Châu Âu tiếp tục ngăn chặn việc xuất khẩu vắc-xin Covid-19

13:21 | 02/10/2021

742 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Trong khi nhiều quốc gia trên thế giới còn đang thiếu vắc-xin Covid-19 trầm trọng, nhất là ở các nước nghèo, và Tổ chức Ân xá quốc tế cáo buộc các hãng dược bỏ mặc các nước nghèo… Ủy Ban Châu Âu thông báo gia hạn cơ chế kiểm soát xuất khẩu các loại vắc-xin ngừa Covid-19 sản xuất trong khối Liên minh Châu Âu đến cuối tháng 12/2021 nhằm bảo đảm nguồn dự trữ cho khối 27 nước thành viên.
Châu Âu tiếp tục ngăn chặn việc xuất khẩu vắc-xin Covid-19

Trong thông cáo, Ủy Ban Châu Âu giải thích tuy các chiến dịch tiêm ngừa đã được tăng tốc trong nhiều tháng qua, và vẫn đang tiếp diễn, nhưng nhiều yếu tố bất định vẫn tồn tại, nhất là trước sự xuất hiện của nhiều chủng biến thể mới. Do vậy, Ủy Ban Châu Âu cho rằng việc duy trì sự minh bạch là cần thiết, và cơ chế kiểm soát, có hiệu lực đến cuối tháng 9, sẽ được gia hạn đến hết ngày 31/12/2021.

Ủy Ban Châu Âu khẳng định chưa dự kiến gia hạn tiếp sau thời hạn trên. Tuy nhiên, định chế này cho biết sẽ nghiên cứu thành lập một cơ chế giám sát mới, cung cấp các thông tin cập nhật về các chương trình xuất khẩu một khi cơ chế kiểm soát này hết hiệu lực vào cuối năm 2021.

Trên nguyên tắc, cơ chế kiểm soát này, được thiết lập hồi cuối tháng Giêng năm nay, bắt buộc một hãng dược trước khi xuất khẩu các loại vắc-xin đều phải được sự chấp thuận của nước thành viên sở tại, trước khi được sự đồng ý của Ủy Ban Châu Âu.

Dù vậy, cơ chế này cũng không hạn chế 27 nước thành viên thông qua hơn 2.600 đơn xin xuất khẩu trong khoảng thời gian cuối tháng 1 đến ngày 28/9/2021. AFP cho biết, tổng cộng có hơn 738 triệu liều vắc-xin đã được xuất khẩu đến 56 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong giai đoạn này, một yêu cầu duy nhất bị bác là từ AstraZeneca gửi sang Úc. Điều này được cho là Úc có tỷ lệ tiêm phòng cao hơn hoặc tỷ lệ nhiễm virus thấp hơn châu Âu.

Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) cảnh báo sẽ là quá ảo tưởng khi nghĩ rằng nhân loại sẽ thoát khỏi virus corona từ đây đến cuối năm 2021. Tổng giám đốc WHO, Tedros Adhamon Ghebreyesus, muốn rằng việc tiêm ngừa cho các nhân viên y tế phải được bắt đầu ở mỗi nước trong 100 ngày đầu tiên của năm 2021. Tuy nhiên, lãnh đạo WHO cũng lấy làm tiếc rằng một số nước giàu đã bắt đầu chiến dịch tiêm ngừa sớm hơn những nước chậm phát triển tới 3 tháng. Ông còn chỉ trích một số nước ưu tiên tiêm ngừa cho thanh niên trai tráng, những người có sức khỏe tốt và ít có nguy cơ mắc bệnh, thay vì tiêm phòng cho nhân viên y tế và những người lớn tuổi.

Đầu tháng 9, nhóm chuyên gia độc lập (Independent Expert Panel) của Tổ chức Y tế thế giới (WHO ) một lần nữa kêu gọi các nước giàu khẩn trương cung cấp 900 triệu liều vắc-xin đã hứa, trong chương trình chia sẻ vắc-xin COVAX của Liên Hiệp Quốc, do WHO điều phối.

Một tỉ liều vắc-xin cho các nước đang phát triển trước hạn chót ngày 1-9: Đây là yêu cầu được đưa ra trong báo cáo hồi tháng 5 vừa qua của Nhóm chuyên gia độc lập mà Tổ chức Y tế Thế giới giao phó trách nhiệm đưa ra các khuyến cáo về chính sách chung đối phó với dịch. Hiện tại, mục tiêu này còn rất xa. Chỉ có chưa đầy 100 triệu liều được cấp theo chương trình chia sẻ vắc-xin COVAX. Hai đồng chủ tịch Nhóm chuyên gia, cựu tổng thống Liberia, bà Ellen Johnson Sirleaf, và cựu thủ tướng New Zealand, bà Helen Clarke, đã kêu gọi các nước giàu thực thi trách nhiệm của họ.

Chính các nước giàu đã hứa hẹn hàng tỷ liều vắc-xin cho chương trình COVAX. Cũng chính họ đã chi tiền để duy trì cơ chế chia sẻ vắc-xin của Tổ Chức Y Tế Thế Giới. Nhưng ngoài chuyện những lời hứa và các tấm ngân phiếu không phải lúc nào cũng đến đúng lúc, các nước giàu vẫn là những nước lũng đoạn, độc chiếm phần lớn vắc-xin đang có sẵn. Các nước giàu đã đặt mua đến hơn gấp hai lần nhu cầu cần thiết để bảo vệ cư dân nước mình, mà không cung cấp phần cơ bản trong số 600 triệu liều mà họ đã hứa cho các nước nghèo nhất. Riêng về phần Mỹ, Washington bảo đảm đã cung cấp 100 triệu liều vắc-xin, và sẵn sàng cung cấp thêm 500 triệu liều vắc-xin Pfizer nữa. Thậm chí, Vương quốc Anh đã đặt mua từ Pfizer 35 triệu liều bổ sung, và sẽ được giao hàng vào… nửa cuối năm 2022!

Tin mới nhất về tình hình Covid-19 trên thế giới - ngày 2/10Tin mới nhất về tình hình Covid-19 trên thế giới - ngày 2/10
Tin mới nhất về tình hình Covid-19 trên thế giới - ngày 1/10Tin mới nhất về tình hình Covid-19 trên thế giới - ngày 1/10

Nh.Thạch

AFP

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc