Cần sớm luật hóa Nghị quyết 42 để giải bài toán xử lý nợ xấu ngân hàng

16:19 | 20/02/2022

240 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Ngày 19/2, Báo Lao Động phối hợp với Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) tổ chức Hội thảo “Cần Luật hoá Nghị quyết 42 để giải bài toán xử lý nợ xấu ngân hàng”.

Trước đó, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng đã mang lại những kết quả tích cực. Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế cho rằng, cần sớm hoàn thiện và luật hoá các quy định này để có được giá trị pháp lý cao hơn, góp phần tạo điều kiện cho việc xử lý nợ xấu giữa các cơ quan chức năng.

Cần sớm luật hóa Nghị quyết 42 để giải bài toán xử lý nợ xấu ngân hàng
Toàn cảnh hội thảo “Cần Luật hoá Nghị quyết 42 để giải bài toán xử lý nợ xấu ngân hàng”

Phát biểu khai mạc hội thảo, Tổng Biên tập Báo Lao Động Nguyễn Ngọc Hiển chia sẻ, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 bùng phát mạnh suốt 3 năm qua dẫn đến khả năng trả nợ của khách hàng vay suy giảm, nợ xấu của các tổ chức tín dụng có khả năng tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới. Trong 5 năm qua, ngành Ngân hàng đã xử lý nợ xấu theo Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020 theo Nghị quyết 42/2017 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu. Tuy nhiên, đến ngày 15/8/2022 tới đây, Nghị quyết này sẽ hết hiệu lực thi hành.

Tổng Biên tập Nguyễn Ngọc Hiển nhận định: "Nếu các khó khăn, vướng mắc trong khuôn khổ pháp lý liên quan đến xử lý nợ xấu chưa được tháo gỡ thì sẽ khó khơi thông được nguồn vốn của hệ thống ngân hàng, qua đó ảnh hưởng đến mức độ an toàn, lành mạnh của hệ thống ngân hàng và tăng trưởng GDP của nền kinh tế.

Bên cạnh đó, ngày 21/2 tới đây, Uỷ ban Kinh tế Quốc hội cũng sẽ tổ chức buổi làm việc với các tổ chức tín dụng xoay quanh tình hình xử lý nợ xấu. Từ thực trạng trên, mục tiêu của hội thảo là tạo diễn đàn trao đổi thông tin giữa Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng thương mại, chuyên gia, luật sư, Hiệp hội ngân hàng, phóng viên về tính cấp bách của việc luật hoá Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu, mở ra cánh cửa khơi thông nguồn vốn cho ngân hàng.

Cần sớm luật hóa Nghị quyết 42 để giải bài toán xử lý nợ xấu ngân hàng
Phó Tổng Giám đốc MB Trần Minh Đạt trình bày tham luận tại hội thảo

Phát biểu tại hội thảo, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội (MB) Trần Minh Đạt khẳng định, Nghị quyết 42 là chính sách rất đúng đắn của Quốc hội và Chính phủ. Từ khi Nghị quyết được thực hiện thì các tổ chức tín dụng được đa dạng trong việc xử lý nợ xấu. Qua đó, khách hàng cũng hợp tác hơn trong trả nợ, hạn chế những chủ tài sản chây ì.

Các khó khăn của ngành ngân hàng trong xử lý nợ xâu tồn tại trong nhiều năm cũng đã được hướng dẫn giải quyết. Thu được nợ thì cũng là kênh dẫn vốn mới, đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, việc triển khai Nghị quyết 42 được gần 2 năm thì Covid-19 lại xuất hiện, ông Trần Minh Đạt nhận định “đó là cái không may cho ngành ngân hàng. Covid-19 khiến bản chất của nợ xấu có sự thay đổi”.

