Lạm phát năm 2022 được dự báo ở mức 2-3%

06:57 | 05/01/2022

720 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Đó là nhận định của các chuyên gia tại hội thảo “Diễn biến thị trường, giá cả ở Việt Nam năm 2021 và dự báo 2022” do Học viện Tài chính (Viện Kinh tế - Tài chính) phối hợp với Cục Quản lý Giá (Bộ Tài chính) tổ chức ngày 4/1.
Lạm phát năm 2022 được dự báo ở mức 2-3%
Toàn cảnh hội thảo

Phát biểu tại hội thảo, PGS.TS Nguyễn Bá Minh, Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính cho biết, năm 2021, kinh tế Việt Nam đối mặt với nhiều khó khăn thách thức do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, đặc biệt là làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4 bùng phát (cuối tháng 4/2021) tại các tỉnh, thành phố kinh tế trọng điểm đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, an toàn của người dân và phát triển kinh tế - xã hội, làm tăng trưởng kinh tế có mức giảm sâu nhất vào quý III năm 2021.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2021 ước tăng 2,58% so với năm 2020, đây là mức tăng thấp nhất trong một thập kỷ qua (từ năm 2011 đến nay). Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2021 tăng 1,84% so với bình quân năm 2020 là mức tăng bình quân năm thấp nhất trong 5 năm trở lại đây (giai đoạn 2016-2021). Trong đó, có 5 tháng giảm là tháng 3, 4, 9, 10 và 12 và có tháng 7 tăng là 1, 2, 5, 6, 7, 8 và tháng 11. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2021 giảm 0,18% so với tháng 11/2021.

Cũng theo PGS.TS Nguyễn Bá Minh, qua nghiên cứu, dự báo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân năm 2022 so với năm 2021 sẽ tăng ở mức 2,5% (+/- 0,5%) tức là từ 2% đến 3%, dưới chỉ tiêu Quốc hội đề ra là hoàn toàn khả thi.

Theo PGS.TS Nguyễn Bá Minh, nguyên nhân khiến lạm phát năm 2022 sẽ được kiểm soát tốt là do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp đặc biệt là biến chủng mới; chiến tranh thương mại, xung đột chính trị trên thế giới còn nhiều bất ổn, khó lường… khiến cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu chưa thể hồi phục vững chắc và làm cho giá cả nguyên, nhiên vật liệu trên thị trường thế giới khó tăng. Bên cạnh đó, sức mua trên thị trường vẫn còn yếu do thu nhập của người dân lao động bị giảm vì sự đình trệ sản xuất bởi dịch bệnh.

PGS.TS Nguyễn Bá Minh cho rằng với một số mặt hàng thiết yếu, dự báo, giá xăng dầu cũng sẽ ổn định từ 65 đến 80 USD/thùng vì nếu giá dầu tăng mạnh thì Mỹ sẽ tăng nguồn cung dầu đá phiến và chiếm thị phần dầu của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các đối tác (gọi chung là OPEC+), lúc đó OPEC+ sẽ tăng nguồn cung và giá dầu sẽ giảm.

Trong khuôn khổ hội thảo, các chuyên gia, các nhà kinh tế cũng đã trao đổi, chia sẻ và đưa ra dự báo về lạm phát năm 2022. TS Nguyễn Đức Độ cũng đồng tình với quan điểm CPI năm 2022 tiếp tục duy trì ở mức thấp. Bởi theo ông, mặc dù kinh tế đang phục hồi, nhưng sản lượng của năm 2022 sẽ vẫn ở mức dưới tiềm năng. Nếu GDP trong năm 2022 chỉ tăng trưởng 6,5% như mục tiêu đặt ra, hay thậm chí tăng 8-9% như một số dự báo, thì tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình của giai đoạn 2020-2022 chỉ ở mức 4-5%, thấp hơn khá nhiều so với mức 6% của giai đoạn 2011-2020.

