Các nhà nhập khẩu LNG châu Á đang tích cực mua sớm LNG để chuẩn bị cho mùa đông khắc nghiệt

14:44 | 13/05/2021

1,069 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Các thị trường toàn cầu đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi suy thoái kinh tế do hậu quả trực tiếp của đại dịch Covid-19. Trong đại dịch, giá LNG đã giảm mạnh do nhu cầu tiêu thụ công nghiệp và toàn xã hội sụt giảm mạnh. Tuy nhiên, trong vài tháng trở lại đây, nhất là trong hai tháng đầu năm 2021, giá LNG đã phục hồi mạnh mẽ và tăng trưởng kỷ lục. Tình hình nguồn cung trở nên nghiêm trọng tại thị trường Đông Á khi người mua khó tìm được nguồn cung với giá cả phải chăng.
Các nhà nhập khẩu LNG châu Á đang tích cực mua sớm LNG để chuẩn bị cho mùa đông khắc nghiệt

Do đó, một số nhà nhập khẩu đã bắt đầu nhập khẩu LNG cho mùa đông tới. Ví dụ, tập đoàn Sinopec của Trung Quốc đã mua 35 lô hàng LNG, được giao từ đầu tháng 06/2021 đến tháng 02/2022. Ngoài những nhà nhập khẩu Trung Quốc, các nhà nhập khẩu Nhật Bản và Hàn Quốc cũng dự kiến đặt mua sớm các lô hàng LNG tương lai. Sự chênh lệch giá cao trong vòng một năm qua là đáng chú ý do một số yếu tố. Trong giai đoạn hè năm 2020, thời điểm đại dịch Covid-19 chưa được kiểm soát ở bất kỳ khu vực nào trên thế giới, giá nhiên liệu LNG giao ngay đã giảm xuống mức thấp kỷ lục 2 USD/MMBTU. Mức giá này hầu như không thể bù đắp cho chi phí sản xuất. Nhưng chỉ hơn nửa năm sau, giá LNG giao ngay đã lập đỉnh ở mức 32,5 USD/MMBTU (tăng hơn 16 lần). Nguyên nhân xuất phát từ ba yếu tố sau:

Thứ nhất, thời tiết lạnh khắc nghiệt bao trùm khu vực Đông Bắc Á, khiến nhu cầu tiêu thụ tăng vọt. Khu vực này tập trung đông dân cư và là nơi có ba nhà nhập khẩu LNG lớn nhất thế giới là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Thứ hai, khu vực này đang phục hồi kinh tế mạnh mẽ do đã khống chế cơ bản được sự lây lan của đại dịch Covid-19. Thứ ba, một số dây chuyền sản xuất LNG trên thế giới phải dừng hoạt động vì lý do bất khả kháng khiến nguồn cung thấp hơn mức bình thường mọi năm. Sự kết hợp của ba yếu tố này trở thành “cơn bão hoàn hảo” với đỉnh điểm là giá LNG đạt mức kỷ lục vào tháng 01/2021.

Thứ hai, giá cả tăng vọt gây tổn hại đến niềm tin của người tiêu dùng và việc duy trì các chính sách hỗ trợ của một số chính phủ, khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang thiếu các lựa chọn thay thế nhiên liệu LNG và tiếp tục phụ thuộc vào nguồn khí đốt nhập khẩu. Khu vực châu Á được dự báo sẽ chiếm tới 95% động lực tăng trưởng tiêu thụ LNG toàn cầu trong năm 2022, xuất phát từ ba yếu tố. Một là sự phục hồi kinh tế vĩ mô tại khu vực Đông Á sẽ tiếp tục mở rộng. Hai là sự thiếu vắng các giải pháp thay thế nhiên liệu LNG trong nước (ví dụ như khí đường ống), ngoại trừ Trung Quốc. Khu vực Đông Á vẫn phải phụ thuộc vào nguồn khí đốt nhập khẩu bằng đường biển. Ba là, các chính sách hỗ trợ tiêu thụ LNG sẽ được duy trì và mở rộng. Ở điểm này, động thái gần đây của Trung Quốc đã ảnh hưởng đáng kể đến thị trường. Tình trạng ô nhiễm không khí ngày càng nghiêm trọng đã làm gia tăng nhu cầu LNG nhằm thay thế nhiên liệu than cộng thêm những điều chỉnh trong chính sách sử dụng nhiên liệu than khiến Trung Quốc vượt qua Nhật Bản trở thành nhà nhập khẩu LNG lớn nhất thế giới.

Động thái mua vào của khách hàng châu Âu sẽ khiến giá LNG duy trì ở mức cao, song không tăng vọt như hồi tháng 1 vừa qua. Nguồn cung trên thị trường sẽ tiếp tục bị siết chặt khi các nền kinh tế phát triển bước vào giai đoạn phục hồi nhờ triển khai các chương trình tiêm chủng quy mô lớn. Mặc dù hai thị trường Brazil và Ấn Độ đang hứng chịu những đợt bùng phát Covid-19 mới, nhưng các nhà nhập khẩu LNG hàng đầu thế giới tại châu Âu và châu Á có khả năng phục hồi kinh tế cao, qua đó thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ LNG.

Thứ ba, nhu cầu tiêu thụ cũng sẽ tăng cao đối với các nước châu Âu. Lục địa này vừa trải qua một mùa đông lạnh. Các kho ngầm lưu trữ khí có tỷ lệ lưu trữ thấp hơn so với mọi năm. Nguồn cung bổ sung cho nhiều kho chứa ngầm có thể đến từ các nguồn cung LNG. Mặc dù thị trường EU có kết nối với các nhà cung cấp khí đốt thiên nhiên như Nga, Na Uy và Bắc Phi, song thị phần nhập khẩu LNG tại EU vẫn tăng đều đặn qua từng năm.

Do đó, động thái mua sớm bất thường của các nhà nhập khẩu LNG châu Á là cần thiết. Nguồn cung LNG đa dạng mang đến sự linh hoạt cho thị trường nhưng cũng tiềm ẩn những rủi ro đối với sự ổn định nguồn cung và giá cho khách hàng. Nhu cầu tiêu thụ LNG được dự báo sẽ ở mức cao trong mùa hè này và kéo dài đến mùa đông tiếp theo.

Trung Quốc “ra đòn” đầu tiên nhắm vào LNG của ÚcTrung Quốc “ra đòn” đầu tiên nhắm vào LNG của Úc
Phát triển dự án xanh bằng công nghệ “thu giữ carbon”Phát triển dự án xanh bằng công nghệ “thu giữ carbon”
Xuất khẩu khí đốt tự nhiên của Algeria tăng mạnhXuất khẩu khí đốt tự nhiên của Algeria tăng mạnh

Viễn Đông - Theo Oilprice