Câu chuyện xử lý nợ của các ngân hàng trong bối cảnh đại dịch thực sự là rất khó, ảnh hưởng lớn đến chất lượng tín dụng và công tác xử lý nợ xấu. Để xử lý nợ xấu trong đại dịch, theo Phó Tổng Giám đốc MB Trần Minh Đạt bám sát chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, tập trung cho vay trong những lĩnh vực ưu tiên theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước. Chúng tôi cũng tập trung cho vay trong những lịch vực ít bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Ngoài ra, kiểm soát chặt chẽ, cơ cấu nợ cho những khách hàng đủ điều kiện theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước. Chúng tôi rất thận trọng trong cơ cấu nợ, xuất phát từ đánh giá kỹ lưỡng thực trạng của khách hàng. Chúng tôi cũng duy trì hiệu quả công tác thu hồi nợ xấu và duy trì tỉ lệ nợ xấu ở mức rất thấp.

Để nâng cao chất lượng tín dụng, Phó Tổng Giám đốc MB Trần Minh Đạt cho rằng, bản chất của nó không phải chỉ câu chuyện thu hồi nợ mà nó là quá trình xuyên suốt từ lựa chọn ngành nghề/lĩnh vực cho vay, lựa chọn doanh nghiệp tốt, quá trình giám sát/kiểm tra việc sử dụng vốn đúng mục đích. Khi mình đã lựa chọn tốt ngay từ đầu, nợ xấu sẽ ít phát sinh. Ngay cả khi chẳng may có rủi ro trong kinh doanh, nhưng khách hàng tốt, dùng vốn đúng mục đích thì cũng không bao giờ bị mất vốn hết, ông Trần Minh Đạt nhấn mạnh. Ngay cả trong đại dịch, tỉ lệ nợ xấu của MB chỉ 1%, đến cuối năm 2021 chỉ 0,68%. MB bám sát chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, thiết lập tỉ lệ cho vay trên tài sản đảm bảo rất chặt chẽ, chú trọng trích lập dự phòng rủi ro, phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro… Với các khách hàng khó khăn, MB cố gắng thỏa thuận, xử lý theo hướng hòa giải thì sẽ nhanh hơn.

Cần sớm luật hóa Nghị quyết 42 để giải bài toán xử lý nợ xấu ngân hàng
Phó Tổng Giám đốc BIDV Phan Thanh Hải

Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) Phan Thanh Hải cho biết, việc các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nghiên cứu, luật hóa Nghị quyết 42 để ban hành Luật Xử lý nợ xấu trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết.

Điều này sẽ giải quyết xung đột pháp luật; bổ sung cơ chế, chính sách pháp luật cần thiết. Bởi các quy định trong Nghị quyết 42 được điều chỉnh hoặc liên quan đến nhiều văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành khác, như: Bộ Luật dân sự, Luật Đất đai, Luật Đầu tư, Luật Quản lý thuế,… Trong đó, một số văn bản pháp luật được ban hành sau thời điểm NQ42 có hiệu lực.

Bên cạnh đó, cần đồng bộ hệ thống luật và các văn bản dưới luật về xử lý nợ xấu: Trong trường hợp Quốc hội xem xét, thông qua việc luật hóa Nghị quyết 42 thì sau khi Luật Xử lý nợ xấu được ban hành và triển khai áp dụng, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước cũng như các cơ quan chức năng có liên quan sẽ có cơ sở để tổng kết thực tiễn, nghiên cứu và đề xuất ban hành đồng bộ các Nghị định, Thông tư quy định, hướng dẫn cụ thể nhằm giải quyết các vấn đề, vướng mắc phát sinh xoay quanh việc xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

“Việc đồng bộ hệ thống luật và các văn bản dưới luật liên quan đến xử lý nợ xấu sẽ là tiền đề quan trọng để xây dựng hành lang pháp lý cần thiết, hình thành một môi trường kinh tế lành mạnh, hoạt động cấp tín dụng và xử lý nợ chuyên nghiệp, bài bản cho Việt Nam, góp phần nâng cao mức độ an toàn, lành mạnh của hệ thống ngân hàng Việt Nam”, ông Phan Thanh Hải nêu.

