Cơ hội nào cho dệt may với EVFTA?

13:21 | 23/11/2020

991 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Dệt may là một trong những ngành được đánh giá sẽ hưởng lợi nhiều từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA), nhưng để được hưởng mức thuế suất ưu đãi, ngành này sẽ phải vượt qua nhiều thách thức, trong đó, thách thức lớn nhất vẫn là chưa đủ chuỗi giá trị.

Sản xuất nguyên liệu sẽ gia tăng mạnh?

Năm 2019, kim ngạch xuất khẩu của dệt may Việt Nam đạt hơn 39 tỷ USD nhưng nhập khẩu nguyên phụ liệu chiếm tới 22,36 tỷ USD. Điều này cho thấy dệt may Việt Nam hiện phụ thuộc rất lớn vào nguồn cung nguyên liệu từ nước ngoài, phản ánh sự mất cân đối trong chuỗi toàn cầu khi chúng ta mới tham gia công đoạn cắt may thuê là chính. Nguyên nhân lớn nhất được xác định là do doanh nghiệp “ngại đầu tư” các trang thiết bị hiện đại, chiếm nguồn vốn lớn, hiệu quả hoạt động không cao.

xuat-khau-det-may-viet-nam-duoc-mua-khi-dung-thu-3-the-gioi
Xuất khẩu dệt may Việt Nam đứng thứ 3 thế giới nhưng giá trị thực tế vẫn rất thấp.

Do đó, quy tắc xuất xứ từ vải sẽ khiến ngành dệt may Việt Nam khó được hưởng lợi từ hiệp định này. Bởi thực tế, ngành dệt may hiện chưa chủ động được nguồn vải đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu vào EU. Theo nguyên tắc cộng gộp trong EVFTA cho phép doanh nghiệp Việt Nam sử dụng vải của Hàn Quốc hoặc một nước thứ 3 mà hai bên cùng ký Hiệp định Thương mại tự do. Tuy nhiên, vải từ Hàn Quốc, Nhật Bản… có giá thành cao và chủng loại nguyên liệu không phong phú khiến doanh nghiệp Việt Nam khó đạt lợi nhuận cao, chi phí xuất nhập khẩu gia tăng nên ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Hiện nay, hơn 60% vải nhập khẩu vào Việt Nam là từ Trung Quốc và Đài Loan, có giá thấp hơn nhiều so với vải nhập khẩu từ Hàn Quốc. Theo tính toán của các nhà sản xuất hàng may mặc trong nước, nếu chuyển sang sử dụng nguồn vải của Hàn Quốc sẽ không đạt hiệu quả kinh tế ngay cả khi được hưởng mức thuế suất 0% từ EVFTA.

Tìm hiểu sâu hơn về nguyên liệu ngành dệt may cho thấy khả năng sản xuất trong nước mới chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu về sợi các loại. Chủ yếu phải nhập khẩu nguyên liệu từ bông, tơ đến 70% để gia công kéo sợi.

Theo ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), quy tắc xuất xứ "từ vải trở đi" của Hiệp định EVFTA vẫn là thách thức trong ngắn hạn đối với ngành dệt may Việt Nam. Bên cạnh đó, tình trạng ngành dệt may chưa chủ động được nguồn cung nguyên liệu vải còn có lý do từ một số địa phương không tiếp nhận dự án dệt nhuộm vì lo ngại ảnh hưởng đến môi trường.

Bởi vậy, có thể nhìn nhận rằng, chỉ còn chưa đầy một năm nữa thì thuế xuất vào thị trường châu Âu đối với mặt hàng dệt may có hiệu lực thì doanh nghiệp Việt Nam rất khó để nắm bắt được lợi thế này như một cơ hội chuyển mình.

