Ảnh hưởng của động đất mạnh ở vùng đông bắc Nhật Bản gây lo ngại về lượng nước thải ra đại dương

23:09 | 02/03/2021

|
(PetroTimes) - Hiệp hội nghiên cứu khử ô nhiễm môi trường Nhật Bản phối hợp với các trung tâm nghiên cứu của chính phủ nước này tính toán, việc xử lý hoàn toàn đất phóng xạ và các chất thải khác từ khu vực nhiễm phóng xạ xung quanh nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1 với chi phí ít nhất 4,2 tỷ USD.
Nhật Bản rời bỏ dầu khí sau nhiều thập kỷNhật Bản rời bỏ dầu khí sau nhiều thập kỷ
Chiến lược hydro của Nhật BảnChiến lược hydro của Nhật Bản
Ảnh hưởng của động đất mạnh ở vùng đông bắc Nhật Bản gây lo ngại về lượng nước thải ra đại dương

Tổng khối lượng đất và thảm thực vật nhiễm phóng xạ còn lại được ước tính khoảng 14 triệu m3, đang chủ yếu đang được lưu trữ ngoài trời.

Theo luật pháp Nhật Bản, khối lượng đất này phải được xử lý hoàn toàn trước năm 2045. Trước đó vào năm 2018, chính quyền Nhật Bản đã hoàn thành công việc khử phóng xạ tại phần lớn các khu vực bị ảnh hưởng bởi sự cố rò rỉ phóng xạ tại nhà máy điện Fukushima 1, xảy ra vào mùa xuân năm 2011. Sau sự cố, một khu vực có diện tích 1150 km2 đã được ghi nhận là bị ô nhiễm phóng xạ ở các mức độ khác nhau, khiến gần 165.000 người dân phải sơ tán. Sau khi Nhật Bản tiến hành khử phóng xạ, cho đến nay vẫn còn hơn 50.000 người vẫn không thể trở về nơi ở cũ.

Một trận động đất mạnh ở vùng đông bắc nước này xảy ra vào ngày 13/02/2021 đã dẫn đến sự dịch chuyển nhẹ của các bồn chứa nước làm sạch các hạt phóng xạ tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima-1. Các chuyên gia từ nhà điều hành điện quốc gia Tokyo Electric Power (TEPCO) đã kiểm tra mức độ hư hỏng của các bồn chứa tại khu vực này sau trận động đất và phát hiện 53/1000 bồn chứa đã bị xê dịch khoảng 20 cm. Tuy nhiên TEPCO không ghi nhận rò rỉ nước từ các bồn chứa này ra ngoài môi trường. Sau sự cố tại nhà máy điện hạt nhân này vào tháng 3/2011, một lượng lớn nước được sử dụng để làm mát một số hệ thống của các tổ máy phát điện. Lượng nước thải này sau đó được TEPCO lưu trữ trong 1000 bồn chứa bằng thép đặc biệt trong khu vực của nhà máy. Tuy nhiên, không gian dành cho các bể chứa này đang bị thu hẹp nhanh chóng. Điều này làm dấy lên câu hỏi về khả năng chính quyền Nhật Bản sẽ thải lượng nước này ra đại dương. Các nước láng giềng trong khu vực, nhất là Hàn Quốc đã nhiều lần bày tỏ lo ngại về kế hoạch thải lượng nước này ra đại dương và coi đây là bước đi nguy hiểm cho môi trường.

Viễn Đông