Cần sớm luật hóa Nghị quyết 42 để giải bài toán xử lý nợ xấu ngân hàng
TS. Cấn Văn Lực - thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính-tiền tệ quốc gia, chuyên gia kinh tế trưởng BIDV trình bày tham luận tại hội nghị

Trước bối cảnh Nghị quyết 42 sắp đến thời điểm hết hiệu lực, TS Cấn Văn Lực nhấn mạnh rằng có 6 lý do sau sẽ đáng để cân nhắc gia hạn thêm: Tác động, hiệu quả của Nghị quyết 42 là rất tích cực, rõ nét; còn một số vướng mắc chính khi thực hiện Nghị quyết 42 trong thời gian qua; nợ xấu là vấn đề liên tục, hiện hữu của ngành ngân hàng và có xu hướng gia tăng; Nghị quyết sẽ góp phần cải thiện, tăng hiệu lực, hiệu quả của thể chế, một trong 3 đột phá chiến lực; về trách nghiệm quốc tế, đây là lúc rà soát các quy định pháp luật về kinh doanh, quản lý và xử lý nợ xấu; và xử lý bất cập, tăng hiệu quả xử lý nợ xấu. Qua đó tăng nguồn lực và tiết giảm chi phí cho hệ thống tổ chức tín dụng, các bên liên quan và nền kinh tế.

Mặc dù tỉ lệ bao phủ nợ xấu của các tổ chức tín dụng đã được cải thiện rõ rệt, song rủi ro nợ xấu luôn tiềm ẩn. Trong khi đó, Nghị quyết 42 và Thông tư 14 sẽ hết hiệu lực trong vài tháng tới, khiến áp lực xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng kể từ quý 3/2022 là rất lớn.

TS Cấn Văn Lực nhấn mạnh rằng các giải pháp mạnh mẽ để xử lý triệt để nợ xấu, đặc biệt các giải pháp liên quan đến khung pháp lý, cần phải được đặc biệt chú trọng trong năm 2022 để nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu, tránh tình trạng nợ xấu cũ chưa được xử lý, nợ xấu mới gia tăng nhanh hơn nhằm tháo gỡ rủi ro tiềm tàng cho nền kinh tế. Qua đây, ông cho rằng Chính phủ nên xem xét đề xuất Quốc Hội sớm tổng kết Nghị quyết 42, tiến tới luật hóa Nghị quyết 42 trên cơ sở rà soát, hoàn thiện và hệ thống hóa các quy định pháp luật liên quan.

TS Cấn Văn Lực kiến nghị hướng luật hóa Nghị quyết 42 có thể được tiến hành theo 2 bước sau: Bước 1, gia hạn điều chỉnh, cập nhật phù hợp Nghị quyết 42 với thời gian gia hạn khoảng 3 năm để có thêm thời gian rà soát, chuẩn bị cho dự thảo luật, kịp thời tháo gỡ ngay những vướng mắc đã được chỉ ra. Bước 2, tiến hành xây dựng Luật xử lý nợ xấu theo hướng phù hợp với thị trường và thông lệ quốc tế hơn.

Cần sớm luật hóa Nghị quyết 42 để giải bài toán xử lý nợ xấu ngân hàng
Luật sư Trương Thanh Đức - Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên VIAC

Đồng quan điểm, Luật sư Trương Thanh Đức - Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên VIAC cho rằng, Nghị quyết số 42 đã sắp hết hiệu lực, thời hạn thực hiện chỉ còn 6 tháng (đến 15/8/2022). Nếu không được tiếp tục xử lý nợ xấu theo Nghị quyết này thì sẽ gây ra rất nhiều khó khăn cho ngành Ngân hàng, nhất là trong bối cảnh nợ xấu bùng phát sau hậu quả của đại dịch Covid-19.

