07:00 | 02/06/2020   13,763 lượt xem

Cần sự bứt phá trong khoa học - Công nghệ (Tiếp theo kỳ trước)

can su but pha trong khoa hoc cong nghe tiep theo ky truoc

Lai dắt chân đế giàn khoan trên vùng biển Vũng Tàu

Phát triển ngành thiết kế, xây lắp các công trình biển và dịch vụ dầu khí kỹ thuật cao như một lĩnh vực ứng dụng và phát triển công nghệ hiện đại của thế giới dựa trên kỹ thuật số, tự động hóa và xử lý thông tin tốc độ cao, trong lĩnh vực ứng dụng cơ khí chế tạo chính xác.

4. Thiết lập và triển khai công nghệ khoan sâu ổn định, qua những địa tầng có điều kiện địa chất phức tạp với dị thường nhiệt độ và áp suất cao, khoan có quỹ đạo nằm ngang, là những giải pháp công nghệ quan trọng hỗ trợ cho sự gia tăng trữ lượng và sản lượng, tăng hiệu quả thăm dò và khai thác dầu khí. Công trình thiết kế chi tiết và tổ chức lắp ráp giàn khoan tự nâng đến 90m nước, hay thiết kế và chế tạo giàn hỗ trợ khai thác vùng nước sâu TAD đến 200m; thiết kế, xây lắp, hạ thủy thành công chân đế giàn siêu trường siêu trọng nước sâu là những công trình đánh dấu trình độ phát triển công nghệ cơ khí chính xác của ngành Dầu khí Việt Nam. Công trình chế tạo giàn khoan tự nâng vinh dự được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về KHCN năm 2017.

5. Xây dựng và phát triển ngành chế biến dầu khí Việt Nam. Nhà máy Lọc dầu Dung Quất sau thời gian dài “thai nghén” cũng được xây dựng và đi vào hoạt động năm 2010, đánh dấu khâu cuối cùng trong chu trình hoàn chỉnh ngành công nghiệp dầu khí từ khâu tìm kiếm thăm dò khai thác đến vận chuyển, chế biến và dịch vụ kỹ thuật, phân phối sản phẩm, thực hiện chương trình xây dựng ngành công nghiệp dầu khí hoàn chỉnh theo tinh thần Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị. Việc vận hành an toàn, với công suất cao, ổn định, tổ chức nhiều đợt bảo dưỡng tổng thể toàn nhà máy an toàn, chất lượng, đánh dấu trình độ tiếp thu và phát triển ứng dụng công nghệ nhiều mặt của lực lượng KHCN trong lĩnh vực lọc, hóa dầu, điều khiển, tự động hóa, cơ khí chính xác, quản lý công nghiệp theo chuẩn quốc tế, đặc biệt tạo hiệu ứng chuỗi giá trị (value chain) kết nối từ khâu lựa chọn phương án nguyên liệu dầu thô, giải pháp hợp lý hóa dây chuyền công nghệ, phương án sản phẩm tạo giá trị gia tăng cao thích ứng với nhu cầu thị trường... Công trình mang lại hiệu quả, đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế đất nước. Sản lượng sản xuất lũy kế của BSR từ khi nhà máy đi vào hoạt động đến hết tháng 5-2017 khoảng 47 triệu tấn dầu với tổng doanh thu gần 40 tỉ USD. Lũy kế số tiền nộp ngân sách Nhà nước trên 7 tỉ USD, gấp đôi tổng mức đầu tư (3,2 tỉ USD).

can su but pha trong khoa hoc cong nghe tiep theo ky truoc

Trong lĩnh vực hóa dầu, hai nhà máy đạm Phú Mỹ và Cà Mau bảo đảm gần 80% nhu cầu về đạm, nghiên cứu sản xuất nhiều sản phẩm đa dạng về chủng loại và mục tiêu ứng dụng, tạo giá trị gia tăng, hiệu quả hơn, đáp ứng yêu cầu người tiêu dùng, bảo vệ môi trường ngày càng cao.

