi tư duy, trên tinh thần hợp tác sòng phẳng, cùng đóng góp, cùng làm và vì quyền lợi của cả các bên tham gia. Hiện nay VPI đang ở giai đoạn đẩy mạnh đa dạng hóa hình thức và quan hệ đối tác, hợp tác quốc tế, liên kết với doanh nghiệp trong và ngoài ngành, tăng cường nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, đồng thời thương mại hóa mạnh mọi sản phẩm, dịch vụ. Tôi tin rằng hợp tác trong nước và quốc tế sẽ có vai trò to lớn trong củng cố thế “kiềng ba chân” nghiên cứu - ứng dụng - đào tạo của VPI, tạo nên những bước chuyển biến mạnh mẽ về chất, kịp thời giải quyết những bài toán thực tiễn, đóng góp nhiều hơn nữa cho sự phát triển bền vững của ngành Dầu khí.

- Điều ông còn trăn trở trong những năm công tác tại VPI là gì?

- Những năm qua, đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học của VPI có khá nhiều,  kiến nghị tâm huyết, ý tưởng, đề xuất sáng tạo về cơ chế, đường lối chính sách ở tầm chiến lược, mang tính cách mạng. Mong muốn của tôi là những đề xuất đó được các cấp lãnh đạo ghi nhận, quan tâm và mạnh dạn hơn trong triển khai để thực sự tạo động lực cho KHCN và mọi mặt của ngành Dầu khí phát triển ngang tầm khu vực và thế giới.

- Là người luôn nhiệt tình tham gia giảng dạy, phổ biến, truyền bá kiến thức về̀u khí cho rất nhiều đối tượng trong ngành, tiến sĩ muốn gửi gắm điều gì đến những anh chị em mới bước vào ngành Dầu khí?

- Qua những khóa học nho nhỏ này, tôi mong muốn truyền tải đến mọi người tư duy khoa học, cái hay, cái đẹp, nhưng cũng đầy gian nan của nghề dầu khí; từ đó khơi dậy tình yêu, niềm say mê, gắn bó và sẵn sàng cống hiến cho nghề nghiệp; tạo nên sự hiểu biết lẫn nhau, chia sẻ, hỗ trợ giữa mọi người ở mỗi cương vị công tác của mình, cùng góp phần vào sự phát triển chung của Tập đoàn.

- Xin cảm ơn tiến sĩ về cuộc trao đổi này.

Nguyễn Tiến Dũng

Năng lượng Mới 513

DMCA.com Protection Status