Quản trị đầu tư Quản trị đầu tư https://petrovietnam.petrotimes.vn/quan-tri-dau-tu Thu, 28 Mar 2024 11:19:26 +0700 https://petrovietnam.petrotimes.vn/gia-dau-hom-nay-283-dau-tho-tang-tro-lai-708250.html Giá dầu hôm nay 28 3 Dầu thô tăng trở lại Giá dầu thế giới hôm nay 28 3 tăng khi các nhà đầu tư đánh giá lại dữ liệu tồn kho dầu thô và xăng mới nhất của Mỹ và quay trở lại chế độ mua Tại thị trường trong nước giá bán lẻ xăng dầu sẽ được điều chỉnh tại kỳ điều hành giá của liên Bộ Tài chính Công Thương chiều hôm nay Mỏ Lan Tây – Lan Đỏ, Lô: 06-1, Nguồn: Tư liệu Mỏ Lan Tây – Lan Đỏ, Lô: 06-1, Nguồn: Tư liệu

Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 28/3/2024 theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchange, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 5/2024 ở mức 81,76 USD/thùng, tăng 0,41 USD trong phiên và tăng 0,55 USD/thùng so với cùng thời điểm ngày 27/3.

Giá dầu Brent giao tháng 6/2024 đứng ở mức 85,71 USD/thùng, tăng 0,3 USD trong phiên và tăng 0,45 USD/thùng so với cùng thời điểm ngày 27/3.

Giá dầu thế giới hôm nay (28/3) tăng khi các nhà đầu tư đánh giá lại dữ liệu tồn kho dầu thô và xăng mới nhất của Mỹ và quay trở lại chế độ mua.

Trong phiên giao dịch trước đó, Theo dữ liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, giá dầu chịu áp lực sau khi tồn kho dầu thô và xăng của nước này bất ngờ tăng trong tuần trước do nhập khẩu dầu thô tăng và nhu cầu xăng chững lại. Tuy nhiên, mức tăng tồn kho dầu thô nhỏ hơn mức tăng mà Viện Dầu khí Mỹ dự kiến.

Bjarne Schieldrop, nhà phân tích hàng hóa chính tại SEB Research cho biết: “Chúng tôi dự kiến tồn kho của Mỹ sẽ tăng ít hơn bình thường do thị trường dầu mỏ toàn cầu bị thâm hụt nhẹ. Điều này có thể sẽ hỗ trợ giá dầu thô Brent trong tương lai”.

Thống đốc Fed cho biết hôm thứ Tư (27/3) rằng dữ liệu lạm phát đáng thất vọng gần đây khẳng định khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ trì hoãn việc cắt giảm mục tiêu lãi suất ngắn hạn, nhưng không loại trừ khả năng cắt giảm lãi suất vào cuối năm nay.

Các nhà phân tích của JPMorgan cho biết: “Thị trường đang tập trung vào việc cắt giảm lãi suất vào tháng 6 của Fed và Ngân hàng Trung ương châu Âu vì lãi suất thấp hơn hỗ trợ nhu cầu dầu”.

Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đồng minh (OPEC+) trong tháng này đã đồng ý gia hạn cắt giảm sản lượng khoảng 2,2 triệu thùng/ngày đến cuối tháng 6, mặc dù Nga và Iraq đang phải nỗ lực để giải quyết tình trạng dư thừa sản lượng.

Một khảo sát của Reuters cho thấy OPEC đã vượt mục tiêu 190.000 thùng/ngày trong tháng 2/2024. Các nhà đầu tư đang đặt câu hỏi liệu các thành viên của nhóm có khả năng tuân thủ các mức cắt giảm đã thỏa thuận hay không.

Tại thị trường trong nước, giá xăng dầu hôm nay được niêm yết phổ biến như sau: Giá xăng E5 RON 92 không cao hơn 23.219 đồng/lít; giá xăng RON 95-III không cao hơn 24.284 đồng/lít; giá dầu diesel 0.05S không cao hơn 21.014 đồng/lít; giá dầu hỏa không cao hơn 21.266 đồng/lít; giá dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 17.099 đồng/kg.

Giá bán lẻ xăng dầu trong nước sẽ được điều chỉnh tại kỳ điều hành giá của liên Bộ Tài chính - Công Thương chiều hôm nay (28/3).

Giá dầu hôm nay (24/3): Dầu thô kết thúc tuần biến độngGiá dầu hôm nay (24/3): Dầu thô kết thúc tuần biến động
Giá dầu hôm nay (25/3): Tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầu tuầnGiá dầu hôm nay (25/3): Tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầu tuần
Giá dầu hôm nay (26/3): Dầu thô tiếp tục tăng giáGiá dầu hôm nay (26/3): Dầu thô tiếp tục tăng giá
Giá dầu hôm nay (27/3): Dầu thô quay đầu giảm giáGiá dầu hôm nay (27/3): Dầu thô quay đầu giảm giá
]]>
https://petrovietnam.petrotimes.vn/gia-dau-hom-nay-283-dau-tho-tang-tro-lai-708250.html Minh Đức Thu, 28 Mar 2024 02:38:22 +0700
https://petrovietnam.petrotimes.vn/chu-tich-hdtv-le-manh-hung-cung-co-hoan-thien-cong-tac-kiem-soat-noi-bo-va-quan-tri-rui-ro-trong-petrovietnam-708231.html Chủ tịch HĐTV Lê Mạnh Hùng Củng cố hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro trong Petrovietnam Ngày 27 3 tại trụ sở Tập đoàn Dầu khí Việt Nam Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Lê Mạnh Hùng đã chủ trì cuộc họp về đánh giá công tác quản trị rủi ro và kiểm toán nội bộ Toàn cảnh buổi họp Toàn cảnh buổi họp

Cùng dự cuộc họp có Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Ngọc Sơn; các Thành viên HĐTV; các Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn; cùng đại diện Ban Pháp chế thanh tra; Tổ Quản lý rủi ro; Ban Tài chính kế toán; Ban Kiểm soát nội bộ; Ban Kinh tế đầu tư;…

Tại cuộc họp, đại diện Tổ Quản lý rủi ro cho biết, năm 2024 sẽ là một năm đầy biến động trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị tiếp tục leo thang tại nhiều quốc gia trên thế giới, tăng trưởng kinh tế toàn cầu được dự báo sẽ giảm xuống mức 2,4%. Đối với ngành năng lượng, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đối tác (OPEC+) đã tuyên bố cắt giảm sản lượng dầu, thắt chặt nguồn cung để hỗ trợ giá, cùng với đó là xu hướng chuyển dịch năng lượng dự kiến sẽ mang đến nhiều khó khăn cũng như thách thức đối với các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm xăng dầu và Petrovietnam cũng sẽ chịu ảnh hưởng.

Với Petrovietnam, để vượt qua khó khăn, duy trì đà tăng trưởng, những rủi ro trọng yếu mà Tập đoàn có thể sẽ phải đối mặt trong năm 2024 là: rủi ro về tài chính; rủi ro trong tìm kiếm thăm dò khai thác; rủi ro lọc hóa dầu, phân phối sản phẩm; rủi ro về pháp lý;…

Dựa theo kế hoạch công tác quản trị rủi ro (QTRR) 2024 của Petrovietnam, Tổ Quản lý rủi ro đã đưa ra một số kiến nghị như: cần chú trọng và phổ biến rộng rãi văn hoá QTRR; các nội dung về văn hoá QTRR cần được tích hợp vào văn hoá doanh nghiệp của Petrovietnam; các Ban/Văn phòng Tập đoàn cần lưu ý về QLRR theo lĩnh vực đối với các đơn vị và cập nhật các thông tin, dữ liệu rủi ro theo mẫu đã ban hành. Bên cạnh đó, Tổ Quản lý rủi ro cũng kiến nghị Tập đoàn cần cập nhật và ban hành quy định mua sắm thay thế quy định tại Quyết định số 1491/QĐ-DKVN ngày 30/3/2020 làm cơ sở triển khai các đề án theo quy định mới và nhanh chóng hoàn thiện các nội dung theo khuyến nghị sau kiểm tra, giám sát.

Về công tác đánh giá và tư vấn độc lập trong nội bộ Petrovietnam, trên cơ sở hướng dẫn của IIA, đại diện Ban Kiểm soán đã có phần đánh giá mức độ trưởng thành về kiểm toán nội bộ (KTNB) của Công ty mẹ và 28 đơn vị thành viên. Nhìn chung, công tác KTNB tại Petrovietnam và các đơn vị thành viên vẫn còn một số hạn chế, chưa đáp ứng được kỳ vọng và mong muốn đã đề ra.