Với sự hoàn thành và đưa vào sử dụng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất và 2 nhà máy đạm có thể nói ngành Dầu khí Việt Nam đã hoàn thành các nhiệm vụ đề ra trong Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị định hướng cho việc xây dựng nền công nghiệp dầu khí hoàn chỉnh mang lại hiệu quả kinh tế - chính trị - xã hội như mong đợi.

Sau năm 2010 đến nay, nền công nghiệp dầu khí Việt Nam phát triển nhờ gặt hái kết quả và phát huy hiệu quả của các thành tựu đạt được trong giai đoạn phát triển lần thứ 3 của KHCN dầu khí.

Giai đoạn phát triển lần thứ IV và sự đổi mới sáng tạo về KHCN trước đòi hỏi của CMCN 4.0

Nền công nghiệp dầu khí Việt Nam cần bước bứt phá tiếp theo về KHCN nếu không phải chịu sự tụt hậu không tránh khỏi. Hoạt động sản xuất kinh doanh của Petrovietnam hiện phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do sự biến động khó dự báo của giá dầu thô theo chiều hướng xấu tác động tiêu cực đến ngành công nghiệp dầu khí và khó có thể sớm tìm được sự cân bằng giữa các nước lớn xuất dầu; các mỏ dầu khí truyền thống sau thời gian dài khai thác đã suy giảm về trữ lượng và sản lượng, cần phải đầu tư tận khai thác và triển khai thăm dò khai thác ra các vùng biển sâu, xa bờ của thềm lục địa với công nghệ hiện đại; giá thành thăm dò, khai thác 1 tấn dầu khí ngày càng cao, rủi ro lớn, nhưng đòi hỏi phải duy trì sự phát triển bền vững khi tiềm lực còn yếu, thiếu sức cạnh tranh, bất ổn về an ninh, chính trị ở Biển Đông.

Trong lĩnh vực chế biến sâu, đâu sẽ là định hướng cho sự phát triển có khả năng tạo các sản phẩm từ nguyên liệu dầu khí có giá trị gia tăng cao, bảo đảm yêu cầu khí thải nhà kính, hàm lượng công nghệ có sức cạnh tranh khu vực, theo nền kinh tế tuần hoàn (circular economy) mang thương hiệu Petrovietnam, xây dựng thị trường phân phối và tiêu thụ cạnh tranh, bền vững?

can su but pha trong khoa hoc cong nghe tiep theo ky truoc

Trong lĩnh vực dịch vụ kỹ thuật - công nghệ với sự cạnh tranh quốc tế khốc liệt, luôn chịu áp lực của sự bảo hộ nội địa, phải phát triển sao để không bị tụt hậu, giá cả dịch vụ cạnh tranh luôn đáp ứng được trình độ công nghệ hiện đại, sớm tận dụng được các thành quả của CMCN 4.0 và chuẩn bị để phát triển khai thác các mỏ dầu khí vùng nước sâu và xa bờ?

Ngành Dầu khí Việt Nam lại đang phải đối mặt với sự đứt đoạn của chuỗi công nghiệp dầu khí, thiếu sự liên thông hữu cơ từ sản xuất đến phân phối, giảm hiệu quả tích hợp của toàn ngành.

Ngày 23-7-2015, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 41-NQ/TW về việc định hướng Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến 2035. Nghị quyết 41 của Bộ Chính trị tiếp tục mở ra không gian mới cần thiết tạo bứt phá cho sự phát triển của ngành Dầu khí Việt Nam không những để vượt qua khủng hoảng hiện nay, mà còn phải tiếp tục đảm nhận vai trò chủ lực của khu vực kinh tế Nhà nước trong thời gian 20-25 năm tới, đặc biệt trước đòi hỏi của CMCN 4.0 về chất lượng, sáng tạo và năng lực trí tuệ.

can su but pha trong khoa hoc cong nghe tiep theo ky truoc

Một trong các đòn bẩy quan trọng để ngành Dầu khí Việt Nam vượt qua cuộc khủng hoảng dầu mỏ hiện nay và tiếp tục phát triển ổn định bền vững, đó là sự bứt phá về KHCN và tạo hiệu ứng của cuộc CMCN 4.0 trong công nghiệp dầu khí Việt Nam.

