Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 5/12 - 10/12

12:15 | 10/12/2022

1,024 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Nga xem xét đặt "giá sàn" đối với xuất khẩu dầu thô của mình để đối phó với việc giới hạn giá dầu của G7 và EU; xuất khẩu dầu thô của Nga bị ảnh hưởng nghiêm trọng kể từ khi lệnh trừng phạt mới và trần giá có hiệu lực... là những điểm nhấn trên bức tranh thị trường năng lượng toàn cầu tuần qua.
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 5/12 - 10/12

1. Giới hạn giá dầu của G7 đã có hiệu lực vào đầu tuần này, nhưng phản ứng của Nga là xem xét đặt "giá sàn" đối với xuất khẩu dầu thô của mình, hai quan chức quen thuộc với kế hoạch của Moscow nói với Bloomberg.

Nga đã tuyên bố rằng họ sẽ không vận chuyển dầu thô cho bất kỳ ai ủng hộ mức trần giá dầu của G7, thậm chí họ có thể đáp trả bằng cách cắt giảm sản lượng dầu thay vì vận chuyển dầu với mức chiết khấu quá cao.

2. Xuất khẩu dầu thô của Nga đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng kể từ khi lệnh trừng phạt mới và trần giá có hiệu lực vào đầu tuần, trong khi Thời báo Phố Wall dẫn số liệu từ hai nhà cung cấp dữ liệu về dầu thô của Nga đều cho thấy sự sụt giảm lớn, mặc dù với mức độ khác nhau.

Theo công ty phân tích hàng hóa Kpler, xuất khẩu đường biển của Nga đã giảm gần 500.000 thùng/ngày vào ngày 6/12, giảm 16% so với mức trung bình 3,08 triệu thùng/ngày trong tháng 11.

3. Bộ trưởng Năng lượng Ả Rập Xê-út, Hoàng tử Abdulaziz bin Salman, mới đây cho biết nước này sẽ vẫn là đối tác năng lượng đáng tin cậy của Trung Quốc, hãng thông tấn nhà nước SPA đưa tin.

Hoàng tử Abdulaziz nói với SPA rằng quan hệ hợp tác giữa hai nước đã giúp duy trì sự ổn định của thị trường dầu mỏ toàn cầu. Ả Rập Xê-út là nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới trong khi Trung Quốc là nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới.

4. Nhà xuất khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, Ả Rập Xê-út, vừa báo cáo thặng dư ngân sách. Đây là lần đầu tiên Ả Rập Xê-út đạt được điều này sau gần 10 năm nhờ giá dầu ở mức cao.

Theo Bộ Tài chính Ả Rập Xê-út, thặng dư năm 2022 của quốc gia này đạt 102 tỷ riyal (27 tỷ USD), chiếm 2,6% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Tổng doanh thu trong năm nay ước tính đạt 1,234 nghìn tỷ riyal, trong khi chi tiêu lên tới 1,132 nghìn tỷ riyal.

5. Mỹ sẽ tổ chức phiên đấu giá điện gió ngoài khơi đầu tiên ở Bờ Tây bằng cách cung cấp quyền phát triển ở vùng biển ngoài khơi California như một phần trong nỗ lực thúc đẩy của chính quyền Biden nhằm khởi động việc sản xuất điện gió ngoài khơi ở nước này.

Cục Quản lý Năng lượng Đại dương (BOEM) đã xác định rằng 43 công ty đủ điều kiện tham gia. Các nhà thầu bao gồm các đơn vị năng lượng gió ngoài khơi của BP, Shell, RWE, Orsted và EDF, cùng các đơn vị khác.

6. Tân Hoa Xã đưa tin rằng Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc sẽ giảm giá xăng và dầu diesel lần lượt là 440 nhân dân tệ (khoảng 62,51 USD)/tấn và 425 nhân dân tệ/tấn, bắt đầu từ ngày 6/12.

Bắc Kinh cũng đã chỉ đạo 3 công ty dầu mỏ lớn nhất của đất nước là Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc, Tập đoàn Dầu khí Ngoài khơi Quốc gia Trung Quốc và Tập đoàn Hóa dầu Trung Quốc duy trì khai thác dầu và tạo điều kiện vận chuyển để đảm bảo nguồn cung ổn định.

Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 21/11 - 26/11 Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 21/11 - 26/11
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 28/11 - 3/12 Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 28/11 - 3/12

Bình An