Theo Luật sư Trương Thanh Đức cần hoàn thiện chính sách xử lý nợ xấu theo hướng quy định rõ ràng hơn, cụ thể hơn, hợp lý hơn, khả thi hơn và hợp lý nhất là nâng lên thành luật, để bảo đảm việc xử lý kịp thời, có hiệu quả nợ xấu nợ xấu của ngành ngân hàng nói riêng của và của cả nền kinh tế nói chung. Trường hợp không kịp ban hành hoặc không ban hành Luật, thì cần tiếp tục duy trì hiệu lực của Nghị quyết này. Cũng theo Luật sư Trương Thanh Đức, Luật Xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng cần được tiếp tục duy trì trong khoảng tối thiểu 5 - 10 năm nữa, cho đến khi nào tòa án thực sự bảo đảm được trên thực tế yêu cầu xử lý tài sản bảo đảm nói riêng, các vụ án đòi nợ nói chung một cách nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả.

Phú Văn

BIDV chủ động giảm thu 7.900 tỷ đồng hỗ trợ các khách hàng ảnh hưởng bởi Covid-19BIDV chủ động giảm thu 7.900 tỷ đồng hỗ trợ các khách hàng ảnh hưởng bởi Covid-19
“Thúc” xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ xấu“Thúc” xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ xấu
Lo rủi ro lạm phát, nợ xấu tăng, đại biểu nói cách Lo rủi ro lạm phát, nợ xấu tăng, đại biểu nói cách "tiếp máu" cứu kinh tế
Cẩn trọng với nợ xấu gia tăngCẩn trọng với nợ xấu gia tăng

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 82,600 ▲800K 84,800 ▲800K
AVPL/SJC HCM 82,600 ▲800K 84,800 ▲800K
AVPL/SJC ĐN 82,600 ▲800K 84,800 ▲800K
Nguyên liệu 9999 - HN 74,200 ▲950K 75,150 ▲950K
Nguyên liệu 999 - HN 74,100 ▲950K 75,050 ▲950K
AVPL/SJC Cần Thơ 82,600 ▲800K 84,800 ▲800K
Cập nhật: 26/04/2024 16:00
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 73.450 ▲450K 75.250 ▲450K
TPHCM - SJC 82.800 ▲500K 85.000 ▲700K
Hà Nội - PNJ 73.450 ▲450K 75.250 ▲450K
Hà Nội - SJC 82.800 ▲500K 85.000 ▲700K
Đà Nẵng - PNJ 73.450 ▲450K 75.250 ▲450K
Đà Nẵng - SJC 82.800 ▲500K 85.000 ▲700K
Miền Tây - PNJ 73.450 ▲450K 75.250 ▲450K
Miền Tây - SJC 83.000 ▲1000K 85.200 ▲900K
Giá vàng nữ trang - PNJ 73.450 ▲450K 75.250 ▲450K
Giá vàng nữ trang - SJC 82.800 ▲500K 85.000 ▲700K
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 73.450 ▲450K
Giá vàng nữ trang - SJC 82.800 ▲500K 85.000 ▲700K
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn PNJ (24K) 73.450 ▲450K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 24K 73.400 ▲500K 74.200 ▲500K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 18K 54.400 ▲370K 55.800 ▲370K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 14K 42.160 ▲290K 43.560 ▲290K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 10K 29.620 ▲210K 31.020 ▲210K
Cập nhật: 26/04/2024 16:00
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 7,365 ▲60K 7,570 ▲60K
Trang sức 99.9 7,355 ▲60K 7,560 ▲60K
NL 99.99 7,360 ▲60K
Nhẫn tròn k ép vỉ T.Bình 7,340 ▲60K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 7,430 ▲60K 7,600 ▲60K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 7,430 ▲60K 7,600 ▲60K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 7,430 ▲60K 7,600 ▲60K
Miếng SJC Thái Bình 8,300 ▲70K 8,510 ▲80K
Miếng SJC Nghệ An 8,300 ▲70K 8,510 ▲80K
Miếng SJC Hà Nội 8,300 ▲70K 8,510 ▲80K
Cập nhật: 26/04/2024 16:00
SJC Mua vào Bán ra
SJC 1L, 10L, 1KG 83,000 ▲1000K 85,200 ▲900K
SJC 5c 83,000 ▲1000K 85,220 ▲900K
SJC 2c, 1C, 5 phân 83,000 ▲1000K 85,230 ▲900K
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 73,700 ▲600K 75,400 ▲600K
Vàng nhẫn SJC 99,99 0.3 chỉ, 0.5 chỉ 73,700 ▲600K 75,500 ▲600K
Nữ Trang 99.99% 73,600 ▲700K 74,600 ▲600K
Nữ Trang 99% 71,861 ▲594K 73,861 ▲594K
Nữ Trang 68% 48,383 ▲408K 50,883 ▲408K
Nữ Trang 41.7% 28,761 ▲250K 31,261 ▲250K
Cập nhật: 26/04/2024 16:00