Để khắc phục tình trạng này, Ban Kiểm soát kiến nghị xây dựng bộ tiêu chí đánh giá cụ thể mức độ trưởng thành về KTNB tại Công ty mẹ và các đơn vị. Ngoài ra, cần ứng dụng thêm mô hình chuyển đổi số trong theo dõi thực hiện các kiến nghị kết luận của Đoàn KTNB nói riêng và kết luận của cơ quan quản lý nhà nước nói chung. Tập đoàn cũng cần quán triệt, tổ chức các lớp đào tạo chuyên sâu về KTNB và tổ chức hội thảo/hội nghị về công tác kiểm soát giúp cán bộ công nhân viên nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ.

đồng chí Nguyễn Văn Mậu – Thành viên HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam phát biểu
Đồng chí Nguyễn Văn Mậu – Thành viên HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam phát biểu

Tại cuộc họp, đồng chí Nguyễn Văn Mậu – Thành viên HĐTV Tập đoàn đánh giá công tác tư vấn và ban hành quy định QTRR của Petrovietnam về cơ bản đã hoàn chỉnh, đã có các quy định về quy chế QTRR, đã ban hành các quyết định về khẩu vị rủi ro, cũng như quy trình QTRR. Với việc cập nhật kết quả QTRR, đồng chí Nguyễn Văn Mậu đánh giá Tổ Quản lý rủi ro đã có báo cáo đầy đủ, hoàn thiện, đánh giá chính xác về công tác thực hiện QTRR ở tập đoàn và các đơn vị.

Đồng chí Nguyễn Văn Mậu nhấn mạnh, rủi ro có thể đến từ nhiều yếu tố khách quan và điều quan trọng nhất là Petrovietnam phải nhận diện được mức độ rủi ro và có giải pháp khắc phục. Những rủi ro mà Tập đoàn đã xác định ra phần lớn đều đang trong quá trình xử lý nên cần lưu ý triển khai khắc phục nhanh chóng, xử lý kịp thời, “cần tránh câu chuyện thành tích và phải tập trung vào công tác khắc phục”.

đồng chí Bùi Minh Tiến – Thành viên HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam phát biểu tại  cuộc họp
Đồng chí Bùi Minh Tiến – Thành viên HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam phát biểu tại cuộc họp

Theo đồng chí Bùi Minh Tiến – Thành viên HĐTV, Petrovietnam đã thành lập bộ phận KTNB trong Ban Kiểm soát để thực hiện chức năng đánh giá và tư vấn độc lập. Tuy nhiên, bộ phận này hiện vẫn đang mỏng nên cần tiếp tục hoàn thiện, nâng cấp bộ máy.

Đồng chí Bùi Minh Tiến kiến nghị, Petrovietnam cần tăng cường đầu tư và đánh giá kỹ 2 mục tiêu chính bao gồm: Mục tiêu số 1 là rà soát, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ tại đơn vị để đảm bảo rằng hệ thống này đã được thiết lập và vận hành một cách phù hợp để Petrovietnam có thể kiểm soát, phòng ngừa, khắc phục các rủi ro; Mục tiêu số 2 là việc rà soát các quy trình quản lý và quy trình QTRR để đảm bảo tính hiệu quả.

Đồng chí Bùi Minh Tiến cho rằng, Ban lãnh đạo Tập đoàn cần trao quyền cho Ban Kiểm soát và Tổ Quản lý rủi ro, để các cán bộ thuộc 2 ban có đủ thẩm quyền để xử lý vấn đề liên quan đến 2 mục tiêu đã đề cập.

đồng chí Phạm Tuấn Anh - Thanh viên HĐTV
Đồng chí Phạm Tuấn Anh - Thanh viên HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam phát biểu

Phát biểu tại cuộc họp, đồng chí Phạm Tuấn Anh - Thành viên HĐTV nêu rõ: “Chúng ta cần nhận định rủi ro đến từ 2 yếu tố khách quan và chủ quan, để từ đó có phương thức QTRR phù hợp. Sau khi nhận định được rủi ro, chúng ta có thể thực hiện các phương án như loại bỏ rủi ro; giảm thiểu rủi ro hoặc chuyển đổi rủi ro sang cho chủ thế khác”.

Đồng chí Phạm Tuấn Anh nhấn mạnh, công tác QTRR và KTNB là yếu tố rất quan trọng với doanh nghiệp và Petrovietnam cần chú trọng xây dựng, hoàn thiện, nâng cấp bộ máy nhanh chóng.

Tổng giám đốc Petrovietnam Lê Ngọc Sơn
Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Ngọc Sơn

Tại cuộc họp, Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Ngọc Sơn lưu ý Ban Kiểm soát và Tổ Quản lý rủi ro cần có phần đánh giá, phân loại rủi ro rõ ràng hơn để từ đó đề ra các kế hoạch hành động cụ thể.

Tổng Giám đốc Lê Ngọc Sơn cho biết: “Đối với QTRR, chúng ta đã xây dựng được hệ thống và quy trình. Tuy nhiên, tôi đánh giá rủi ro về nhân sự và rủi ro về tuân thủ là 2 yếu tố dẫn đến tình trạng không đáp ứng được yêu cầu công việc. Do đó, Petrovietnam cần tổ chức đào tạo, nâng cao nhận thức đánh giá, trách nghiệm của các cán bộ nhân viên để khắc phục tình trạng này”. Vê công tác kiểm soát nội bộ và KTNB, Tổng Giám đốc Lê Ngọc Sơn cho rằng, Tập đoàn cần tập trung ưu tiên nâng cao chất lượng trong thời gian tới.

Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Lê Mạnh Hùng phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp

Phát biểu kết luận, Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Lê Mạnh Hùng nhấn mạnh: Công tác kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro cần phải nhìn một cách có hệ thống. Nói đến doanh nghiệp trước hết phải nói đến hệ thống kiểm soát nội bộ, nếu hệ thống kiểm soát nội bộ khiếm khuyết hoặc không đảm bảo sẽ không thể quản trị được doanh nghiệp, đặc biệt là đối với Petrovietnam là doanh nghiệp đa lĩnh vực.

Theo Chủ tịch Lê Mạnh Hùng, quy định của pháp luật đã rõ ràng, do đó Ban kiểm soát cùng HĐTV phải rà soát công tác kiểm soát nội bộ theo đúng quy định bao gồm: Việc thiết kế hệ thống đã phù hợp với mô hình kinh doanh, mô hình quản trị hay chưa?; Mô hình kiểm soát nội bộ đã bảo đảm được tính hiệu quả hiệu quả hay chưa?.

Trên cơ sở đó, Chủ tịch Lê Mạnh Hùng đề nghị Tổng Giám đốc Lê Ngọc Sơn cùng Ban Quản trị nguồn nhân lực rà soát, nghiên cứu báo cáo với HĐTV về mô hình quản trị và cơ cấu tổ chức, trong đó có QTRR và kiểm soát nội bộ theo quy định.

Chủ tịch Lê Mạnh Hùng cũng đề nghị các đồng chí Thành viên HĐTV rà soát, chỉ đạo, hoàn thiện hệ thống tổ chức về KTNB và QTRR. Ban Kiểm soát và Tổ Quản lý rủi ro cần xây dựng chương trình và kế hoạch đào tạo cho cán bộ nhân viên một cách bài bản, nhầm nâng cao chuyên môn cho cán bộ nhân viên; đồng thời kiểm toán lại hệ thống kiểm soát của Petrovietnam để tìm ra cái lệch chuẩn từ đó điều chỉnh, củng cố, hoàn thiện hơn trong thời gian tới.

Petrovietnam cập nhật diễn biến kinh tế vĩ mô, dự báo quý IV/2023 và năm 2024Petrovietnam cập nhật diễn biến kinh tế vĩ mô, dự báo quý IV/2023 và năm 2024
Đảm bảo công tác bảo hiểm, quản trị rủi ro cho NMNĐ Thái Bình 2Đảm bảo công tác bảo hiểm, quản trị rủi ro cho NMNĐ Thái Bình 2
BSR đẩy mạnh công tác tư vấn quản trị rủi ro: Bước quan trọng để đảm bảo an toàn và bền vữngBSR đẩy mạnh công tác tư vấn quản trị rủi ro: Bước quan trọng để đảm bảo an toàn và bền vững
Petrovietnam tổ chức hội thảo chuyên môn về công tác kiểm soát tại các đơn vịPetrovietnam tổ chức hội thảo chuyên môn về công tác kiểm soát tại các đơn vị
Chủ tịch HĐTV, Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Mạnh Hùng: Triển khai công tác kiểm tra giám sát theo chiều sâu, đồng bộ, toàn diệnChủ tịch HĐTV, Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Mạnh Hùng: Triển khai công tác kiểm tra giám sát theo chiều sâu, đồng bộ, toàn diện
]]>
https://petrovietnam.petrotimes.vn/chu-tich-hdtv-le-manh-hung-cung-co-hoan-thien-cong-tac-kiem-soat-noi-bo-va-quan-tri-rui-ro-trong-petrovietnam-708231.html Minh Đức Wed, 27 Mar 2024 12:17:03 +0700
https://petrovietnam.petrotimes.vn/gia-xang-ron-95-co-the-tang-cham-nguong-25-nghin-donglit-trong-ky-dieu-hanh-2832024-708216.html Giá xăng RON 95 có thể tăng chạm ngưỡng 25 nghìn đồng lít trong kỳ điều hành 28 3 2024 Mô hình dự báo giá xăng dầu ứng dụng Machine Learning của Viện Dầu khí Việt Nam VPI cho thấy tại kỳ điều hành 28 3 2024 giá xăng bán lẻ dự báo sẽ tăng từ 2 4 2 6 và Liên bộ Tài chính Công Thương có thể sẽ tiếp tục trích lập Quỹ bình ổn giá xăng dầu đối với dầu mazut Diễn biến giá xăng RON 95-III và dự báo giá kỳ điều hành 28/3/2024.
Diễn biến giá xăng E5 RON 92 và dự báo giá kỳ điều hành 28/3/2024.