Có những câu hỏi đặt ra:

  • Đâu là khâu bứt phá về KHCN trong ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam hiện nay - mục tiêu, đối tượng và giải pháp?
  • Làm thế nào để tạo hiệu ứng CMCN 4.0 trong công nghiệp dầu khí Việt Nam?
  • Để trả lời câu hỏi “đâu là khâu bứt phá về KHCN?”, cần nghiên cứu cấu trúc hiện nay của Petrovietnam liên quan đến các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh.

Có 5 lĩnh vực được xác định là cốt lõi của Petrovietnam: Tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu, khí; công nghiệp khí, chủ yếu là vận chuyển, xử lý, tồn trữ, phân phối khí và các sản phẩm khí; chế biến dầu khí, gồm lọc dầu và hóa dầu từ dầu mỏ và khí thiên nhiên, tồn trữ, phân phối các sản phẩm lọc dầu và hóa dầu; dịch vụ kỹ thuật công nghệ cao gồm các ngành địa vật lý ứng dụng, khoan sâu, dịch vụ tàu thuyền chuyên dụng, thiết kế chế tạo và xây lắp các công trình biển...; công nghiệp điện, chủ yếu điện khí.

Nhưng nếu dựa trên các yếu tố đối tượng khai thác, hình thức quản lý và cơ chế hạch toán thì có thể phân thành 3 lĩnh vực/phạm vi hoạt động chủ yếu: Lĩnh vực đánh giá tiềm năng và tổ chức khai thác hiệu quả, tối ưu tài nguyên dầu khí; lĩnh vực công nghiệp, chủ yếu là công nghiệp chế biến sâu, sản xuất các sản phẩm từ tài nguyên dầu khí để có giá trị gia tăng và tổ chức phân phối; lĩnh vực dịch vụ kỹ thuật công nghệ và cơ khí chế tạo trong công nghiệp dầu khí, thực chất là lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ cho ngành Dầu khí.

Các lĩnh vực có tác động tương hỗ với nhau, sản phẩm đầu ra của lĩnh vực này sẽ là nguyên liệu đầu vào của lĩnh vực kia, sự tăng tốc phát triển của một lĩnh vực sẽ là động lực phát triển cho toàn ngành. Cần phân tích sâu một chút về 3 lĩnh vực/phạm vi hoạt động chủ yếu này của Petrovietnam.

1. Lĩnh vực đánh giá tiềm năng và tổ chức khai thác tài nguyên dầu khí

Có nhiều vấn đề cần phải làm rõ:

  • Tương lai của ngành công nghiệp dầu khí?
  • Sau hơn 30 năm khai thác dầu khí, Dầu khí Việt Nam đã qua giai đoạn sản lượng trần “peak oil” và có phải đang ở giai đoạn suy giảm cạn kiệt? Giữa dầu và khí thì tài nguyên nào sẽ kết thúc sớm hơn?
  • Sau dầu - khí dạng tài nguyên, năng lượng nào ngành Dầu khí cần hướng tới từ bây giờ?
  • Giải pháp kinh tế - kỹ thuật nào để duy trì “vai trò chủ lực của nền kinh tế” lâu dài, tầm nhìn 2050, dựa trên tài nguyên dầu khí?

Phải khẳng định rằng, tài nguyên dầu và khí, tổ chức thăm dò và khai thác các mỏ dầu khí hiệu quả, giá thành cạnh tranh, sản lượng ổn định vẫn là mục tiêu quan trọng chi phối mọi hoạt động của Petrovietnam trong kế hoạch trung và dài hạn, ít ra cũng đến giữa thế kỷ XXI. Tiềm năng và trữ lượng dầu khí đủ bảo đảm cho sự phát triển ổn định ngành Dầu khí, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế đất nước. Dầu khí là năng lượng chưa thể thay thế được trong thế kỷ XXI.

can su but pha trong khoa hoc cong nghe tiep theo ky truoc

Vì thế, có nhiều vấn đề đáng quan tâm.

