Quy hoạch năng lượng quốc gia - cân đối, hài hòa

11:09 | 12/11/2020

1,899 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Tại Hội thảo lần 2 Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Bộ Công Thương tổ chức, các nhà quản lý và chuyên gia đã xác định phải có một quy hoạch tổng thể về năng lượng bao gồm các ngành từ dầu khí, điện, than, năng lượng tái tạo...

Hiện nay, xu thế phát triển năng lượng thế giới tập trung vào việc thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch năng lượng, thực thi các chính sách chống biến đổi khí hậu và tăng cường an ninh năng lượng. Bởi vậy, theo xu hướng phát triển năng lượng của Việt Nam trong 20 năm tới (phải nhập khẩu năng lượng) sẽ ngày càng chịu nhiều tác động của các xu thế năng lượng toàn cầu.

Quy hoạch năng lượng quốc gia - cân đối, hài hòa
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An phát biểu chỉ đạo tại hội thảo.

Mặt khác, với vai trò là một quốc gia có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, Việt Nam sẽ phải thực thi các cam kết về chống biến đổi khí hậu. Với việc càng ngày tham gia sâu rộng vào chuỗi cung ứng toàn cầu, bên cạnh những thuận lợi, Việt Nam sẽ phải đối mặt với những khó khăn trong việc đảm bảo phát triển bền vững hệ thống năng lượng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Tất cả những yếu tố trên cần được mô hình hóa và tính toán một cách hài hòa trong kịch bản phát triển năng lượng tổng thể.

Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (gọi tắt là QHNL) được thực hiện trong bối cảnh Bộ Chính trị vừa ban hành Nghị quyết số 55-NQ/TW về "Định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Trong đó, Bộ Chính trị đưa ra một số yêu cầu cụ thể “ưu tiên phát triển năng lượng nhanh và bền vững, đi trước một bước, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm quốc phòng, an ninh, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”.

Bởi vậy, xét về nội dung, xây dựng QHNL cần phải có sự đánh giá toàn diện về cung - cầu năng lượng quốc gia và kết nối việc phát triển năng lượng với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội - môi trường mà Việt Nam đã đặt ra và cam kết với cộng đồng quốc tế. Từ cơ sở đó, Bộ Công Thương đặt mục tiêu QHNL lần này giải quyết việc phát triển hài hòa các phân ngành năng lượng, đưa ra một quy hoạch “mở” hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động quản lý nhà nước trong ngành năng lượng.

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An, QHNL sẽ đặt ra định hướng cho phát triển ngành Năng lượng Việt Nam theo mục tiêu cao nhất đề ra trong Nghị quyết số 55 đó là đảm bảo đáp ứng nhu cầu năng lượng của nền kinh tế quốc dân trên cơ sở tối ưu các nguồn cung sơ cấp với giá cả hợp lý và áp dụng cơ chế thị trường trong ngành Năng lượng.

Quy hoạch năng lượng quốc gia - cân đối, hài hòa
Toàn cảnh Hội thảo Quy hoạch tổng thể năng lượng quốc gia lần thứ hai.

Thứ trưởng Đặng Hoàng An phân tích: Các quy hoạch phát triển của từng phân ngành năng lượng như điện, than, dầu khí, năng lượng tái tạo… trước đây đã được các cơ quan khác nhau lập riêng rẽ, nên các quy hoạch này thiếu gắn kết, không tạo ra được một bức tranh chung cân đối và hài hòa về các mục tiêu mà chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đã đề ra.

Hơn nữa, những quy hoạch riêng rẽ tập trung nhiều vào phía cung cấp và ít chú ý vào phía tiêu thụ năng lượng. Do đó, khó đưa ra một tầm nhìn tổng thể về vấn đề sử dụng hiệu quả năng lượng - một yếu tố đặc biệt quan trọng trong việc đánh giá nhu cầu năng lượng quốc gia và triển khai các kế hoạch thúc đẩy hoạt động sử dụng năng lượng hiệu quả. Đặc biệt, trong bối cảnh Việt Nam đã đặt ra các mục tiêu về tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính trong báo cáo đóng góp quốc gia tự quyết định thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu. Chính vì vậy, quy hoạch tổng thể năng lượng lần này cần đưa ra phương án phát triển kết cấu hạ tầng năng lượng tối ưu cho quốc gia.

Có thể thấy rằng, việc nhìn nhận có tính tổng thể trong quy hoạch năng lượng quốc gia là hoàn toàn hợp lý và phù hợp tình hình thực tế tại nước ta. Chỉ có sự cân đối hài hòa giữa các ngành mới có thể thúc đẩy và phát triển, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Điều đó không có nghĩa là các ngành như điện, than, dầu khí, năng lượng tái tạo... phải làm lại quy hoạch từ đầu mà cần có một cơ quan quản lý đủ thẩm quyền (Bộ Công Thương) chịu trách nhiệm chủ trì điều chỉnh QHNL sao cho phù hợp và đạt hiệu quả cao nhất.

Tùng Dương

Quy hoạch điện VIII tháo gỡ các nút thắt trong phát triển điện lực

Quy hoạch điện VIII tháo gỡ các nút thắt trong phát triển điện lực

Ngày 28/9, tại Hà Nội, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) phối hợp với Viện Năng lượng tổ chức Hội thảo giới thiệu rộng rãi về Đề án “Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn tới năm 2045” (Quy hoạch điện VIII).

Để điện gió tránh đi vào vết xe đổ của điện mặt trời

Để điện gió tránh đi vào vết xe đổ của điện mặt trời

Những năm qua, hàng trăm dự án điện gió đã được đăng kí đầu tư, nhưng thực tế, số dự án được triển khai chỉ đếm trên đầu ngón tay. Liệu thực trạng này sẽ thay đổi nhanh chóng sau quyết định của Thủ tướng Chính phủ.