Cầu đầu tư chiều sâu cho dệt nhuộm

Ngoài việc hưởng lợi thế về thuế suất, Hiệp định EVFTA còn hứa hẹn mang lại cho doanh nghiệp dệt may Việt Nam cơ hội nhập khẩu máy móc chất lượng cao, tiếp cận nguồn nguyên liệu đạt chuẩn tại EU… Thông tin mới nhất từ Bộ Công Thương dự báo kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường EU sẽ tăng nhanh với mức khoảng 67% đến năm 2025 so với kịch bản không có Hiệp định EVFTA.

Cơ hội nào cho dệt may với EVFTA?
Việt Nam chưa có một khu công nghiệp nhuộm đạt tiêu chuẩn châu Âu.

Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam Vũ Đức Giang cũng cho rằng, những FTA thế hệ mới như CPTPP, EVFTA là một con đường tương đối sáng cho Việt Nam nhưng chúng ta chỉ có thể tận dụng tốt các cơ hội khi Chính phủ quyết liệt chỉ đạo bởi các FTA thế hệ mới này quy định rất khắt khe về nguyên liệu và quy trình sản xuất. Trong khi đó, nhiều danh nghiệp dệt may vẫn chưa minh bạch được vấn đề về vùng nguyên liệu.

Để giải quyết vấn đề này nhằm tối đa hóa lợi ích thu được từ EVFTA, Việt Nam cần chú trọng phát triển ngành công nghiệp dệt, nhuộm và công nghiệp phụ trợ ngành dệt may để nâng dần tỷ lệ số lượng vải sản xuất trong nước thay thế vải nhập khẩu từ các nước ngoài hiệp định. Nói nôm na rằng dệt may Việt Nam cần được hoạch định một chiến lược rõ ràng, có sự hỗ trợ mạnh từ phía Chính phủ, các địa phương trên cả nước hòng nhanh chóng xây dựng một chuỗi giá trị hoàn chỉnh từ nguyên liệu - sợi - dệt - nhuộm- cắt may và sản phẩm.

Theo đó, cần có cơ chế, chính sách ưu đãi thông thoáng để tạo sức hút cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước, tham gia triển khai xây dựng các dự án đầu tư vào dệt, nhuộm - khâu yếu nhất trong quy trình khép kín nêu trên. Trong đó, đặc biệt chú trọng về điều kiện sản xuất đảm bảo được về yêu cầu vệ sinh môi trường, trách nhiệm xã hội như xử lý nước thải tập trung, công nghệ nhuộm tiên tiến...

Tìm hiểu về công nghệ nhuộm vải, thông tin từ một lãnh đạo của Công ty CP Xơ sợi Việt Nam (VNPoly) cho biết, hiện nay không có một doanh nghiệp nhuộm nào tại Việt Nam có đủ khả năng nhuộm vải đạt tiêu chuẩn cao nhất theo yêu cầu của Nike hay Target. Trong suốt 2 năm qua, VNPoly đã nỗ lực chuẩn bị rất nhiều để nâng cao chất lượng sợi DTY theo tiêu chuẩn cao nhất của các hãng thời trang hàng đầu thế giới. Với sự hợp tác chặt chẽ và hỗ trợ của đối tác Shinkong, VNPoly đã vượt qua được đợt đánh giá chất lượng sợi và được Nike, Target chấp nhận là nhà cung cấp sợi cho các hãng này. Trong đó, đặc biệt khó là tiêu chuẩn về khả năng bắt màu (công nghệ nhuộm).

Có thể thấy rằng, mặc dù còn nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhưng để nắm bắt được lợi ích từ Hiệp định EVFTA, không chỉ cần doanh nghiệp dệt may Việt Nam sẵn sàng tâm thế chuyển mình vươn lên mà cần nhất là phải có khu công nghiệp dệt nhuộm trọng điểm, hiện đại, quy mô đủ lớn để đáp ứng được các yêu cầu cao nhất của các hãng thời trang thế giới cũng như trong nước về khâu yếu nhất trong chuỗi giá trị dệt may nước ta là dệt, nhuộm.

