Phó Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam Nguyễn Văn Vy:

Hỗ trợ Petrovietnam đẩy nhanh tiến độ đưa khí vào bờ

13:52 | 25/12/2020

5,871 lượt xem
Theo dõi Petrovietnam trên
|
(PetroTimes) - Giai đoạn 2020-2050, hệ thống năng lượng Việt Nam sẽ trải qua một quá trình chuyển đổi sâu sắc từ phần lớn dựa vào nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng tái tạo. Để quá trình chuyển đổi này được thành công, các bộ ngành liên quan cần hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ các dự án khai thác khí tự nhiên, xây dựng cơ chế hỗ trợ các dự án điện gió ngoài khơi, sản xuất khí hydro…

Theo định hướng Chiến lược phát triển năng lượng tái quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trọng tâm chuyển đổi năng lượng sẽ tập trung vào điện sạch là nguồn năng lượng chính, kết hợp với công nghệ số giúp tận dụng tối đa lượng điện về năng lượng tác tạo, chi phí thấp. Gia tăng nhanh việc sử dụng điện và sản xuất điện từ năng lượng tái tạo (NLTT) bằng cách phối hợp triển khai và sử dụng chúng trong các lĩnh vực quan trọng như điện lực, giao thông, công nghiệp và các tòa nhà cao tầng.

Hỗ trợ Petrovietnam đẩy nhanh tiến độ đưa khí vào bờ
Phó Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam Nguyễn Văn Vi phát biểu tại diễn đàn An ninh năng lượng cho phát triển bền vững.

Trong định hướng phát triển năng lượng Việt Nam cũng nêu rõ việc chuyển đổi hệ thống năng lượng có tỷ trọng NLTT cao sẽ đi kèm với một số thách thức lớn như tỷ lệ năng lượng tái tạo biến đổi - VRE (gió, mặt trời) cao sẽ làm tăng yêu cầu với hệ thống truyền tải, phân phối để cân bằng cung - cầu, cần thực hiện các giải pháp bảo đảm vận hành linh hoạt, đáp ứng yêu cầu an ninh, an toàn cho hệ thống năng lượng quốc gia. Mặt khác, cần phải đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ mới để tăng nguồn cung năng lượng sơ cấp, tăng tính ổn định của các nguồn năng lượng.

Để quản lý hiệu quả VRE quy mô lớn, tính linh hoạt phải thực hiện trong tất cả các lĩnh vực của hệ thống năng lượng, từ phát điện, truyền tải, phân phối đến lưu trữ. Kinh nghiệm từ các quốc gia khác cho thấy trong những năm đầu chuyển đổi năng lượng, chủ yếu là năng lượng sinh khối cấp nhiệt, tỷ lệ lên đến 95% (2015) và sẽ giảm dần xuống còn 60% (2025).

Trong đó, cơ cấu sinh khối sử dụng cho sản xuất điện và cấu trúc tăng nhiên liệu sinh học được sử dụng vào năm 2030 là: Cung cấp điện 37%, cho nhiệt 43% và nhiên liệu sinh học vào khoảng 20%. Đến năm 2050 tỷ lệ sẽ là: Điện 37%, nhiệt 29% và nhiên liệu sinh học 34%. Ví dụ cụ thể như CHLB Đức, VRE phát triển nhanh chóng, vào năm 2019 đã sản xuất tới 172,5 tỷ kWh điện thương phẩm, chiếm tới 28,3% sản lượng điện của hệ thống. Để đảm bảo tính an toàn hệ thống năng lượng quốc gia, CHLB Đức đã điều chỉnh Grid code cho phép tích hợp nhiều hơn NLTT trong khi vẫn duy trì độ tin cậy của lưới điện. Đồng thời tăng cường liên kế giữa các khu vực để làm giảm yêu cầu dự trữ năng lượng, xây dựng các tuyến đường dây truyền tải, cải tạo chất lượng các tuyến dây chính…

pvep-ve-dich-som-ke-hoach-san-luong-khai-thac-truoc-12-ngay
Giàn khai thác tại mỏ Sư Tử Trắng thuộc Lô 15-1.

Hiện nay, trên thế giới có 3 xu hướng đổi mới kết hợp tăng cường tính linh hoạt của hệ thống năng lượng. Thứ nhất là điện khí hóa các ngành sử dụng đầu cuối, tăng cường sử dụng điện từ NLTT trong các lĩnh vực như vận tải, tòa nhà và công nghiệp. Tiếp đến là phân cấp hệ thống điện với sự xuất hiện các nguồn năng lượng phân tán (DER) kết nối với người sử dụng điện như điện mặt trời mái nhà, điện gió nhỏ, hệ thống lưu trữ điện gia đình, bơm nhiệt và điện chiếu sáng… Cuối cùng là xu hướng số hóa ngành điện cho phép quản lý một lượng lớn dữ liệu và tối ưu hóa các hệ thống với nhiều nguồn điện công suất nhỏ.

Các giải pháp nâng cao tính linh hoạt của hệ thống năm lượng gồm 4 nhóm giải pháp gồm: Giải pháp cho nhà cung cấp; Giải pháp cho truyền tải; Giải pháp cho hộ sử dụng năng lượng; Giải pháp lưu trữ toàn hệ thống. Đáng chú ý là giải pháp phía cầu (hộ sử dụng năng lượng) cần tập hợp các nguồn năng lượng phân phối cho các đơn vị dịch vụ lưới khác nhau, cần có hệ thống quản lý cầu. Nếu hộ sử dụng điện có lưới điện nhỏ cũng cần phải kết nối cung cấp dịch vụ cho lưới điện chính. Đặc biệt cần có giải pháp hệ thống hóa, tối ưu hóa vận hành hệ thống phân phối với các nguồn năng lượng phân tán.

Tại Diễn đàn An ninh năng lượng cho phát triển bền vững, Phó Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam Nguyễn Văn Vy đã đưa ra một loạt kiến nghị về các giải pháp đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục trong điều kiện hệ thống điện có tỷ trọng nguồn NLTT biến đổi lớn. Trong đó, đang lưu ý như đề xuất thử nghiệm các nhà máy nhiệt điện than trong nước ứng dụng và chuyển đổi nguyên liệu từ than sang sinh khối và lập kho than dự trữ quốc gia, mở hướng đầu tư khai thác than tại nước ngoài. Đặc biệt là kiến nghị các ban ngành liên quan hỗ trợ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đẩy nhanh tiến độ các dự án đưa khí từ Lô B, mỏ Cá Voi Xanh vào khai thác, vận hành.

Tùng Dương

Petrovietnam luôn tích cực góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia Petrovietnam luôn tích cực góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia
Hydro - nhiên liệu tương lai của thế giới Hydro - nhiên liệu tương lai của thế giới
Quy hoạch năng lượng quốc gia - cân đối, hài hòa Quy hoạch năng lượng quốc gia - cân đối, hài hòa
Tạm ngừng nhập khẩu xăng dầu: Nên hay không? Tạm ngừng nhập khẩu xăng dầu: Nên hay không?

DMCA.com Protection Status