Theo ông Đoàn Tiến Quyết, chuyên gia phân tích dữ liệu của VPI, mô hình dự báo giá xăng dầu ứng dụng mô hình mạng nơ ron nhân tạo (Artificial Neural Network - ANN) và thuật toán học có giám sát (Supervised Learning) trong Machine Learning của VPI dự báo giá xăng bán lẻ trong kỳ điều hành ngày 28/3/2024 có thể tăng 548 - 639 đồng, đưa giá xăng E5 RON 92 lên mức 23.758 đồng/lít và giá xăng RON 95 24.919 đồng/lít.

Diễn biến giá diesel và dự báo giá kỳ điều hành 28/3/2024.

Diễn biến giá dầu hoả và dự báo giá kỳ điều hành 28/3/2024.
Diễn biến giá dầu mazut và dự báo giá kỳ điều hành 28/3/2024.

VPI cũng dự báo giá dầu bán lẻ kỳ này có xu hướng giảm, trong đó giá dầu diesel giảm khoảng 1,4% về mức 20.715 đồng/lít, giá dầu hoả giảm khoảng 1,3% về mức 20.982 đồng/lít. Chuyên gia Đoàn Tiến Quyết lưu ý kỳ này rất có thể giá dầu mazut có sự thay đổi bất ngờ do xu hướng tăng giảm của sản phẩm này không rõ rệt. Mô hình của VPI dự báo kỳ này Liên bộ Tài chính - Công Thương có thể sẽ tiếp tục trích lập Quỹ bình ổn giá xăng dầu đối với dầu mazut ở mức 300 đồng/kg.

Hải Anh

Giá dầu hôm nay (24/3): Dầu thô kết thúc tuần biến độngGiá dầu hôm nay (24/3): Dầu thô kết thúc tuần biến động
Pin lưu trữ năng lượng – Thị trường tiềm năng toàn cầuPin lưu trữ năng lượng – Thị trường tiềm năng toàn cầu
Giá dầu hôm nay (25/3): Tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầu tuầnGiá dầu hôm nay (25/3): Tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầu tuần
Giá dầu hôm nay (26/3): Dầu thô tiếp tục tăng giáGiá dầu hôm nay (26/3): Dầu thô tiếp tục tăng giá
Những chuyển biến đáng lo về nguồn cung dầu mỏ toàn cầuNhững chuyển biến đáng lo về nguồn cung dầu mỏ toàn cầu
Giá dầu hôm nay (27/3): Dầu thô quay đầu giảm giáGiá dầu hôm nay (27/3): Dầu thô quay đầu giảm giá
]]>
https://petrovietnam.petrotimes.vn/gia-xang-ron-95-co-the-tang-cham-nguong-25-nghin-donglit-trong-ky-dieu-hanh-2832024-708216.html Wed, 27 Mar 2024 07:04:22 +0700
https://petrovietnam.petrotimes.vn/van-hanh-an-toan-on-dinh-lien-tuc-nmnd-vung-ang-1-gop-phan-dam-bao-cung-ung-dien-nam-2024-708202.html Vận hành an toàn ổn định liên tục NMNĐ Vũng Áng 1 góp phần đảm bảo cung ứng điện năm 2024 Trong 02 tháng đầu năm 2024 phụ tải toàn hệ thống điện tăng trưởng 10 9 so với cùng kỳ năm 2023 dự báo sẽ tiếp tục tăng cao và tần suất nước về các hồ thuỷ điện khu vực phía Bắc và Nam đều giảm so với trung bình nhiều năm Hiện nay EVN A0 đã triển khai giải pháp khai thác tối đa các nguồn nhiệt điện than trong đó có Nhà máy Nhiệt điện NMNĐ Vũng Áng 1 để thực hiện mục tiêu giữ nước các hồ thủy điện miền Bắc nhất là các hồ có mực ... Trước tình hình đó, ngày 22/3/2024, Thành viên HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Tập đoàn) Phạm Tuấn Anh đã đến thăm và làm việc tại NMNĐ Vũng Áng 1. Tham gia Đoàn công tác có Phó Trưởng Ban Điện và Năng lương tái tạo Tập đoàn - Nguyễn Thành Nam, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PVPower) - Trương Việt Phương. Về phía Công ty Điện lực Dầu khí Hà Tĩnh (PVPower Ha Tinh), có sự tham dự của Ban Giám đốc, Lãnh đạo các Phòng/Phân xưởng và đại diện các tổ chức chính trị - xã hội của Công ty.

Thành viên HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Tập đoàn) Phạm Tuấn Anh và các thành viên đoàn công tác khảo sát công tác vận hành NMNĐ Vũng Áng 1

Sau khi đi kiểm tra tại các khu vực trọng yếu của Nhà máy như Gian Tuabin Tổ máy số 1&2, Phòng Điều khiển Trung tâm, Cầu Cảng nhập than, Đoàn công tác đã nghe Giám đốc PVPower Ha Tinh - Trịnh Bảo Ngọc báo cáo tình hình triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2024; việc bảo đảm nguyên, nhiên liệu và kỹ thuật để vận hành liên tục, ổn định Nhà máy; các đề xuất, kiến nghị nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác vận hành, bảo dưỡng sửa chữa, chế độ phúc lợi, đời sống CBCNV-NLĐ.

Thành viên HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Tập đoàn) Phạm Tuấn Anh làm việc với với Ban lãnh đạo Công ty Điện lực Dầu khí Hà Tĩnh

Thành viên HĐTV Tập đoàn Phạm Tuấn Anh đánh giá cao nỗ lực, cố gắng của Ban Lãnh đạo, tập thể CBCNV trong công tác quản lý, vận hành Nhà máy an toàn ổn định, hiệu quả và khắc phục thành công sự cố Tổ máy số 1; đặc biệt là 2 chỉ tiêu về suất hao nhiệt và điện tự dùng đã đạt được yêu cầu so với Hợp đồng Mua bán điện đã ký góp phần mang lại hiệu quả SXKD.

Thành viên HĐTV Tập đoàn Phạm Tuấn Anh nhấn mạnh, trong bối cảnh hiện nay, công tác chuẩn bị nguyên, nhiên liệu đầu vào cho Nhà máy cần phải được chuẩn bị và tính toán kỹ lưỡng, để đảm bảo vận hành liên tục, ổn định và đồng thời cũng phải đáp ứng yêu cầu hiệu quả kinh tế; công tác kiểm soát chặt chẽ các thông số, tình trạng thiết bị để hạn chế mức thấp nhất các sự cố kỹ thuật trong quá trình vận hành đảm bảo độ khả dụng cao nhất cho các Tổ máy, và đồng thời chuẩn bị tối ưu các nguồn lực, sẵn sàng các phương án để khắc phục nhanh nhất các sự cố, đặc biệt là đối với Tổ máy số 1 cần được nâng cao hơn nữa. Bên cạnh đó, Nhà máy cũng cần xây dựng tập thể đoàn kết, vững mạnh; phát triển nguồn nhân lực gắn với xây dựng văn hóa doanh nghiệp; chủ động linh hoạt trong việc chào giá thị trường điện, ….

Để tăng cường trao đổi kinh nghiệm về công tác vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, xử lý sự cố, bất thường thiết bị, tăng cường công tác thí nghiệm hiệu chỉnh, chia sẻ vật tư dùng chung,… nhằm nâng cao hiệu quả và phát huy nội lực của các nhà máy điện than trong Tập đoàn, Thành viên HĐTV Tập đoàn Phạm Tuấn Anh đã yêu cầu Ban Điện và Năng lương tái tạo nghiên cứu, tham mưu xây dựng diễn đàn chung cho các Nhà máy điện trong Tập đoàn trong thời gian sớm nhất.