Tính chung 10 tháng năm 2020, vải dệt từ sợi tự nhiên ước đạt 548,8 triệu m2, tăng 4,7%; sản xuất vải dệt từ sợi tổng hợp và sợi nhân tạo ước đạt 782,7 triệu m2, giảm 10,6%; quần áo mặc thường ước đạt 3.639,2 triệu cái, giảm 6,1% so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc 10 tháng ước đạt 24,76 tỷ USD, giảm 9,3% so với cùng kỳ.

Tùng Dương

Công nghiệp chế biến chế tạo 10 tháng: Dệt may vẫn khó, da giày khởi sắc

Công nghiệp chế biến chế tạo 10 tháng: Dệt may vẫn khó, da giày khởi sắc

Sản xuất nhóm ngành chế biến chế tạo tiếp tục là điểm sáng dẫn dắt tăng trưởng của toàn ngành công nghiệp. Ngoại trừ dệt may vẫn gặp nhiều khó khăn, các ngành còn lại như da giày, đồ uống, ô tô, thép… đã có nhiều khởi sắc.

Hơn 100 nhà nhập khẩu Nigeria háo hức giao thương về thời trang với Việt Nam

Hơn 100 nhà nhập khẩu Nigeria háo hức giao thương về thời trang với Việt Nam

Đến nay, đã có hơn 100 nhà nhập khẩu của Nigeria đăng ký tham gia Hội nghị giao thương trực tuyến sản phẩm thời trang Việt Nam – Nigeria 2020 do Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), Thương vụ Việt Nam tại Nigeria phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Lagos (Nigeria) tổ chức.

Doanh nghiệp dệt may “chuyển mình” theo xu thế tiêu dùng

Doanh nghiệp dệt may “chuyển mình” theo xu thế tiêu dùng

Xu hướng số hóa đang thực sự thúc đẩy các doanh nghiệp “chuyển mình”. Đối với doanh nghiệp dệt may, con đường này còn lắm gian nan nhưng vẫn là “bắt buộc” nếu không muốn mất đi cơ hội để phát triển, bắt kịp sự thay đổi về nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng.

VNPOLY - Dựng xây chữ tín với khách hàng Việt

VNPOLY - Dựng xây chữ tín với khách hàng Việt

Không chỉ là nhà sản xuất nguyên liệu cho ngành dệt may Việt Nam, Công ty Cổ phần Hóa dầu và Xơ sợi Việt Nam (VNPOLY) đã từng bước hợp tác cho ra đời sản phẩm áo phông đồng phục đầu tiên.

  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps
  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
  • vietinbank

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 81,650 83,850 ▲200K
AVPL/SJC HCM 81,650 ▼50K 83,850 ▲150K
AVPL/SJC ĐN 81,650 ▼50K 83,850 ▲150K
Nguyên liệu 9999 - HN 75,000 76,100
Nguyên liệu 999 - HN 74,900 76,000
AVPL/SJC Cần Thơ 81,650 83,850 ▲200K
Cập nhật: 20/04/2024 20:00
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 74.800 76.800
TPHCM - SJC 81.800 83.800
Hà Nội - PNJ 74.800 76.800
Hà Nội - SJC 81.800 83.800
Đà Nẵng - PNJ 74.800 76.800
Đà Nẵng - SJC 81.800 83.800
Miền Tây - PNJ 74.800 76.800
Miền Tây - SJC 82.100 ▲100K 84.000 ▲200K
Giá vàng nữ trang - PNJ 74.800 76.800
Giá vàng nữ trang - SJC 81.800 83.800
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 74.800
Giá vàng nữ trang - SJC 81.800 83.800
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn PNJ (24K) 74.800
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 24K 74.700 75.500
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 18K 55.380 56.780
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 14K 42.920 44.320
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 10K 30.160 31.560
Cập nhật: 20/04/2024 20:00
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 7,475 ▲10K 7,680 ▲10K
Trang sức 99.9 7,465 ▲10K 7,670 ▲10K
NL 99.99 7,470 ▲10K
Nhẫn tròn k ép vỉ T.Bình 7,450 ▲10K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 7,540 ▲10K 7,710 ▲10K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 7,540 ▲10K 7,710 ▲10K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 7,540 ▲10K 7,710 ▲10K
Miếng SJC Thái Bình 8,200 ▲10K 8,390 ▲20K
Miếng SJC Nghệ An 8,200 ▲10K 8,390 ▲20K
Miếng SJC Hà Nội 8,200 ▲10K 8,390 ▲20K
Cập nhật: 20/04/2024 20:00
SJC Mua vào Bán ra
SJC 1L, 10L, 1KG 82,000 ▲200K 84,000 ▲200K
SJC 5c 82,000 ▲200K 84,020 ▲200K
SJC 2c, 1C, 5 phân 82,000 ▲200K 84,030 ▲200K
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 74,800 76,700
Vàng nhẫn SJC 99,99 0.3 chỉ, 0.5 chỉ 74,800 76,800
Nữ Trang 99.99% 74,700 76,000
Nữ Trang 99% 73,248 75,248
Nữ Trang 68% 49,335 51,835
Nữ Trang 41.7% 29,345 31,845
Cập nhật: 20/04/2024 20:00