Bên cạnh đó, đà tăng của giá xăng dầu cũng như giá của các nguyên vật liệu sẽ chững lại trong năm 2022, khi dịch bệnh được khống chế và các chuỗi cung ứng hàng hóa được bình thường hóa.

Theo TS Nguyễn Đức Độ, tốc độ tăng của chỉ số CPI cho đến nay vẫn chưa phá vỡ xu hướng đi ngang kể từ năm 2016 đến nay. Nếu giả định CPI trong năm 2022 sẽ tăng trung bình 0,24%/tháng, tương đương mức tăng trung bình của giai đoạn 2016-2021, thì lạm phát trung bình trong năm 2022 sẽ vào khoảng 1,8%. Tuy nhiên các chuyên gia cũng cho rằng việc kiểm soát lạm phát năm 2022 vẫn gặp nhiều khó khăn và không dễ dàng, CPI có thể tăng khá cao và tăng ngay từ đầu năm do kinh tế thế giới đã và dần phục hồi, giá cả hàng hóa đang có xu hướng gia tăng; khi kinh tế phục hồi trong năm 2022 dưới tác động của các gói hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế khiến nhu cầu tiêu dùng, đầu tư gia tăng sẽ gây sức ép không nhỏ lên giá cả.

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho biết, để có thể giữ tốc độ tăng chỉ số CPI ở mức dưới 4% như chỉ tiêu của Quốc hội và tìm cách ổn định thị trường tài chính tiền tệ, tiếp tục hạ thấp tỷ lệ lạm phát, cần đẩy mạnh phòng chống dịch bệnh Covid-19 với các biến thể mới có thể bùng phát trở lại và phòng ngừa các dịch bệnh khác sẽ là tiền đề tốt cho ổn định sản xuất, ổn định thị trường, bình ổn giá cả các mặt hàng. Ngoài ra, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, tạo nền tảng cho phục hồi và phát triển bền vững của nền kinh tế.

Lạm phát năm 2022 được dự báo ở mức 2-3%
Ông Nguyễn Xuân Định - đại diện Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính chia sẻ tại hội thảo

Theo đại diện Cục Quản lý giá Nguyễn Xuân Định, trong năm 2022, bên cạnh tác động từ diễn biến thị trường thế giới, áp lực tăng giá trong nước còn đến từ việc tiếp tục điều chỉnh giá một số dịch vụ công theo lộ trình thị trường, một số mặt hàng có yếu tố chi phí đầu vào tăng. Cùng với đó, biến động của giá nhiên liệu (xăng dầu, LPG) trên thị trường thế giới ở mức cao và không loại trừ khả năng tiếp tục tăng khi nhu cầu của các nước vẫn ở mức cao trong quá trình tái hồi phục kinh tế cũng như thiếu hụt nguồn nhiên liệu từ cuối năm 2021.

Đặc biệt, tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn có những diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến chi phí lưu thông, vận chuyển hàng hóa trên toàn cầu tác động tới giá cả hàng hóa xuất nhập khẩu; tình hình rủi ro về thiên tai và thời tiết bất lợi có thể làm tăng giá cục bộ một số mặt hàng trong năm...

Tại hội thảo, Cục Quản lý giá đã đưa ra 6 nhiệm vụ và giải pháp, nhằm quản lý, điều hành giá theo đúng mục tiêu của Chính phủ. Theo đó, tiếp tục triển khai toàn diện công tác sửa đổi hoàn thiện thể chế pháp luật về giá, trọng tâm là xây dựng Luật Giá (sửa đổi); theo dõi sát diễn biến kinh tế thế giới, tình hình lạm phát chung, kịp thời ứng phó trong điều hành sản xuất trong nước, cân đối cung cầu và chính sách xuất nhập khẩu phù hợp, kiểm soát lạm phát trong nước ngay từ những tháng đầu năm 2022.

