Mỹ phật lòng, Nga hưởng lợi từ quyết định gây tranh cãi của OPEC+

13:42 | 07/10/2022

1,694 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Việc nhóm các nhà sản xuất dầu quyền lực nhất thế giới OPEC+ thông báo kế hoạch cắt giảm sâu sản lượng đã gây tranh cãi giữa lúc thế giới đang đối mặt với khủng hoảng năng lượng.
Mỹ phật lòng, Nga hưởng lợi từ quyết định gây tranh cãi của OPEC+ - 1
Động thái của OPEC+ được xem sẽ mang lại lợi ích cho Nga (Ảnh: Reuters).

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngày 6/10 tuyên bố đang xem xét các phương án liên quan tới quan hệ với đồng minh thân cận Ả-rập Xê-út ở Trung Đông sau khi Riyadh và các nước OPEC+ tuần này đã đồng thuận giảm sâu sản lượng dầu mỏ.

Cụ thể, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) do Ả-rập Xê-út dẫn dầu và các đối tác bao gồm Nga (gọi tắt là OPEC+) đã quyết định giảm sản lượng 2 triệu thùng/ngày kể từ tháng 11.

"Về quan hệ với Riyadh, chúng tôi đang xem xét các phương án để phản ứng. Chúng tôi đang thảo luận chặt chẽ với quốc hội", ông Blinken nói.

Ông Blinken không liệt kê cụ thể các phương án mà Mỹ đang cân nhắc. Tuy nhiên, một số nghị sĩ đảng Dân chủ đã kêu gọi cắt giảm xuất khẩu khí tài quân sự cho Ả-rập Xê-út, trong khi số khác đặt ra câu hỏi về quan hệ an ninh giữa Mỹ và đồng minh ở Trung Đông.

Theo Reuters, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden lo ngại việc OPEC+ cắt giảm sản lượng sẽ đẩy giá dầu lên cao trước thềm cuộc bầu cử giữa kỳ ngày 8/11 diễn ra, gây bất lợi cho đảng Dân chủ trong cuộc đua nhằm giữ vững quyền kiểm soát lưỡng viện.

Trước đó, OPEC+ và phương Tây đã chỉ trích lẫn nhau liên quan tới quyết định gây tranh cãi này.

Ả-rập Xê-út cho biết, động thái của các nhà xuất khẩu dầu quyền lực hàng đầu thế giới đơn thuần là để phản ứng với việc lãi suất tăng vọt ở phương Tây, nơi các ngân hàng trung ương như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đang chậm trễ giảm thanh khoản, làm đồng USD tăng giá trị và khiến giá dầu giảm.

Mỹ cáo buộc OPEC "đứng về cùng một phía" với Nga và cho rằng quyết định này có tầm nhìn không xa. Washington cho rằng, thế giới đã chịu đựng đủ từ việc giá năng lượng tăng vọt sau khi Nga mở chiến dịch quân sự ở Ukraine.

OPEC+ bao gồm 13 nước OPEC và 11 đối tác, trong đó có Nga.

Theo giới chuyên gia, động thái cắt giảm sản lượng của OPEC+ được cho là sẽ mang lại lợi ích cho Nga. Reuters nhận định, Moscow sẽ không phải giảm sản lượng vì họ vẫn đang sản xuất dầu dưới mức mục tiêu mà các bên đã đồng thuận. Các nước OPEC sẽ là bên chủ yếu giảm sản lượng. Trong khi đó, Nga được dự đoán sẽ hưởng lợi từ việc giá dầu tăng vì OPEC+ cắt nguồn cung ra thị trường.

Điện Kremlin ngày 6/10 tuyên bố, quyết định của OPEC+ nhằm làm bình ổn thị trường.

Theo các chuyên gia, phương Tây dường như sẽ là bên tiếp tục chịu thiệt hại vì giá dầu tăng trong bối cảnh họ vẫn đang tìm lối thoát cho cuộc khủng hoảng năng lượng trong những tháng qua.