Thứ nhất là bảo đảm sự gia tăng trữ lượng và sản lượng khai thác ổn định. Vùng biển gần bờ, chiều sâu nước đến 200m sau hơn 30 năm khai thác bằng các giải pháp kỹ thuật truyền thống, hiện đã qua giai đoạn sản lượng trần “peak oil” với trên 600 triệu tấn dầu quy đổi. Mục tiêu sắp tới là đầu tư tận khai thác ở vùng biển đến 200m nước và phát triển công nghệ kỹ thuật thăm dò khai thác ở vùng biển xa bờ, nước sâu trên 500m đến 2.000m, vùng chuyển tiếp sườn lục địa, với các bẫy phổ biến là phi truyền thống và hỗn hợp truyền thống với phi truyền thống, xây dựng cơ sở dữ liệu (data base) đặc biệt về các yếu tố chi phối hiệu quả và sự thành công trong thăm dò và phát triển mỏ, tăng tỷ lệ các giếng khoan thành công (hệ số thành công - POS), phát triển tự động hóa, điều khiển, hệ robot, kỹ thuật số hóa “digitization”.

Thứ hai là khai thác hiệu quả tài nguyên. Sau hơn 30 năm khai thác với công nghệ truyền thống, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã gặt hái những thành công đáng khích lệ. Nhưng thực tiễn hiện nay cho thấy cần phải nhanh chóng đổi mới công nghệ theo hướng tăng hiệu quả khai thác và sử dụng tài nguyên dầu khí. Dư địa vẫn còn cho sự tận thu dầu, khí từ các mỏ đang hoạt động, cũng như mở rộng khai thác sang các hình thái tầng chứa mới.

Đối với dầu, cần nâng hệ số thu hồi dầu với các hóa phẩm thông minh để ngăn cách các vỉa nước có hệ số bão hòa không đồng nhất trong các tầng chứa đa vỉa, nghiên cứu phát triển các chất hóa sinh giảm sức căng bề mặt và độ bám dính của dầu, tăng hệ số quét và đẩy dầu khỏi môi trường rỗng của đá chứa....

Đối với khí, cần nâng hiệu quả sử dụng tài nguyên bằng các giải pháp KHKT tăng khả năng sử dụng khí có hàm lượng CO2 cao, biến khối lượng khổng lồ CO2 sau khi xử lý từ các mỏ khí thành các sản phẩm có giá trị kinh tế và giải quyết bài toán môi trường. Chế biến sâu khí, tăng tỷ phần làm nguyên liệu tạo sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn. Nhu cầu khí ngày càng tăng, sử dụng cho ngành năng lượng sạch, đồng thời cũng cần một tỷ phần thích đáng sử dụng làm nguồn nguyên liệu cho hóa dầu không thể thiếu trong nhu cầu dân sinh.

Chúng ta phải nghiên cứu phát triển công nghệ tận thăm dò khai thác các mỏ nhỏ, vệ tinh, các bẫy phi truyền thống hiệu quả, hệ số thành công cao, tiết kiệm chi phí, giảm giá thành khoan và đầu tư xây dựng mỏ, biến kinh nghiệm gần 50 năm thăm dò khai thác dầu khí thành trí tuệ và trí tuệ thành giá trị mới, hiệu quả cao hơn. Cần xây dựng chương trình tổng thể nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, chuẩn bị tiềm lực để thăm dò và phát triển mỏ vùng biển nước sâu và xa bờ, vùng sườn lục địa.

can su but pha trong khoa hoc cong nghe tiep theo ky truoc

(Xem tiếp kỳ sau)

Ngô Thường San - Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam

Trình bày: Quang Huy