Đối với giá một số mặt hàng thuộc danh mục Nhà nước định giá, tiếp tục điều hành thận trọng, phù hợp với tình hình thực tế trong từng thời kỳ. Cùng với đó, tiếp tục điều hành chính sách tài khóa chủ động, chặt chẽ phối hợp với chính sách tiền tệ linh hoạt để tạo sự hài hòa, hiệu quả, hợp lý với các chính sách kinh tế vĩ mô chung; tăng cường công tác tổng hợp, phân tích, dự báo thị trường giá cả; tăng cường kiểm tra, giám sát kịp thời, xử lý nghiêm các vi phạm về giá, đầu cơ, thao túng giá, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội.

Phú Văn

Tin tức kinh tế ngày 4/1: Đề xuất gói phục hồi kinh tế - xã hội gần 350.000 tỷ đồngTin tức kinh tế ngày 4/1: Đề xuất gói phục hồi kinh tế - xã hội gần 350.000 tỷ đồng
Tổng cục Thống kê: Áp lực lạm phát năm 2022 là rất lớnTổng cục Thống kê: Áp lực lạm phát năm 2022 là rất lớn
Chuyên gia: Dầu có thể chạm ngưỡng 150 USD/thùng, kéo theo mối lo lạm phátChuyên gia: Dầu có thể chạm ngưỡng 150 USD/thùng, kéo theo mối lo lạm phát

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
  • vietinbank

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 79,000 ▲200K 81,000 ▲200K
AVPL/SJC HCM 79,000 ▲200K 81,000 ▲200K
AVPL/SJC ĐN 79,000 ▲200K 81,000 ▲200K
Nguyên liệu 9999 - HN 68,600 ▲200K 69,100 ▲200K
Nguyên liệu 999 - HN 68,500 ▲200K 69,000 ▲200K
AVPL/SJC Cần Thơ 79,000 ▲200K 81,000 ▲200K
Cập nhật: 28/03/2024 15:45
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 68.500 ▲300K 69.800 ▲300K
TPHCM - SJC 79.100 ▲300K 81.100 ▲200K
Hà Nội - PNJ 68.500 ▲300K 69.800 ▲300K
Hà Nội - SJC 79.100 ▲300K 81.100 ▲200K
Đà Nẵng - PNJ 68.500 ▲300K 69.800 ▲300K
Đà Nẵng - SJC 79.100 ▲300K 81.100 ▲200K
Miền Tây - PNJ 68.500 ▲300K 69.800 ▲300K
Miền Tây - SJC 79.100 ▲300K 81.100 ▲200K
Giá vàng nữ trang - PNJ 68.500 ▲300K 69.800 ▲300K
Giá vàng nữ trang - SJC 79.100 ▲300K 81.100 ▲200K
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 68.500 ▲300K
Giá vàng nữ trang - SJC 79.100 ▲300K 81.100 ▲200K
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn PNJ (24K) 68.500 ▲300K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 24K 68.400 ▲300K 69.200 ▲300K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 18K 50.650 ▲220K 52.050 ▲220K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 14K 39.230 ▲170K 40.630 ▲170K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 10K 27.540 ▲130K 28.940 ▲130K
Cập nhật: 28/03/2024 15:45
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 6,835 ▲30K 6,990 ▲30K
Trang sức 99.9 6,825 ▲30K 6,980 ▲30K
NT, 3A, ĐV Thái Bình 6,900 ▲30K 7,020 ▲30K
NT, 3A, ĐV Nghệ An 6,900 ▲30K 7,020 ▲30K
NT, 3A, ĐV Hà Nội 6,900 ▲30K 7,020 ▲30K
NL 99.99 6,830 ▲30K
Nhẫn tròn ko ép vỉ TB 6,830 ▲30K
Miếng SJC Thái Bình 7,930 ▲40K 8,115 ▲35K
Miếng SJC Nghệ An 7,930 ▲40K 8,115 ▲35K
Miếng SJC Hà Nội 7,930 ▲40K 8,115 ▲35K
Cập nhật: 28/03/2024 15:45
SJC Mua vào Bán ra
SJC 1L, 10L, 1KG 79,000 ▲100K 81,000 ▲100K
SJC 5c 79,000 ▲100K 81,020 ▲100K
SJC 2c, 1C, 5 phân 79,000 ▲100K 81,030 ▲100K
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 68,500 ▲250K 69,750 ▲300K
Vàng nhẫn SJC 99,99 0.3 chỉ, 0.5 chỉ 68,500 ▲250K 69,850 ▲300K
Nữ Trang 99.99% 68,400 ▲250K 69,250 ▲300K
Nữ Trang 99% 67,064 ▲297K 68,564 ▲297K
Nữ Trang 68% 45,245 ▲204K 47,245 ▲204K
Nữ Trang 41.7% 27,030 ▲125K 29,030 ▲125K
Cập nhật: 28/03/2024 15:45