Các nhà phân tích từ ngân hàng Mỹ Morgan Stanley nhận định, việc cắt giảm sản lượng sẽ thắt chặt thị trường dầu mỏ một cách đáng kể, đặc biệt là khi lệnh cấm vận của EU đối với dầu mỏ và các sản phẩm tinh chế của Nga có hiệu lực trong cuối năm nay và năm sau.

Nga dù được cho là sẽ hưởng lợi từ giá dầu lên, nhưng họ cũng phải chấp nhận bán giá rẻ hơn cho các đối tác ở châu Á để bù đắp việc bị phương Tây trừng phạt, Reuters nhận định.

Theo Dân trí

Mỹ liệu có Mỹ liệu có "ra tay" trước quyết định cắt giảm lớn sản lượng dầu của OPEC+
Morgan Stanley: Giá dầu sẽ trở lại mốc 100 USD/thùng trong quý tớiMorgan Stanley: Giá dầu sẽ trở lại mốc 100 USD/thùng trong quý tới
Eni sẵn sàng trả tiền để có khí đốt NgaEni sẵn sàng trả tiền để có khí đốt Nga
Châu Âu “kêu giời” khi Đức tung gói viện trợ năng lượng khổng lồChâu Âu “kêu giời” khi Đức tung gói viện trợ năng lượng khổng lồ
Nga nối lại nguồn cung khí đốt cho ItalyNga nối lại nguồn cung khí đốt cho Italy
EU chia rẽ vì chính sách áp trần giá khí đốtEU chia rẽ vì chính sách áp trần giá khí đốt
IEA: Thị trường khí đốt toàn cầu sẽ tiếp tục thắt chặt đến năm 2023IEA: Thị trường khí đốt toàn cầu sẽ tiếp tục thắt chặt đến năm 2023

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 82,300 ▲500K 84,500 ▲500K
AVPL/SJC HCM 82,300 ▲500K 84,500 ▲500K
AVPL/SJC ĐN 82,300 ▲500K 84,500 ▲500K
Nguyên liệu 9999 - HN 73,600 ▲350K 74,550 ▲350K
Nguyên liệu 999 - HN 73,500 ▲350K 74,450 ▲350K
AVPL/SJC Cần Thơ 82,300 ▲500K 84,500 ▲500K
Cập nhật: 26/04/2024 10:00
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 73.200 ▲200K 74.950 ▲150K
TPHCM - SJC 82.300 84.300
Hà Nội - PNJ 73.200 ▲200K 74.950 ▲150K
Hà Nội - SJC 82.300 84.300
Đà Nẵng - PNJ 73.200 ▲200K 74.950 ▲150K
Đà Nẵng - SJC 82.300 84.300
Miền Tây - PNJ 73.200 ▲200K 74.950 ▲150K
Miền Tây - SJC 82.600 ▲600K 84.800 ▲500K
Giá vàng nữ trang - PNJ 73.200 ▲200K 74.950 ▲150K
Giá vàng nữ trang - SJC 82.300 84.300
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 73.200 ▲200K
Giá vàng nữ trang - SJC 82.300 84.300
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn PNJ (24K) 73.200 ▲200K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 24K 73.150 ▲250K 73.950 ▲250K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 18K 54.210 ▲180K 55.610 ▲180K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 14K 42.010 ▲140K 43.410 ▲140K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 10K 29.510 ▲100K 30.910 ▲100K
Cập nhật: 26/04/2024 10:00
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 7,325 ▲20K 7,530 ▲20K
Trang sức 99.9 7,315 ▲20K 7,520 ▲20K
NL 99.99 7,320 ▲20K
Nhẫn tròn k ép vỉ T.Bình 7,300 ▲20K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 7,390 ▲20K 7,560 ▲20K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 7,390 ▲20K 7,560 ▲20K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 7,390 ▲20K 7,560 ▲20K
Miếng SJC Thái Bình 8,280 ▲50K 8,480 ▲50K
Miếng SJC Nghệ An 8,280 ▲50K 8,480 ▲50K
Miếng SJC Hà Nội 8,280 ▲50K 8,480 ▲50K
Cập nhật: 26/04/2024 10:00
SJC Mua vào Bán ra
SJC 1L, 10L, 1KG 82,600 ▲600K 84,800 ▲500K
SJC 5c 82,600 ▲600K 84,820 ▲500K
SJC 2c, 1C, 5 phân 82,600 ▲600K 84,830 ▲500K
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 73,300 ▲200K 75,000 ▲200K
Vàng nhẫn SJC 99,99 0.3 chỉ, 0.5 chỉ 73,300 ▲200K 75,100 ▲200K
Nữ Trang 99.99% 73,100 ▲200K 74,200 ▲200K
Nữ Trang 99% 71,465 ▲198K 73,465 ▲198K
Nữ Trang 68% 48,111 ▲136K 50,611 ▲136K
Nữ Trang 41.7% 28,594 ▲83K 31,094 ▲83K
Cập nhật: 26/04/2024 10:00

