Dự báo giá dầu: Giá dầu đang chịu áp lực từ nhiều hướng

15:29 | 19/09/2022

1,439 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Trước hết, tâm điểm của thị trường sẽ là cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, dự kiến sẽ họp trong hai ngày 20 và 21 tháng Chín. Tại cuộc họp này, FED sẽ đưa ra quyết định về tỷ giá chính nâng 75 điểm cơ bản, thậm chí tới 100 điểm với mục tiêu điều chỉnh thị trường sâu hơn nữa.
Dự báo giá dầu: Giá dầu đang chịu áp lực từ nhiều hướng
Mỏ Bạch Hổ, Việt Nam. Ảnh: Nguyễn Chính Tiến.

Đây sẽ là một gánh nặng đối với giá dầu thế giới, trong bối cảnh lạm phát tiêu cực của Mỹ và dự báo nhu cầu dầu thấp hơn từ Cơ quan Năng lượng quốc tế IEA.

Theo tờ Teknoblog của Nga, các ngân hàng đầu tư đang giảm dần dự báo về giá dầu, nhưng vào cuối năm 2023, hầu hết các nhà phân tích vẫn kỳ vọng mức giá trung bình ít nhất là 90 USD/thùng. Trên thị trường, các nhà đầu cơ tích cực bán hơn là mua. Nhưng biên độ dao động giảm dần và không chịu áp lực giảm giá dưới 90 đô la. Chuyên gia nhận định trong tuần tới, giá dầu sẽ dao động trong khoảng 87-93 đô la mỗi thùng.

Áp lực đáng kể nữa là từ kêu gọi đánh thuế lợi nhuận thu được từ giá dầu và khí đốt của Tổng thư ký LHQ và chính phủ một số nước.

Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres kêu gọi chính quyền các nước đánh thuế lợi nhuận thu được từ các công ty dầu khí. Lý do Ông Guterres đưa ra là các công ty dầu khí đang tạo ra “lợi nhuận cao nhất trong lịch sử là điều không thể chấp nhận được, trong khi mọi người trên thế giới đang phải chịu đựng rất nhiều vì giá điện và nhiên liệu cao”.

Ủy ban Tài chính Thượng viện Mỹ, cũng đã đề xuất đưa ra mức thuế bổ sung đối với lợi nhuận của các công ty dầu khí Mỹ. Theo Bloomberg đưa tin, mức thuế sẽ là 21% nếu tỷ suất lợi nhuận bán hàng của họ vượt quá 10%. Do đó, thuế thu nhập có thể lên tới 42%.

Các nhà chức trách EU cũng đang đề nghị các nước thuộc Liên minh châu Âu nâng thuế đối với phần lợi nhuận vượt quá của các công ty năng lượng để giúp đỡ người dân. Ủy viên châu Âu đưa ra cái gọi là: giúp các nước thành viên phân phối lại số tiền này giữa các hộ gia đình và doanh nghiệp.

Indiantimes chỉ rõ áp lực không nhỏ từ nhóm bảy quốc gia - Mỹ, Nhật Bản, Đức, Anh, Pháp, Ý và Canada - và Liên minh châu Âu đang thiết lập giới hạn đối với giá dầu của Nga. Khoảng giá dự kiến ​​khoảng 40-60 USD / thùng. Điều này nhằm hạn chế khả năng của Nga trong việc tài trợ cho các hành động quân sự của mình đối với Ukraine. Biện pháp chưa từng có này, được bắt đầu vào ngày 5 tháng 12, sẽ cắt giảm doanh thu từ dầu của Nga mà không làm giảm xuất khẩu của nước này ra thị trường toàn cầu.

Theo nhận định của các nhà phân tích, giới hạn về giá có thể giúp giảm giá dầu toàn cầu trong dài hạn nhưng có thể sẽ biến động mạnh trong những tháng tới.

Elena tổng hợp