Đức muốn bán cảng Hamburg cho Trung Quốc

19:49 | 22/10/2022

818 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Tập đoàn khổng lồ Cosco của Trung Quốc muốn mua 35% cổ phần của một bến container ở cảng Hamburg. Một thỏa thuận vắn tắt đã được ký kết vào tháng 9/2022.
Đức muốn bán cảng Hamburg cho Trung Quốc

Thủ tướng Đức Olaf Scholz phát biểu trong cuộc họp báo vào ngày thứ hai của hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu được tổ chức để thảo luận về Ukraine, năng lượng, các vấn đề kinh tế và quan hệ tại Brussels, Bỉ, vào ngày 21/10/2022.

Bất chấp những ý kiến phản đối dự án, nhưng Thủ tướng Olaf Scholz ủng hộ dự án này trước chuyến đi tới Bắc Kinh. Thủ tướng Đức Olaf Scholz thông báo vào thứ Sáu tuần này (ngày 21 tháng 10) rằng ông sẽ thăm chính thức Trung Quốc vào đầu tháng 11, đây là chuyến đi đầu tiên của lãnh đạo một nước EU kể từ tháng 11/2019.

Cosco là công ty vận tải container lớn thứ ba thế giới, với 50 bến cảng trên toàn thế giới. Đối với cảng Hamburg đang trong thời kỳ suy thoái, đầu tư của Trung Quốc sẽ là một món quà trời cho, một loại bảo hiểm trong bối cảnh cạnh tranh mạnh mẽ.

"Việc từ chối thỏa thuận với Cosco sẽ là gánh nặng kinh tế và là một bất lợi cho cảng Hamburg so với các cảng Rotterdam và Antwerp", thị trưởng thành phố Peter Tschentscher giải thích.

Đức muốn bán cảng Hamburg cho Trung Quốc
Terminal container ở cảng Hamburg

Là người ủng hộ dự án, ông Tschentscher nhấn mạnh vào thực tế rằng mặc dù có thể mua bến container ở cảng Hamburg nhưng Cosco sẽ không có quyền truy cập vào thông tin nhạy cảm của cảng, cũng như quá trình ra quyết định, vào thời điểm mà người dân Đức lo sợ hơn bất cứ điều gì khi tự ném mình vào vòng tay của Trung Quốc, sau cú sốc phụ thuộc vào khí đốt của Nga.

Những người phản đối thỏa thuận với Cosco nêu ra trường hợp của Lithuania, nơi các công ty đã bị Trung Quốc tẩy chay kể từ khi nước này mở đại sứ quán ở Đài Loan vào năm ngoái.

Từ nay đến cuối tháng 10, Berlin sẽ phải đưa ra quyết định cuối cùng về việc có nên đồng ý bán một phần cảng Hamburg cho Trung Quốc hay không.

Dầu tăng giá do nguồn cung thắt chặt và Trung Quốc có thể nới lỏng hạn chế Covid-19Dầu tăng giá do nguồn cung thắt chặt và Trung Quốc có thể nới lỏng hạn chế Covid-19
Giá dầu ổn định trước tín hiệu tích cực từ Trung QuốcGiá dầu ổn định trước tín hiệu tích cực từ Trung Quốc
Trung Quốc ngừng bán khí đốt cho EUTrung Quốc ngừng bán khí đốt cho EU

Nh.Thạch

AFP