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 16,112.17 16,274.92 16,797.08
CAD 18,090.44 18,273.17 18,859.45
CHF 27,072.22 27,345.68 28,223.04
CNY 3,429.67 3,464.31 3,576.00
DKK - 3,579.44 3,716.52
EUR 26,496.28 26,763.92 27,949.19
GBP 30,880.63 31,192.55 32,193.34
HKD 3,156.04 3,187.92 3,290.20
INR - 303.48 315.61
JPY 157.98 159.58 167.21
KRW 15.95 17.72 19.33
KWD - 82,209.56 85,496.44
MYR - 5,249.99 5,364.51
NOK - 2,265.53 2,361.72
RUB - 261.73 289.74
SAR - 6,740.29 7,009.77
SEK - 2,281.68 2,378.56
SGD 18,179.62 18,363.26 18,952.42
THB 605.24 672.49 698.24
USD 25,118.00 25,148.00 25,458.00
Cập nhật: 26/04/2024 10:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Vietinbank
AUD 16,276 16,376 16,826
CAD 18,293 18,393 18,943
CHF 27,278 27,383 28,183
CNY - 3,455 3,565
DKK - 3,592 3,722
EUR #26,691 26,726 27,986
GBP 31,271 31,321 32,281
HKD 3,160 3,175 3,310
JPY 159.47 159.47 167.42
KRW 16.6 17.4 20.2
LAK - 0.89 1.25
NOK - 2,269 2,349
NZD 14,848 14,898 15,415
SEK - 2,276 2,386
SGD 18,168 18,268 18,998
THB 631.09 675.43 699.09
USD #25,119 25,119 25,458
Cập nhật: 26/04/2024 10:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,150.00 25,158.00 25,458.00
EUR 26,649.00 26,756.00 27,949.00
GBP 31,017.00 31,204.00 32,174.00
HKD 3,173.00 3,186.00 3,290.00
CHF 27,229.00 27,338.00 28,186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16,234.00 16,299.00 16,798.00
SGD 18,295.00 18,368.00 18,912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18,214.00 18,287.00 18,828.00
NZD 14,866.00 15,367.00
KRW 17.65 19.29
Cập nhật: 26/04/2024 10:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25145 25145 25458
AUD 16348 16398 16903
CAD 18365 18415 18866
CHF 27510 27560 28122
CNY 0 3462.3 0
CZK 0 1020 0
DKK 0 3540 0
EUR 26938 26988 27698
GBP 31441 31491 32159
HKD 0 3140 0
JPY 160.9 161.4 165.91
KHR 0 5.6713 0
KRW 0 17.6 0
LAK 0 1.0327 0
MYR 0 5445 0
NOK 0 2260 0
NZD 0 14921 0
PHP 0 385 0
SEK 0 2360 0
SGD 18437 18487 19044
THB 0 645 0
TWD 0 779 0
XAU 8250000 8250000 8450000
XBJ 6000000 6000000 6550000
Cập nhật: 26/04/2024 10:00