Nam Thành

Chuyện hồi sinh Tổ máy số 1 NMNĐ Vũng Áng 1Chuyện hồi sinh Tổ máy số 1 NMNĐ Vũng Áng 1
“Xuân nghĩa tình dầu khí - Tết ấm áp sẻ chia“Xuân nghĩa tình dầu khí - Tết ấm áp sẻ chia" tại Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1
PV Power giao kế hoạch năm 2024 cho Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1PV Power giao kế hoạch năm 2024 cho Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1
]]>
https://petrovietnam.petrotimes.vn/van-hanh-an-toan-on-dinh-lien-tuc-nmnd-vung-ang-1-gop-phan-dam-bao-cung-ung-dien-nam-2024-708202.html Wed, 27 Mar 2024 03:42:59 +0700
https://petrovietnam.petrotimes.vn/gia-dau-hom-nay-273-dau-tho-quay-dau-giam-gia-708181.html Giá dầu hôm nay 27 3 Dầu thô quay đầu giảm giá Giá dầu thế giới hôm nay 27 3 giảm khi các nhà đầu tư có quan điểm trái chiều về việc công suất lọc dầu của Nga giảm sau các cuộc tấn công gần đây của Ukraina Tại thị trường trong nước giá bán lẻ xăng dầu sẽ được điều chỉnh tại kỳ điều hành giá của liên Bộ Tài chính Công Thương chiều 28 3 Hoạt động khai thác dầu khí tại mỏ Bạch Hổ. Hoạt động khai thác dầu khí tại mỏ Bạch Hổ. Nguồn: Tư liệu

Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 27/3/2024 theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchange, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 5/2024 ở mức 81,21 USD/thùng, giảm 0,41 USD trong phiên và giảm 0,81 USD/thùng so với cùng thời điểm ngày 26/3.

Giá dầu Brent giao tháng 5/2024 đứng ở mức 85,69 USD/thùng, giảm 0,56 USD trong phiên và giảm 1,06 USD/thùng so với cùng thời điểm ngày 26/3.

Giá dầu thế giới hôm nay (27/3) giảm khi các nhà đầu tư có quan điểm trái chiều về việc công suất lọc dầu của Nga giảm sau các cuộc tấn công gần đây của Ukraina.

Chính phủ Nga đã lệnh cho các công ty nước này cắt giảm sản lượng dầu trong quý II/2024 để đáp ứng mục tiêu 9 triệu thùng mỗi ngày nhằm tuân thủ các cam kết với nhóm OPEC+.

Nga, một trong ba nhà sản xuất dầu hàng đầu thế giới và là một trong những nhà xuất khẩu sản phẩm dầu lớn nhất, cũng đang phải đối mặt với một loạt các cuộc tấn công của Ukraine gần đây vào các nhà máy lọc dầu. Công suất lọc dầu của Nga đã tới 14% tổng công suất của cả nước.

Jim Ritterbusch, Chủ tịch của Ritterbusch and Associates ở Galena, Illinois cho biết: “Xăng đang nhận được sự hỗ trợ do nguồn cung trên thị trường toàn cầu giảm do xuất khẩu của Nga bị hạn chế”.

Các nhà phân tích của FGE cho biết họ dự kiến hoạt động lọc dầu của Nga sẽ sụt giảm mang tính cơ cấu và sẽ không lấy lại được mức tăng như năm 2023 ngay cả trong nửa cuối năm nay.

Số liệu quan trọng trong tháng 2 về chỉ số giá Chi tiêu Tiêu dùng Cá nhân của Mỹ, thước đo lạm phát ưa thích của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), sẽ được công bố vào vào thứ Sáu (29/3).

Giao dịch trên thị trường đang im ắng hơn trước thời điểm dữ liệu mới được công bố. Các nhà đầu tư cho biết, chỉ số giá Chi tiêu Tiêu dùng Cá nhân của Mỹ có thể cung cấp cái nhìn sâu sắc về thời điểm các ngân hàng trung ương có thể bắt đầu cắt giảm lãi suất và điều này thường thúc đẩy nhu cầu dầu.

Frank Monkam, Giám đốc danh mục đầu tư cấp cao của Antimo LLC, cho biết: “Fed đã hứa về những đợt cắt giảm lãi suất này nhưng thực sự không có gì đảm bảo rằng nó sẽ được thực hiện ngay lập tức, vì vậy thị trường đang giao dịch ngập ngừng hơn”.

Đồng đô la Mỹ đang yếu hơn cũng là yếu tố hỗ trợ giá dầu vì sẽ khiến giá dầu rẻ hơn đối với những người mua dầu nắm giữ các loại tiền tệ khác.

OPEC+ khó có thể thực hiện bất kỳ thay đổi nào về chính sách sản lượng dầu cho đến cuộc họp cấp bộ trưởng đầy đủ vào tháng 6. Một số nguồn tin cho biết, cuộc họp các bộ trưởng vào tuần tới dự kiến sẽ không đưa ra bất kỳ khuyến nghị chính sách nào liên quan đến sản lượng dầu.

Phí bảo hiểm địa chính trị đã tăng lên khi xung đột Israel-Gaza tiếp tục căng thẳng. Phiến quân Houthi được Iran hậu thuẫn hôm thứ Ba (26/3) cho biết họ đã thực hiện sáu cuộc tấn công vào các tàu ở Vịnh Aden và Biển Đỏ trong 72 giờ qua.

Theo số liệu của Viện Dầu mỏ Mỹ hôm thứ Ba (26/3), tồn kho dầu thô và sản phẩm chưng cất của nước này đã tăng trong tuần trước, trong khi tồn kho xăng giảm. Trong đó, tồn kho dầu thô tăng khoảng 9,3 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 22/3. Tồn kho xăng giảm khoảng 4,4 triệu thùng và tồn kho sản phẩm chưng cất tăng khoảng 531.000 thùng.

Tại thị trường trong nước, giá xăng dầu hôm nay được niêm yết phổ biến như sau: Giá xăng E5 RON 92 không cao hơn 23.219 đồng/lít; giá xăng RON 95-III không cao hơn 24.284 đồng/lít; giá dầu diesel 0.05S không cao hơn 21.014 đồng/lít; giá dầu hỏa không cao hơn 21.266 đồng/lít; giá dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 17.099 đồng/kg.

Giá bán lẻ xăng dầu trong nước sẽ được điều chỉnh tại kỳ điều hành giá của liên Bộ Tài chính - Công Thương chiều 28/3.

Giá dầu hôm nay (23/3): Dầu thô đi ngang trong phiên giao dịch cuối tuầnGiá dầu hôm nay (23/3): Dầu thô đi ngang trong phiên giao dịch cuối tuần
Giá dầu hôm nay (24/3): Dầu thô kết thúc tuần biến độngGiá dầu hôm nay (24/3): Dầu thô kết thúc tuần biến động
Giá dầu hôm nay (25/3): Tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầu tuầnGiá dầu hôm nay (25/3): Tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầu tuần
Giá dầu hôm nay (26/3): Dầu thô tiếp tục tăng giáGiá dầu hôm nay (26/3): Dầu thô tiếp tục tăng giá
]]>
https://petrovietnam.petrotimes.vn/gia-dau-hom-nay-273-dau-tho-quay-dau-giam-gia-708181.html Minh Đức Wed, 27 Mar 2024 01:48:25 +0700
https://petrovietnam.petrotimes.vn/gia-dau-hom-nay-263-dau-tho-tiep-tuc-tang-gia-708079.html Giá dầu hôm nay 26 3 Dầu thô tiếp tục tăng giá Giá dầu thế giới hôm nay 26 3 tăng khi chính phủ Nga ra lệnh hạn chế sản lượng dầu Ảnh hưởng từ các cuộc tấn công tại cơ sở năng lượng ở Nga và Ukraine đã gây ra thiếu hụt nguồn cung và điều này bù đắp cho xu hướng giảm giá dầu khi Liên Hợp Quốc yêu cầu ngừng bắn ở Gaza pvep-duy-tri-toc-do-phat-trien-ben-vung Giàn khai thác tại mỏ Rạng Đông

Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 26/3/2024 theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchange, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 5/2024 ở mức 82,02 USD/thùng, tăng 0,07 USD trong phiên và tăng 0,94 USD/thùng so với cùng thời điểm ngày 25/3.

Giá dầu Brent giao tháng 5/2024 đứng ở mức 86,75 USD/thùng, tăng 0,05 USD trong phiên và tăng 0,88 USD/thùng so với cùng thời điểm ngày 25/3.

Giá dầu thế giới hôm nay (26/3) tăng khi chính phủ Nga ra lệnh hạn chế sản lượng dầu. Ảnh hưởng từ các cuộc tấn công tại cơ sở năng lượng ở Nga và Ukraine đã gây ra thiếu hụt nguồn cung và điều này bù đắp cho xu hướng giảm giá dầu khi Liên Hợp Quốc yêu cầu ngừng bắn ở Gaza.