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 15,781.47 15,940.87 16,452.24
CAD 17,962.12 18,143.56 18,725.59
CHF 27,431.25 27,708.34 28,597.19
CNY 3,438.94 3,473.67 3,585.64
DKK - 3,552.42 3,688.45
EUR 26,307.40 26,573.13 27,749.81
GBP 30,708.07 31,018.25 32,013.29
HKD 3,165.97 3,197.95 3,300.53
INR - 302.93 315.05
JPY 160.50 162.12 169.87
KRW 15.82 17.58 19.18
KWD - 82,281.90 85,571.24
MYR - 5,255.57 5,370.18
NOK - 2,249.33 2,344.82
RUB - 257.39 284.93
SAR - 6,760.49 7,030.75
SEK - 2,259.94 2,355.88
SGD 18,152.89 18,336.25 18,924.46
THB 609.62 677.36 703.30
USD 25,133.00 25,163.00 25,473.00
Cập nhật: 20/04/2024 20:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Vietinbank
AUD 16,001 16,021 16,621
CAD 18,177 18,187 18,887
CHF 27,419 27,439 28,389
CNY - 3,442 3,582
DKK - 3,542 3,712
EUR #26,237 26,447 27,737
GBP 30,905 30,915 32,085
HKD 3,117 3,127 3,322
JPY 160.25 160.4 169.95
KRW 16.3 16.5 20.3
LAK - 0.7 1.4
NOK - 2,228 2,348
NZD 14,723 14,733 15,313
SEK - 2,253 2,388
SGD 18,116 18,126 18,926
THB 637.47 677.47 705.47
USD #25,150 25,150 25,473
Cập nhật: 20/04/2024 20:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,170.00 25,172.00 25,472.00
EUR 26,456.00 26,562.00 27,742.00
GBP 30,871.00 31,057.00 32,013.00
HKD 3,176.00 3,189.00 3,292.00
CHF 27,361.00 27,471.00 28,313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15,933.00 15,997.00 16,486.00
SGD 18,272.00 18,345.00 18,880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18,092.00 18,165.00 18,691.00
NZD 14,693.00 15,186.00
KRW 17.52 19.13
Cập nhật: 20/04/2024 20:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25245 25295 25470
AUD 16131 16181 16583
CAD 18297 18347 18753
CHF 27805 27855 28267
CNY 0 3479 0
CZK 0 1020 0
DKK 0 3540 0
EUR 26851 26901 27412
GBP 31459 31509 31976
HKD 0 3140 0
JPY 162.71 163.21 167.75
KHR 0 5.6713 0
KRW 0 17.3 0
LAK 0 1.0396 0
MYR 0 5440 0
NOK 0 2260 0
NZD 0 14795 0
PHP 0 385 0
SEK 0 2360 0
SGD 18528 18528 18889
THB 0 649.9 0
TWD 0 779 0
XAU 8200000 8200000 8370000
XBJ 6000000 6000000 6550000
Cập nhật: 20/04/2024 20:00