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 16,112.17 16,274.92 16,797.08
CAD 18,090.44 18,273.17 18,859.45
CHF 27,072.22 27,345.68 28,223.04
CNY 3,429.67 3,464.31 3,576.00
DKK - 3,579.44 3,716.52
EUR 26,496.28 26,763.92 27,949.19
GBP 30,880.63 31,192.55 32,193.34
HKD 3,156.04 3,187.92 3,290.20
INR - 303.48 315.61
JPY 157.98 159.58 167.21
KRW 15.95 17.72 19.33
KWD - 82,209.56 85,496.44
MYR - 5,249.99 5,364.51
NOK - 2,265.53 2,361.72
RUB - 261.73 289.74
SAR - 6,740.29 7,009.77
SEK - 2,281.68 2,378.56
SGD 18,179.62 18,363.26 18,952.42
THB 605.24 672.49 698.24
USD 25,118.00 25,148.00 25,458.00
Cập nhật: 26/04/2024 16:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Vietinbank
AUD 16,326 16,426 16,876
CAD 18,311 18,411 18,961
CHF 27,324 27,429 28,229
CNY - 3,456 3,566
DKK - 3,595 3,725
EUR #26,718 26,753 28,013
GBP 31,293 31,343 32,303
HKD 3,161 3,176 3,311
JPY 158.32 158.32 166.27
KRW 16.62 17.42 20.22
LAK - 0.89 1.25
NOK - 2,271 2,351
NZD 14,848 14,898 15,415
SEK - 2,281 2,391
SGD 18,174 18,274 19,004
THB 632.55 676.89 700.55
USD #25,125 25,125 25,458
Cập nhật: 26/04/2024 16:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,150.00 25,158.00 25,458.00
EUR 26,649.00 26,756.00 27,949.00
GBP 31,017.00 31,204.00 32,174.00
HKD 3,173.00 3,186.00 3,290.00
CHF 27,229.00 27,338.00 28,186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16,234.00 16,299.00 16,798.00
SGD 18,295.00 18,368.00 18,912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18,214.00 18,287.00 18,828.00
NZD 14,866.00 15,367.00
KRW 17.65 19.29
Cập nhật: 26/04/2024 16:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25130 25130 25450
AUD 16368 16418 16921
CAD 18357 18407 18862
CHF 27515 27565 28127
CNY 0 3460.6 0
CZK 0 1020 0
DKK 0 3540 0
EUR 26927 26977 27679
GBP 31415 31465 32130
HKD 0 3140 0
JPY 159.62 160.12 164.63
KHR 0 5.6713 0
KRW 0 17.6 0
LAK 0 1.0321 0
MYR 0 5445 0
NOK 0 2260 0
NZD 0 14889 0
PHP 0 385 0
SEK 0 2360 0
SGD 18414 18464 19017
THB 0 644.8 0
TWD 0 779 0
XAU 8270000 8270000 8430000
XBJ 6000000 6000000 6550000
Cập nhật: 26/04/2024 16:00