Moscow đã yêu cầu các công ty giảm sản lượng dầu trong quý II/2024 để đạt mục tiêu sản xuất 9 triệu thùng dầu/ngày vào cuối tháng 6, phù hợp với cam kết với nhóm sản xuất OPEC+.

Phil Flynn, nhà phân tích tại Price Futures cho biết: “Nga đã cam kết với nhóm OPEC+ sẽ cắt giảm sản lượng dầu. Hiện tại, Nga đang xem xét các nguyên tắc cơ bản về cung và cầu, sự thống nhất với OPEC+, và nguy cơ xảy ra cú sốc giá lớn hơn trong tương lai.”.

Hiroyuki Kikukawa, Chủ tịch NS Trading, một đơn vị của Nissan Securities cho biết các cuộc tấn công vào các cơ sở năng lượng của Nga và cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine đã làm dấy lên mối lo ngại về nguồn cung.

Một số nguồn tin cho biết, một nhà máy lọc dầu khác của Nga đã bị mất một nửa công suất trong một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Ukraine vào cuối tuần qua. Các cuộc tấn công của Ukraine trong tháng này đã khiến tổng công suất lọc dầu của Nga giảm 7%.

Nga đã có động thái đáp trả bằng việc tấn công các cơ sở sản xuất và điểm lưu trữ khí đốt dưới lòng đất của Ukraina vào tuần trước, gây mất điện ở nhiều khu vực.

Ở một diễn biến khác, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hôm thứ Hai (25/3) đã thông qua một nghị quyết yêu cầu ngừng bắn ngay lập tức giữa Israel và các chiến binh Palestine Hamas, đồng thời yêu cầu các bên thả tất cả con tin sau khi Mỹ bỏ phiếu trắng.

Andrew Lipow, Chủ tịch của Lipow Oil cho biết: “Chúng ta sẽ phải xem nghị quyết của Liên hợp quốc về lệnh ngừng bắn thực sự diễn ra như thế nào trên thực địa ở Gaza và liệu điều đó có dẫn đến việc lực lượng Houthi dừng các cuộc tấn công vào các tàu chở dầu ở Biển Đỏ hay không”.

Lệnh ngừng bắn có thể giúp giảm bớt tình trạng tắc nghẽn nguồn cung dầu nếu phiến quân Houthi giảm bớt các cuộc tấn công và cho phép tàu thuyền sử dụng Kênh đào Suez thay vì mất nhiều thời gian hơn và tốn kém chi phí hơn khi di chuyển quanh vùng sừng châu Phi.

Tại thị trường trong nước, giá xăng dầu hôm nay được niêm yết phổ biến như sau: Giá xăng E5 RON 92 không cao hơn 23.219 đồng/lít; giá xăng RON 95-III không cao hơn 24.284 đồng/lít; giá dầu diesel 0.05S không cao hơn 21.014 đồng/lít; giá dầu hỏa không cao hơn 21.266 đồng/lít; giá dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 17.099 đồng/kg.

Giá dầu hôm nay (23/3): Dầu thô đi ngang trong phiên giao dịch cuối tuầnGiá dầu hôm nay (23/3): Dầu thô đi ngang trong phiên giao dịch cuối tuần
Giá dầu hôm nay (24/3): Dầu thô kết thúc tuần biến độngGiá dầu hôm nay (24/3): Dầu thô kết thúc tuần biến động
Giá dầu hôm nay (25/3): Tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầu tuầnGiá dầu hôm nay (25/3): Tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầu tuần
]]>
https://petrovietnam.petrotimes.vn/gia-dau-hom-nay-263-dau-tho-tiep-tuc-tang-gia-708079.html Minh Đức Tue, 26 Mar 2024 01:51:42 +0700
https://petrovietnam.petrotimes.vn/gia-dau-hom-nay-253-tang-nhe-trong-phien-giao-dich-dau-tuan-708021.html Giá dầu hôm nay 25 3 Tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầu tuần Giá dầu thế giới hôm nay 25 3 tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầu tuần Tuần này các thị trường đang hướng sự chú ý đến báo cáo dữ liệu GDP quý IV 2023 của Mỹ và dữ liệu PCE tháng 2 Vương quốc Anh Giàn khoan PV DRILLING VI khoan thử vỉa tại Lô 16-2 ngoài khơi Việt Nam. Giàn khoan PV DRILLING VI khoan thử vỉa tại Lô 16-2 ngoài khơi Việt Nam. Ảnh: PVD

Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 25/3/2024 theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchange, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 5/2024 ở mức 81,08 USD/thùng, tăng 0,45 USD trong phiên và tăng 0,26 USD/thùng so với cùng thời điểm ngày 24/3.

Giá dầu Brent giao tháng 5/2024 đứng ở mức 85,87 USD/thùng, tăng 0,44 USD trong phiên và tăng 0,29 USD/thùng so với cùng thời điểm ngày 24/3.

Giá dầu thế giới hôm nay (25/3) tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầu tuần.

Iraq - nhà sản xuất lớn thứ hai thuộc Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), cho biết sẽ giảm xuất khẩu dầu thô xuống 3,3 triệu thùng/ngày trong những tháng tới để bù đắp cho việc vượt hạn ngạch OPEC+ kể từ tháng 1. Tháng trước, Irag đã cam kết sẽ cắt giảm xuất khẩu 130.000 thùng/ngày.

Xuất khẩu dầu thô của Ả Rập Xê-út - nhà sản xuất lớn nhất thuộc nhóm OPEC đã giảm tháng thứ hai liên tiếp, xuống 6,297 triệu thùng/ngày trong tháng 1 từ mức 6,308 triệu thùng/ngày trong tháng 12.

Ukraine đã tăng cường các cuộc tấn công vào các cơ sở dầu mỏ của Nga trong năm nay, với ít nhất bảy nhà máy lọc dầu bị máy bay không người lái tấn công chỉ trong tháng này. Các cuộc tấn công đã làm giảm 7% (tương đương khoảng 370.500 thùng mỗi ngày) công suất lọc dầu của Nga.

Ngày 24/3, một điểm lưu trữ khí đốt dưới lòng đất ở Ukraine đã bị tên lửa mới nhất của Nga tấn công. Điều này đã khiến thiếu hụt điện ở các thành phố của Ukraine và các quan chức phải ra lệnh nhập khẩu, áp đặt cắt điện luân phiên để giải quyết tình trạng này.

Dữ liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ cho thấy tồn kho dầu thô của Mỹ tiếp tục giảm tuần thứ 2 liên tiếp. Cụ thể, trong tuần kết thúc vào ngày 15/3, tồn kho dầu giảm 2 triệu thùng xuống 445 triệu thùng. Tồn kho xăng của Mỹ cũng giảm tuần thứ 7 liên tiếp với mức giảm 3,3 triệu thùng xuống 230,8 triệu thùng. Tồn kho sản phẩm chưng cất, bao gồm dầu diesel và dầu sưởi, tăng 624.000 thùng lên 118,5 triệu thùng.

Tuần này, các thị trường đang hướng sự chú ý đến báo cáo dữ liệu GDP quý IV/2023 của Mỹ và dữ liệu PCE tháng 2 Vương quốc Anh.

Tại thị trường trong nước, giá xăng dầu hôm nay được niêm yết phổ biến như sau: Giá xăng E5 RON 92 không cao hơn 23.219 đồng/lít; giá xăng RON 95-III không cao hơn 24.284 đồng/lít; giá dầu diesel 0.05S không cao hơn 21.014 đồng/lít; giá dầu hỏa không cao hơn 21.266 đồng/lít; giá dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 17.099 đồng/kg.

Giá bán lẻ xăng dầu trong nước đã được điều chỉnh tại kỳ điều hành giá của liên Bộ Tài chính - Công Thương chiều ngày 21/3. Trong đó, giá xăng RON 95-III tăng nhiều nhất 741 đồng/lít, giá xăng E5 RON 92 tăng 729 đồng/lít. Giá dầu dầu mazut tăng 667 đồng/kg; dầu hỏa tăng 560 đồng/lít `và dầu diesel tăng 465 đồng/lít.

