Cấm vận của EU có đẩy được Nga vào ngõ cụt

21:19 | 18/04/2022

1,160 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Khai thác LB Nga sẽ chỉ gặp vấn đề nghiêm trọng khi EU đồng thời từ chối nhập khẩu dầu thô đường ống (45-50 triệu tấn/năm), khi đó, việc tìm kiếm tanker trở nên khó khăn khi cả EU lẫn LB Nga đều phải thuê tanker để tái cơ cấu chuỗi cung ứng/xuất khẩu dầu mỏ.
Cấm vận của EU có đẩy được Nga vào ngõ cụt

Theo Platts, các biện pháp trừng phạt của EU đối với Nga sẽ dẫn đến việc giảm mua dầu và khí đốt trong tháng 5, các trader tránh các giao dịch do cách thức thể hiện các điều kiện không rõ ràng và lo ngại ngày càng tăng về nguồn cung từ Nga. Gói trừng phạt thứ 4 cấm các giao dịch trực tiếp hoặc gián tiếp với hầu hết các công ty nhà nước của Nga, bao gồm Gazprom Neft và Transneft. Các trường hợp ngoại lệ chỉ được phép áp dụng đối với các thỏa thuận "thực sự cần thiết". Theo các chuyên gia, các hình phạt cứng rắn đối với bất kỳ giao dịch nào có thể được coi là hành vi vi phạm lệnh trừng phạt làm tăng áp lực lên các bên giao dịch.

Vitol – công ty thương mại hàng đầu thế giới với khối lượng giao dịch 11 triệu bpd có kế hoạch chấm dứt hợp tác với dầu mỏ LB Nga bắt đầu từ ngày 15/05 tới đến cuối năm 2022. Công ty vẫn tiếp tục thực hiện các hợp đồng mua bán dài hạn. Ngoài Vitol, Trafigura và Glencore cũng đã công bố kế hoạch cắt giảm giao dịch dầu mỏ LB Nga, ít nhất không ký kết hợp đồng mới. IEA dự báo, với khối lượng xuất khẩu 4,7 triệu bpd dầu thô và 2,8 triệu bpd sản phẩm dầu mỏ, khai thác dầu thô LB Nga sẽ bị ảnh hưởng nặng nề bởi các lệnh cấm vận – giảm sản lượng tới 3 triệu bpd, xuống còn 7,1 triệu bpd.

Tuy nhiên, các chuyên gia LB Nga có nhận định hoàn toàn khác IEA. Xuất khẩu LB Nga có thể bị ảnh hưởng trong phạm vi 2,7 triệu bpd – khối lượng xuất sang các quốc gia không thân thiện, nhưng nhu cầu tiêu thụ dầu thô thế giới đến năm 2026 sẽ tăng khoảng +7,6 triệu bpd, trong đó Ấn Độ tăng 1,7 triệu bpd, Trung Quốc +0,7 triệu bpd và các quốc gia đang phát triển châu Á khác +1,7 triệu bpd. Do vậy, thị trường tiêu thụ đối với dầu thô LB Nga không bị hạn chế. Nga cần phát triển kênh kinh doanh riêng như công ty thương mại Energopole SA (Rosneft), Litasco (Lukoil) hoặc tăng cường hợp tác với các công ty châu Á – Unipec, ChinaOil.

Vấn đề mấu chốt trong kịch bản chuyển hướng xuất khẩu dầu thô là ký kết hợp đồng mới và thuê được tanker vận chuyển, ngay cả Vitol cũng không sở hữu đội tàu mà sử dụng dịch vụ thuê ngoài, bao gồm cả của hãng vận tải biển Sovcomflot (LB Nga). Với khối lượng xuất khẩu 115 triệu tấn/năm bằng đường biển, đội tàu Sovcomflot (khả năng chuyên chở 17 triệu tấn) hoàn toàn đủ khả năng đảm nhận công việc vận chuyển.

Khai thác LB Nga sẽ chỉ gặp vấn đề nghiêm trọng khi EU đồng thời từ chối nhập khẩu dầu thô đường ống (45-50 triệu tấn/năm), khi đó, việc tìm kiếm tanker trở nên khó khăn khi cả EU lẫn LB Nga đều phải thuê tanker để tái cơ cấu chuỗi cung ứng/xuất khẩu dầu mỏ. Điều này gần như không thể xảy ra trong vòng 5 năm tới bởi ba nguyên nhân: thứ nhất, gần 15 nhà máy lọc dầu EU đang tiếp nhận trực tiếp dầu Urals từ đường ống Druzhba, không phải chịu bất cứ chi phí vận tải biển/bốc dỡ/vận chuyển đường bộ, đường sắt bổ sung nào nếu tiếp tục duy trì; thứ hai, thiết bị các nhà máy này được thiết kế để tinh chế dầu Urals; và cuối cùng, Rosneft sở hữu cổ phần chi phối tại nhiều nhà máy EU tổng cộng suất 37 triệu tấn/năm. LB Nga còn đang chuẩn bị lên kế hoạch xây mới bổ sung đường ống dẫn khí đốt/dầu thô vùng Siberia, cho phép chuẩn hướng xuất khẩu tài nguyên sang khu vực phía Nam và Trung Quốc, cũng như kết nối vùng Viễn Đông vào hệ thống năng lượng thống nhất. Hiện phần lớn các nhà máy lọc dầu LB Nga về địa lý đang hướng tới thị trường châu Âu.

Viễn Đông