IEA khuyến nghị OPEC+ xem xét lại quyết định cắt giảm sản lượng dầu

11:33 | 10/11/2022

2,142 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Vào hôm 9/11, ông Fatih Birol - Giám đốc Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết, trong tháng 11, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và đồng minh (OPEC+) có thể sẽ phải suy nghĩ lại về quyết định cắt giảm 2 triệu thùng/ngày khỏi hạn ngạch sản xuất dầu, vì quyết định trên đang thúc đẩy lạm phát và làm triển vọng kinh tế xấu đi tại những nước đang phát triển có nhu cầu nhập khẩu dầu.
IEA khuyến nghị OPEC+ xem xét lại quyết định cắt giảm sản lượng dầu

Tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc năm 2022 (COP27), khi đề cập đến triển vọng kinh tế toàn cầu, Giám đốc IEA đã phát biểu: “Quyết định cắt giảm 2 triệu thùng/ngày khỏi hạn ngạch sản xuất của OPEC là một quyết định hoàn toàn không hữu ích”. Do đó, ông kêu gọi OPEC nên xem xét lại.

Theo báo cáo thị trường dầu tháng 10 của IEA, quyết định trên đang làm tăng rủi ro an ninh năng lượng trên toàn thế giới, khiến giá dầu bị đẩy cao hơn, dẫn đến đỉnh điểm là biến động kinh tế toàn cầu. Báo cáo ghi rõ: “Thị trường đang xuất hiện thêm nhiều yếu tố biến động. Trong khi đó, thế giới đang phải đối phó và thích ứng với cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu tồi tệ nhất trong lịch sử".

Như vậy, kế hoạch mạnh tay cắt giảm sản lượng của OPEC đã làm lệch quỹ đạo tăng trưởng của nguồn cung dầu trong thời gian còn lại của năm 2022 và 2023.

Trên thực tế, mức giá cao hơn đang trầm trọng hóa thêm tình trạng biến động của thị trường và làm gia tăng rủi ro về an ninh năng lượng. Lạm phát thì không ngừng gây áp lực, lãi suất vẫn đang tăng với mức tàn khốc. Trong bối cảnh này, giá dầu tăng là biểu hiện cho thấy nền kinh tế toàn cầu đã đạt đỉnh điểm và đang trên bờ vực suy thoái.

Ngoài ra, IEA cũng bày tỏ một nghi ngờ khác: Giá cao chưa chắc sẽ kích thích các nhà sản xuất (ngoài OPEC) tăng đầu tư để đáp ứng nguồn cung, vì hạn ngạch sản xuất dầu đá phiến của Mỹ vẫn còn bị thắt chặt. Chưa kể, quốc gia này đang phải đối mặt với những vấn đề về chuỗi cung ứng và lạm phát chi phí.

Trong khi đó, ông Fatih Birol nói rõ: “Để duy trì an ninh năng lượng toàn cầu, cần phải tiếp tục đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch, và đầu tư mạnh hơn vào năng lượng tái tạo”.

Phát biểu này hoàn toàn đi ngược lại định hướng của năm 2021. Theo đó, IEA từng cảnh báo rằng, để thế giới đạt mức phát thải ròng bằng 0 từ nay cho đến năm 2050, mọi quốc gia không nên tiếp tục đầu tư vào những dự án hydrocarbon mới sau năm 2021.

Giá dầu ổn định trước tín hiệu tích cực từ Trung QuốcGiá dầu ổn định trước tín hiệu tích cực từ Trung Quốc
Tổng thư ký OPEC: Việc cắt giảm sản lượng được các thành viên hoàn toàn nhất tríTổng thư ký OPEC: Việc cắt giảm sản lượng được các thành viên hoàn toàn nhất trí
Dầu tăng giá do nguồn cung thắt chặt và Trung Quốc có thể nới lỏng hạn chế Covid-19Dầu tăng giá do nguồn cung thắt chặt và Trung Quốc có thể nới lỏng hạn chế Covid-19
Xuất khẩu dầu thô của Mỹ sang châu Á sẽ chạm mức cao kỷ lục trong tháng nàyXuất khẩu dầu thô của Mỹ sang châu Á sẽ chạm mức cao kỷ lục trong tháng này

Ngọc Duyên

AFP