Giá dầu hôm nay (21/3): Dầu thô quay đầu giảmGiá dầu hôm nay (21/3): Dầu thô quay đầu giảm
Giá dầu hôm nay (22/3): Dầu thô tiếp tục giảmGiá dầu hôm nay (22/3): Dầu thô tiếp tục giảm
Giá dầu hôm nay (23/3): Dầu thô đi ngang trong phiên giao dịch cuối tuầnGiá dầu hôm nay (23/3): Dầu thô đi ngang trong phiên giao dịch cuối tuần
Giá dầu hôm nay (24/3): Dầu thô kết thúc tuần biến độngGiá dầu hôm nay (24/3): Dầu thô kết thúc tuần biến động
]]>
https://petrovietnam.petrotimes.vn/gia-dau-hom-nay-253-tang-nhe-trong-phien-giao-dich-dau-tuan-708021.html Minh Đức Mon, 25 Mar 2024 02:47:57 +0700
https://petrovietnam.petrotimes.vn/gia-dau-hom-nay-243-dau-tho-ket-thuc-tuan-bien-dong-707983.html Giá dầu hôm nay 24 3 Dầu thô kết thúc tuần biến động Giá dầu thế giới trong tuần 18 3 24 3 tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầu tuần Tại phiên giao dịch giữa tuần giá dầu tăng ở đầu phiên sau đó quay đầu giảm Thời điểm cuối tuần giá dầu tiếp đà giảm ở đầu phiên và đi ngang ở cuối phiên mỏ dầu khí Bạch Hổ - Ảnh: Nguyễn Chính Tiến Mỏ dầu khí Bạch Hổ - Ảnh: Nguyễn Chính Tiến

Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 24/3/2024 theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchange, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 5/2024 ở mức 80,82 USD/thùng, giảm 0,25 USD trong phiên.

Giá dầu Brent giao tháng 5/2024 đứng ở mức 85,58 USD/thùng, giảm 0,2 USD trong phiên.

Giá dầu thế giới trong tuần (18/3-24/3) tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầu tuần. Tại phiên giao dịch giữa tuần, giá dầu tăng ở đầu phiên sau đó quay đầu giảm. Thời điểm cuối tuần, giá dầu tiếp đà giảm ở đầu phiên và đi ngang ở cuối phiên.

Đầu tuần (18/3-19/3) giá dầu thế giới tăng khi xuất khẩu dầu thô từ Iraq và Ả Rập Xê-út giảm và các dấu hiệu đang cho thấy nhu cầu dầu và tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ hơn ở Trung Quốc và Mỹ.

Mức cao nhất ghi nhận được giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 5/2024 ở mức 82,10 USD/thùng. Giá dầu Brent giao tháng 5/2024 đứng ở mức 86,87 USD/thùng.

Iraq - nhà sản xuất lớn thứ hai thuộc Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), cho biết sẽ giảm xuất khẩu dầu thô xuống 3,3 triệu thùng/ngày trong những tháng tới để bù đắp cho việc vượt hạn ngạch OPEC+ kể từ tháng 1. Tháng trước, Irag đã cam kết sẽ cắt giảm xuất khẩu 130.000 thùng/ngày.

Xuất khẩu dầu thô của Ả Rập Xê-út - nhà sản xuất lớn nhất thuộc nhóm OPEC đã giảm tháng thứ hai liên tiếp, xuống 6,297 triệu thùng/ngày trong tháng 1 từ mức 6,308 triệu thùng/ngày trong tháng 12.

Tại Trung Quốc - quốc gia nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới, sản lượng nhà máy và doanh số bán lẻ đã vượt kỳ vọng trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 2, đánh dấu sự khởi đầu vững chắc cho năm 2024 và mang lại một số cứu trợ cho các nhà hoạch định chính sách ngay cả khi lĩnh vực bất động sản yếu kém vẫn là lực cản đối với nền kinh tế.

Các nhà phân tích tại công ty tư vấn năng lượng Gelber and Associates cho biết: “Giá dầu thô tăng hôm nay nhờ nhu cầu dầu thô từ Trung Quốc tiếp tục là yếu tố chi phối thị trường”.

Tăng trưởng kinh tế Mỹ mạnh hơn dự kiến và lạm phát gia tăng trong năm nay đã khiến các nhà đầu tư đẩy lùi kỳ vọng về đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên của Fed từ tháng 5 sang tháng 6, đồng thời giảm đặt cược vào số lần cắt giảm có thể xảy ra trong năm nay.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Giữa tuần (20/3-21/3) giá dầu tăng ở đầu phiên sau đó quay đầu giảm.

Ngày 20/3, giá dầu thế giới tăng nhẹ khi các nhà giao dịch đánh giá cuộc tấn công gần đây của Ukraine vào các nhà máy lọc dầu của Nga sẽ ảnh hưởng đến nguồn cung xăng dầu toàn cầu.

Mức cao nhất ghi nhận được giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 5/2024 ở mức 82,45 USD/thùng. Giá dầu Brent giao tháng 5/2024 đứng ở mức 87,14 USD/thùng.

Ukraine đã tăng cường các cuộc tấn công vào các cơ sở dầu mỏ của Nga trong năm nay, với ít nhất bảy nhà máy lọc dầu bị máy bay không người lái tấn công chỉ trong tháng này. Các cuộc tấn công đã làm giảm 7% (tương đương khoảng 370.500 thùng mỗi ngày) công suất lọc dầu của Nga.

Nhà phân tích năng lượng Alex Hodes của StoneX cho biết, hoạt động lọc dầu thấp hơn đã dẫn đến xuất khẩu dầu thô của Nga tăng và cũng có thể dẫn đến việc cắt giảm sản lượng dầu thô do nước này phải đối mặt với những hạn chế về dự trữ.

Dựa trên tính toán của Hodes, các cuộc tấn công vào các nhà máy lọc dầu của Nga có thể khiến nguồn cung xăng dầu toàn cầu giảm khoảng 350.000 thùng/ngày và đẩy giá dầu thô của Mỹ tăng thêm 3 USD/thùng.

Sang đến ngày 21/3, giá dầu quay đầu giảm khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) giữ lãi suất ổn định và mối lo ngại về nhu cầu dầu tiếp tục đè nặng tâm lý thị trường.

Mức thấp nhất ghi nhận được giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 5/2024 ở mức 81,61 USD/thùng. Giá dầu Brent giao tháng 5/2024 đứng ở mức 86,35 USD/thùng.

Kết thúc cuộc họp ngày 20/3, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã giữ lãi suất ở mức 5,25% đến 5,50%, nhưng các nhà hoạch định chính sách cho biết họ vẫn mong đợi giảm 3/4 điểm phần trăm vào cuối năm 2024. Andrew Lipow, Chủ tịch của Lipow Oil Associates cho biết, quyết định lãi suất của Fed đã nằm trong dự đoán.

Ở một diễn biến khác, các cuộc tấn công của Ukraine vào cơ sở lọc dầu của Nga đã giúp đẩy giá dầu thô lên cao hơn. Cụ thể, đã có ít nhất 7 nhà máy lọc dầu của Nga bị máy bay không người lái tấn công. Các cuộc tấn công này đã làm giảm 7% công suất lọc dầu của Nga, tương đương khoảng 370.500 thùng/ngày.

Nhà phân tích Warren Patterson của ING cho biết: “Nếu những gián đoạn này kéo dài, cuối cùng nó có thể buộc các nhà sản xuất Nga phải giảm nguồn cung nếu họ không thể xuất khẩu toàn bộ lượng dầu thô này”.

Cuối tuần (22/3-24/3) giá dầu tiếp đà giảm ở đầu phiên và đi ngang ở cuối phiên.

Ngày 22/3, giá dầu tiếp tục giảm khi thị trường chịu áp lực bởi dữ liệu nhu cầu xăng dầu yếu hơn của Mỹ và các báo cáo về dự thảo nghị quyết của Liên hợp quốc kêu gọi ngừng bắn ở Gaza.

Mức thấp nhất ghi nhận được giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 5/2024 ở mức 80,82 USD/thùng. Giá dầu Brent giao tháng 5/2024 đứng ở mức 85,6 USD/thùng.

Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết, tồn kho dầu thô tại Mỹ, nước tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới, tiếp tục giảm tuần thứ 2 liên tiếp với mức giảm 2 triệu thùng xuống 445 triệu thùng. Mặc dù tồn kho xăng giảm tuần thứ 7 liên tiếp (giảm 3,3 triệu thùng xuống 230,8 triệu thùng), sản phẩm xăng được cung cấp - đại diện cho nhu cầu sản phẩm - lại giảm xuống dưới 9 triệu thùng.

Theo Bob Yawger, Giám đốc năng lượng tương lai tại Mizuho, sự sụt giảm cho thấy thị trường xăng dầu, vốn là nền tảng cho đợt phục hồi thị trường gần đây, có thể đã bị mua quá mức.

Ông Yawger cho biết thêm , giá dầu cũng bị áp lực trước thông tin Mỹ đã soạn thảo một nghị quyết của Liên hợp quốc kêu gọi ngừng bắn cho phép thả 40 con tin Israel để đổi lấy hàng trăm người Palestine bị giam giữ trong các nhà tù của Israel.

Sang đến ngày 23/3 và 24/3, giá dầu đi ngang khi khả năng ngừng bắn ở Gaza có thể làm suy yếu giá dầu thô tiêu chuẩn, trong khi số lượng giàn khoan dầu của Mỹ thu hẹp đã đệm đà cho sự sụt giảm sản lượng.

