Căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc có thể thay đổi thị trường năng lượng toàn cầu

17:15 | 03/08/2020

|
(PetroTimes) - Chuyên gia Tsvetana Paraskova của OilPrice đã có những nhận định về tác động của sự gia tăng căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc lên thị trường dầu khí toàn cầu.    
cang thang gia tang giua my va trung quoc co the thay doi thi truong nang luong toan cauCNPC của Trung Quốc tiếp tục mở rộng địa bàn Trung Đông
cang thang gia tang giua my va trung quoc co the thay doi thi truong nang luong toan cauCác công ty dầu khí lớn công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2020 (Phần II)
cang thang gia tang giua my va trung quoc co the thay doi thi truong nang luong toan cau

Sự rạn nứt ngày càng lớn giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc đã được các nhà phân tích và quan sát thị trường đặt tên là "Chiến tranh lạnh" để mô tả hai cường quốc toàn cầu này có thể đi xa đến mức nào trong cuộc tranh chấp ngày càng gay gắt của họ. Nhà phân tích thị trường của Reuters John Kemp cho biết, một bức màn sắt mới được dựng lên trong quan hệ Mỹ - Trung Quốc đang tiếp tục làm xói mòn quan hệ kinh tế và thương mại đan xen giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới này.

Tuy nhiên quan hệ kinh tế, thương mại Mỹ - Trung không dễ dàng bị đứt gãy, thậm chí là không thể khi xem xét từ góc độ các chuỗi cung ứng toàn cầu đan xen, bao gồm cả trong các thị trường năng lượng. Bất chấp các chính sách cô lập của chính quyền Mỹ và cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, thương mại năng lượng vẫn trở nên toàn cầu hóa và Trung Quốc đóng vai trò rất lớn trong các dòng năng lượng, bao gồm cả việc mua dầu thô và khí hóa lỏng (LNG) của Mỹ.

Không thể phủ nhận Trung Quốc là một siêu cường năng lượng trong thị trường năng lượng và là nhà nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, sự phụ thuộc ngày càng tăng của nước này vào nhập khẩu dầu và khí thiên nhiên đã khiến các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc nhấn mạnh trong chiến lược tăng cường an ninh năng lượng chính sách khuyến khích sản xuất dầu khí và than trong nước cũng như tìm kiếm liên minh ở nước ngoài để đảm bảo nhu cầu năng lượng.

Dù Chiến tranh lạnh 2.0 có xảy ra hay không thì Trung Quốc được sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến dòng năng lượng toàn cầu. Câu chuyện về chiến tranh lạnh gần đây được giới truyền thông nhắc đến nhiều, nhất là sau khi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố trong một bài phát biểu rằng: “Nếu nước Mỹ trùng gối bây giờ, trẻ em Mỹ có thể phải chịu sự thương xót của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Hành động của thế lực Đảng cộng sản Trung Quốc chính là thử thách trong thế giới tự do ngày nay”. Ông Pompeo cũng nhấn mạnh, nước Mỹ không thể đối mặt với thử thách này một mình. Liên hợp quốc, NATO, các nước G7, G20 kết hợp với sức mạnh kinh tế, ngoại giao và quân sự của Mỹ chắc chắn sẽ đối chọi được với thách thức này nếu nước Mỹ có những động thái rõ ràng và sự quyết đoán mạnh mẽ. Đã đến lúc cần thành lập một nhóm các quốc gia cùng chí hướng hay một liên minh mới của các nền dân chủ.

Đáp trả các tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Wang Wenbin tuyên bố rằng: những tuyên bố vô căn cứ và xuyên tạc của Pompeo chứa đầy định kiến về tư tưởng và tư duy chiến tranh lạnh. Đây là một sự dối trá chính trị mà các nhà chính trị cấp cao của Mỹ bày vẽ ra để nhắm vào Trung Quốc. Trung Quốc bày tỏ sự phẫn nộ và phản đối mạnh mẽ.

cang thang gia tang giua my va trung quoc co the thay doi thi truong nang luong toan cau
Nhân viên an ninh Trung Quốc bên ngoài Đại sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh. Nguồn: Reuters.

Việc đóng của các tổng lãnh sự nhằm đáp trả qua lại ở Houston và Thành Đô tuần trước cũng góp phần gia tăng căng thẳng và "đổ thêm dầu vào" nguy cơ chiến tranh lạnh giữa hai bên. Cựu giám đốc Cơ quan tình báo quốc gia Mỹ Dan Coats (trong giai đoạn 2017-2019) cho biết, quan hệ kinh tế và chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc xấu đi không thể coi là sự lặp lại của Chiến tranh lạnh giữa Liên Xô và Mỹ vì có nhiều điểm khác nhau trong quan hệ quốc tế ngày nay so với thời điểm Bức tường Berlin sụp đổ cách đây 30 năm.

Theo ông Dan Coats, trong chiến tranh lạnh trước đây, Liên Xô không phải là đối tác thương mại lớn của Mỹ, không phải chủ nợ chính của Mỹ và không có liên kết chặt chẽ trong chuỗi cung ứng quan trọng đối với nền kinh tế Mỹ và thế giới. Chính vì thế, Mỹ phải giải quyết các vấn đề của mình với Trung Quốc theo cách mạch lạc và có tầm nhìn dài hạn. Tâm lý chiến tranh lạnh sẽ chỉ làm trầm trọng thêm các tranh chấp. Ông Dan Coats nhấn mạnh, các biện pháp tự phát và dường như không có mối liên hệ nào như đóng cửa tổng lãnh sự quán, áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với một số quan chức, áp thuế hoặc xử phạt các công ty riêng lẻ sẽ chỉ làm vấn đề ngày càng phức tạp hơn và cản trở những nỗ lực quản lý xung đột, căng thẳng.

Do tầm quan trọng của Trung Quốc trong chuỗi cung ứng và thương mại toàn cầu, bao gồm vai trò to lớn của nước này trong thương mại và dòng chảy năng lượng, một bộ phận mới của thế giới và các liên minh dân chủ chống cộng sản sẽ không hỗ trợ thị trường năng lượng, nhất là khi kinh tế thế giới bị thiệt hại nặng nề với triển vọng phục hồi khá mong manh bởi đại dịch Covid-19.

Theo các chuyên gia của Trung tâm chính sách năng lượng toàn cầu, Đại học Columbia (Mỹ), Chiến tranh lạnh 2.0 có xảy ra hay không thì Trung Quốc và nhu cầu, lựa chọn năng lượng của nước này sẽ tiếp tục định hình thị trường năng lượng trong tương lai gần.

Trung Quốc là một siêu cường trên thế giới, thể hiện những đặc điểm của cả nền kinh tế đang phát triển. Cần lưu ý rằng nhập khẩu năng lượng của Trung Quốc tăng cũng sẽ gia tăng ảnh hưởng của quốc gia này đối với thương mại và các nhà cung cấp năng lượng. Điều gì xảy ra đối với nhu cầu năng lượng của Trung Quốc sẽ lan tỏa ra toàn thị trường năng lượng toàn cầu.

Phạm TT