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 15,746.30 15,905.35 16,416.24
CAD 17,788.18 17,967.86 18,545.00
CHF 26,675.39 26,944.84 27,810.33
CNY 3,359.56 3,393.49 3,503.02
DKK - 3,529.14 3,664.43
EUR 26,123.05 26,386.92 27,556.48
GBP 30,490.18 30,798.16 31,787.43
HKD 3,088.24 3,119.43 3,219.63
INR - 296.48 308.35
JPY 158.88 160.48 168.16
KRW 15.92 17.68 19.29
KWD - 80,418.21 83,636.45
MYR - 5,184.94 5,298.23
NOK - 2,247.55 2,343.06
RUB - 256.11 283.53
SAR - 6,591.62 6,855.41
SEK - 2,284.40 2,381.48
SGD 17,924.11 18,105.16 18,686.71
THB 601.12 667.91 693.52
USD 24,590.00 24,620.00 24,960.00
Cập nhật: 28/03/2024 15:45
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Vietinbank
AUD 15,885 15,985 16,435
CAD 17,989 18,089 18,639
CHF 26,895 27,000 27,800
CNY - 3,390 3,500
DKK - 3,541 3,671
EUR #26,318 26,353 27,613
GBP 30,878 30,928 31,888
HKD 3,094 3,109 3,244
JPY 160.37 160.37 168.32
KRW 16.59 17.39 20.19
LAK - 0.88 1.24
NOK - 2,253 2,333
NZD 14,577 14,627 15,144
SEK - 2,279 2,389
SGD 17,922 18,022 18,622
THB 626.74 671.08 694.74
USD #24,545 24,625 24,965
Cập nhật: 28/03/2024 15:45
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 24,610.00 24,635.00 24,955.00
EUR 26,298.00 26,404.00 27,570.00
GBP 30,644.00 30,829.00 31,779.00
HKD 3,107.00 3,119.00 3,221.00
CHF 26,852.00 26,960.00 27,797.00
JPY 159.81 160.45 167.89
AUD 15,877.00 15,941.00 16,428.00
SGD 18,049.00 18,121.00 18,658.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17,916.00 17,988.00 18,519.00
NZD 14,606.00 15,095.00
KRW 17.59 19.18
Cập nhật: 28/03/2024 15:45
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 24588 24638 24978
AUD 15937 15987 16389
CAD 18036 18086 18487
CHF 27139 27189 27601
CNY 0 3394.7 0
CZK 0 1020 0
DKK 0 3490 0
EUR 26450 26500 27086
GBP 31060 31110 31570
HKD 0 3115 0
JPY 161.68 162.18 166.71
KHR 0 5.6713 0
KRW 0 18.4 0
LAK 0 1.0264 0
MYR 0 5340 0
NOK 0 2330 0
NZD 0 14618 0
PHP 0 385 0
SEK 0 2360 0
SGD 18214 18214 18575
THB 0 639.5 0
TWD 0 777 0
XAU 7930000 7930000 8070000
XBJ 6000000 6000000 6550000
Cập nhật: 28/03/2024 15:45