John Kilduff, đối tác của Again Capital LLC cho biết: “Thị trường đang theo dõi chặt chẽ những diễn biến cuối tuần ở Gaza, đồng thời nếu các cuộc đàm phán hòa bình thành công sẽ thúc đẩy phiến quân Houthi ở Yemen cho phép các tàu chở dầu đi qua Biển Đỏ”.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken hôm thứ Năm (21/3) cho biết, các cuộc đàm phán ở Qatar có thể đạt được thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Hamas ở Gaza.

Ông Blinken đã gặp các ngoại trưởng Ả Rập và Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah El-Sisi ở Cairo khi các nhà đàm phán ở Qatar tập trung vào một thỏa thuận ngừng bắn kéo dài khoảng sáu tuần.

Trong khi đó, đồng đô la Mỹ được thiết lập cho tuần thứ hai tăng mạnh sau khi Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ bất ngờ cắt giảm lãi suất vào thứ Năm (21/3) đã củng cố tâm lý rủi ro toàn cầu.

Đồng đô la mạnh hơn khiến dầu trở nên đắt hơn đối với các nhà đầu tư nắm giữ các loại tiền tệ khác, từ đó làm giảm nhu cầu dầu. Tuy nhiên, số lượng giàn khoan dầu của Mỹ thấp hơn và khả năng Mỹ nới lỏng lãi suất đã giúp hạn chế đà giảm của dầu thô. Theo dữ liệu của Baker Hughes, số giàn khoan dầu của Mỹ giảm 1 giàn xuống còn 509 trong tuần này, cho thấy nguồn cung tương lai thấp hơn.

Xung đột ở Đông Âu đã khiến giá dầu không thể giảm xuống đáy. Nga đã tiến hành cuộc tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái lớn nhất vào các cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine vào thứ Sáu (22/3), đồng thời tấn công trúng con đập lớn nhất nước này và gây mất điện ở một số khu vực.

Tại thị trường trong nước, giá xăng dầu hôm nay được niêm yết phổ biến như sau: Giá xăng E5 RON 92 không cao hơn 23.219 đồng/lít; giá xăng RON 95-III không cao hơn 24.284 đồng/lít; giá dầu diesel 0.05S không cao hơn 21.014 đồng/lít; giá dầu hỏa không cao hơn 21.266 đồng/lít; giá dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 17.099 đồng/kg.

Giá bán lẻ xăng dầu trong nước đã được điều chỉnh tại kỳ điều hành giá của liên Bộ Tài chính - Công Thương chiều ngày 21/3. Trong đó, giá xăng RON 95-III tăng nhiều nhất 741 đồng/lít, giá xăng E5 RON 92 tăng 729 đồng/lít. Giá dầu dầu mazut tăng 667 đồng/kg; dầu hỏa tăng 560 đồng/lít `và dầu diesel tăng 465 đồng/lít.

Giá dầu hôm nay (20/3): Dầu thô tiếp tục tăng nhẹGiá dầu hôm nay (20/3): Dầu thô tiếp tục tăng nhẹ
Giá dầu hôm nay (21/3): Dầu thô quay đầu giảmGiá dầu hôm nay (21/3): Dầu thô quay đầu giảm
Giá dầu hôm nay (22/3): Dầu thô tiếp tục giảmGiá dầu hôm nay (22/3): Dầu thô tiếp tục giảm
Giá dầu hôm nay (23/3): Dầu thô đi ngang trong phiên giao dịch cuối tuầnGiá dầu hôm nay (23/3): Dầu thô đi ngang trong phiên giao dịch cuối tuần
]]>
https://petrovietnam.petrotimes.vn/gia-dau-hom-nay-243-dau-tho-ket-thuc-tuan-bien-dong-707983.html Minh Đức Sun, 24 Mar 2024 03:40:55 +0700
https://petrovietnam.petrotimes.vn/gia-dau-hom-nay-233-dau-tho-di-ngang-trong-phien-giao-dich-cuoi-tuan-707936.html Giá dầu hôm nay 23 3 Dầu thô đi ngang trong phiên giao dịch cuối tuần Giá dầu thế giới hôm nay 23 2 đi ngang khi khả năng ngừng bắn ở Gaza có thể làm suy yếu giá dầu thô tiêu chuẩn trong khi số lượng giàn khoan dầu của Mỹ thu hẹp đã đệm đà cho sự sụt giảm sản lượng Giàn CNTT số 2 mỏ Bạch Hổ Giàn CNTT số 2 mỏ Bạch Hổ. Nguồn: Tư liệu

Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 23/3/2024 theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchange, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 5/2024 ở mức 80,82 USD/thùng, giảm 0,25 USD trong phiên và giữ nguyên so với cùng thời điểm ngày 22/3.

Giá dầu Brent giao tháng 5/2024 đứng ở mức 85,58 USD/thùng, giảm 0,2 USD trong phiên và giảm 0,02 USD/thùng so với cùng thời điểm ngày 22/3.

Giá dầu thế giới hôm nay (23/2) đi ngang khi khả năng ngừng bắn ở Gaza có thể làm suy yếu giá dầu thô tiêu chuẩn, trong khi số lượng giàn khoan dầu của Mỹ thu hẹp đã đệm đà cho sự sụt giảm sản lượng.

John Kilduff, đối tác của Again Capital LLC cho biết: “Thị trường đang theo dõi chặt chẽ những diễn biến cuối tuần ở Gaza, đồng thời nếu các cuộc đàm phán hòa bình thành công sẽ thúc đẩy phiến quân Houthi ở Yemen cho phép các tàu chở dầu đi qua Biển Đỏ”.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken hôm thứ Năm (21/3) cho biết, các cuộc đàm phán ở Qatar có thể đạt được thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Hamas ở Gaza.

Ông Blinken đã gặp các ngoại trưởng Ả Rập và Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah El-Sisi ở Cairo khi các nhà đàm phán ở Qatar tập trung vào một thỏa thuận ngừng bắn kéo dài khoảng sáu tuần.

Trong khi đó, đồng đô la Mỹ được thiết lập cho tuần thứ hai tăng mạnh sau khi Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ bất ngờ cắt giảm lãi suất vào thứ Năm (21/3) đã củng cố tâm lý rủi ro toàn cầu.

Đồng đô la mạnh hơn khiến dầu trở nên đắt hơn đối với các nhà đầu tư nắm giữ các loại tiền tệ khác, từ đó làm giảm nhu cầu dầu. Tuy nhiên, số lượng giàn khoan dầu của Mỹ thấp hơn và khả năng Mỹ nới lỏng lãi suất đã giúp hạn chế đà giảm của dầu thô. Theo dữ liệu của Baker Hughes, số giàn khoan dầu của Mỹ giảm 1 giàn xuống còn 509 trong tuần này, cho thấy nguồn cung tương lai thấp hơn.

Jim Ritterbusch, thuộc Ritterbusch and Associates, có trụ sở tại Houston, cho biết: “Chúng tôi vẫn đang duy trì mức cao mới trong bối cảnh khẩu vị rủi ro mở rộng trên diện rộng đã tăng tốc sau những bình luận tỏ ra ít diều hâu hơn dự đoán của Fed vào giữa tuần”.

Chứng khoán Mỹ, vốn có xu hướng biến động tương quan với giá dầu, đã đạt mức cao kỷ lục sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) kết thúc cuộc họp thường kỳ mà không có thay đổi nào về lãi suất.

Xung đột ở Đông Âu đã khiến giá dầu không thể giảm xuống đáy. Nga đã tiến hành cuộc tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái lớn nhất vào các cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine vào thứ Sáu (22/3), đồng thời tấn công trúng con đập lớn nhất nước này và gây mất điện ở một số khu vực.

Trên thị trường đang xuất hiện những tranh cãi rằng Nga sẽ giảm giá thêm các thùng dầu trong bối cảnh căng thẳng chiến sự leo thang, Bob Yawger, Giám đốc năng lượng tương lai tại Mizuho cho biết: “Mức chiết khấu cao hơn có thể khiến dầu thô Nga hấp dẫn hơn đối với người mua quốc tế”.

Tại thị trường trong nước, giá xăng dầu hôm nay được niêm yết phổ biến như sau: Giá xăng E5 RON 92 không cao hơn 23.219 đồng/lít; giá xăng RON 95-III không cao hơn 24.284 đồng/lít; giá dầu diesel 0.05S không cao hơn 21.014 đồng/lít; giá dầu hỏa không cao hơn 21.266 đồng/lít; giá dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 17.099 đồng/kg.

Giá bán lẻ xăng dầu trong nước đã được điều chỉnh tại kỳ điều hành giá của liên Bộ Tài chính - Công Thương chiều ngày 21/3. Trong đó, giá xăng RON 95-III tăng nhiều nhất 741 đồng/lít, giá xăng E5 RON 92 tăng 729 đồng/lít. Giá dầu dầu mazut tăng 667 đồng/kg; dầu hỏa tăng 560 đồng/lít `và dầu diesel tăng 465 đồng/lít.

Giá dầu hôm nay (19/3): Dầu thô tiếp đà tăng nhẹGiá dầu hôm nay (19/3): Dầu thô tiếp đà tăng nhẹ
Giá dầu hôm nay (20/3): Dầu thô tiếp tục tăng nhẹGiá dầu hôm nay (20/3): Dầu thô tiếp tục tăng nhẹ
Giá dầu hôm nay (21/3): Dầu thô quay đầu giảmGiá dầu hôm nay (21/3): Dầu thô quay đầu giảm
Giá dầu hôm nay (22/3): Dầu thô tiếp tục giảmGiá dầu hôm nay (22/3): Dầu thô tiếp tục giảm
]]>
https://petrovietnam.petrotimes.vn/gia-dau-hom-nay-233-dau-tho-di-ngang-trong-phien-giao-dich-cuoi-tuan-707936.html Minh Đức Sat, 23 Mar 2024 03:02:00 +0700
https://petrovietnam.petrotimes.vn/gia-dau-hom-nay-223-dau-tho-tiep-tuc-giam-707872.html Giá dầu hôm nay 22 3 Dầu thô tiếp tục giảm Giá dầu thế giới hôm nay 22 3 tiếp tục giảm khi thị trường chịu áp lực bởi dữ liệu nhu cầu xăng dầu yếu hơn của Mỹ và các báo cáo về dự thảo nghị quyết của Liên hợp quốc kêu gọi ngừng bắn ở Gaza Tại thị trường trong nước giá xăng dầu đều được điều chỉnh tăng tại kỳ điều hành giá của liên Bộ Tài chính Công Thương Giàn khai thác dầu khí tại mỏ Bạch Hổ Giàn khai thác dầu khí tại mỏ Bạch Hổ. Nguồn: Tư liệu

Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 22/3/2024 theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchange, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 5/2024 ở mức 80,82 USD/thùng, giảm 0,25 USD trong phiên và giảm 0,79 USD/thùng so với cùng thời điểm ngày 21/3.

Giá dầu Brent giao tháng 5/2024 đứng ở mức 85,6 USD/thùng, giảm 0,18 USD trong phiên và giảm 0,75 USD/thùng so với cùng thời điểm ngày 21/3.

Giá dầu thế giới hôm nay (22/3) tiếp tục giảm khi thị trường chịu áp lực bởi dữ liệu nhu cầu xăng dầu yếu hơn của Mỹ và các báo cáo về dự thảo nghị quyết của Liên hợp quốc kêu gọi ngừng bắn ở Gaza.

Ngày 20/3, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết, tồn kho dầu thô tại Mỹ, nước tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới, tiếp tục giảm tuần thứ 2 liên tiếp với mức giảm 2 triệu thùng xuống 445 triệu thùng. Mặc dù tồn kho xăng giảm tuần thứ 7 liên tiếp (giảm 3,3 triệu thùng xuống 230,8 triệu thùng), sản phẩm xăng được cung cấp - đại diện cho nhu cầu sản phẩm - lại giảm xuống dưới 9 triệu thùng.

Theo Bob Yawger, Giám đốc năng lượng tương lai tại Mizuho, sự sụt giảm cho thấy thị trường xăng dầu, vốn là nền tảng cho đợt phục hồi thị trường gần đây, có thể đã bị mua quá mức.

Ông Yawger cho biết thêm , giá dầu cũng bị áp lực trước thông tin Mỹ đã soạn thảo một nghị quyết của Liên hợp quốc kêu gọi ngừng bắn cho phép thả 40 con tin Israel để đổi lấy hàng trăm người Palestine bị giam giữ trong các nhà tù của Israel.

Ngân hàng Trung ương Mỹ đã quyết định giữ nguyên lãi suất trong khoảng 5,25% đến 5,5% cũng như triển vọng sẽ cắt giảm lãi suất 3 lần trong năm nay. Lãi suất thấp hơn có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và doanh số bán dầu.

Hoạt động kinh doanh của Mỹ đã ổn định trong tháng 3, nhưng giá cả tăng trên diện rộng, cho thấy lạm phát có thể vẫn tăng sau đợt tăng vào đầu năm 2024.

Dữ liệu của Bộ Lao động Mỹ hôm thứ Năm (21/3) cho thấy số người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp mới bất ngờ giảm và tăng trưởng việc làm vẫn mạnh trong tháng 3.

Ở một diễn biến khác, các cuộc tấn công của Ukraina vào các nhà máy lọc dầu của Nga cũng thúc đẩy các nhà đầu tư giao dịch dầu thô với giá cao hơn, vì lý do ảnh hưởng đến nguồn cung xăng dầu toàn cầu.

Máy bay không người lái của Ukraine đã nhắm vào ít nhất bảy nhà máy lọc dầu của Nga trong tháng này. Theo tính toán của Reuters, các cuộc tấn công đã làm giảm 7%, tương đương khoảng 370.500 thùng mỗi ngày, công suất lọc dầu của Nga.

Các nhà phân tích cho rằng sự gián đoạn kéo dài có thể buộc các nhà sản xuất Nga phải giảm nguồn cung nếu họ không thể xuất khẩu dầu thô và phải đối mặt với những hạn chế về kho dự trữ.

Nền kinh tế Đức có thể sẽ suy thoái trong quý đầu tiên của năm 2024 do tiêu dùng yếu và nhu cầu công nghiệp yếu kém.

Cũng trong ngày thứ Năm (21/3), Thống đốc Ngân hàng Anh cho biết nền kinh tế Anh đang “đi đúng hướng” để ngân hàng trung ương bắt đầu cắt giảm lãi suất.

Tại thị trường trong nước, giá xăng dầu hôm nay được niêm yết phổ biến như sau: Giá xăng E5 RON 92 không cao hơn 23.219 đồng/lít; giá xăng RON 95-III không cao hơn 24.284 đồng/lít; giá dầu diesel 0.05S không cao hơn 21.014 đồng/lít; giá dầu hỏa không cao hơn 21.266 đồng/lít; giá dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 17.099 đồng/kg.

Giá bán lẻ xăng dầu trong nước đã được điều chỉnh tại kỳ điều hành giá của liên Bộ Tài chính - Công Thương chiều ngày 21/3. Trong đó, giá xăng RON 95-III tăng nhiều nhất 741 đồng/lít, giá xăng E5 RON 92 tăng 729 đồng/lít. Giá dầu dầu mazut tăng 667 đồng/kg; dầu hỏa tăng 560 đồng/lít `và dầu diesel tăng 465 đồng/lít.

Giá dầu hôm nay (18/3): Tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầu tuầnGiá dầu hôm nay (18/3): Tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầu tuần
Giá dầu hôm nay (19/3): Dầu thô tiếp đà tăng nhẹGiá dầu hôm nay (19/3): Dầu thô tiếp đà tăng nhẹ
Giá dầu hôm nay (20/3): Dầu thô tiếp tục tăng nhẹGiá dầu hôm nay (20/3): Dầu thô tiếp tục tăng nhẹ
Giá dầu hôm nay (21/3): Dầu thô quay đầu giảmGiá dầu hôm nay (21/3): Dầu thô quay đầu giảm
]]>
https://petrovietnam.petrotimes.vn/gia-dau-hom-nay-223-dau-tho-tiep-tuc-giam-707872.html Minh Đức Fri, 22 Mar 2024 02:22:29 +0700
https://petrovietnam.petrotimes.vn/gia-dau-hom-nay-213-dau-tho-quay-dau-giam-707794.html Giá dầu hôm nay 21 3 Dầu thô quay đầu giảm Giá dầu thế giới hôm nay 21 3 giảm khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Fed giữ lãi suất ổn định và mối lo ngại về nhu cầu dầu tiếp tục đè nặng tâm lý thị trường pvep-10-nam-lien-tuc-ve-dich-som Cụm mỏ Đại Hùng. Nguồn: Tư liệu

Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 21/3/2024 theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchange, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 5/2024 ở mức 81,61 USD/thùng, tăng 0,34 USD trong phiên và giảm 0,84 USD/thùng so với cùng thời điểm ngày 20/3.

Giá dầu Brent giao tháng 5/2024 đứng ở mức 86,35 USD/thùng, tăng 0,4 USD trong phiên và giảm 0,79 USD/thùng so với cùng thời điểm ngày 20/3.

Giá dầu thế giới hôm nay (21/3) giảm khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) giữ lãi suất ổn định và mối lo ngại về nhu cầu dầu tiếp tục đè nặng tâm lý thị trường.

Kết thúc cuộc họp ngày 20/3, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã giữ lãi suất ở mức 5,25% đến 5,50%, nhưng các nhà hoạch định chính sách cho biết họ vẫn mong đợi giảm 3/4 điểm phần trăm vào cuối năm 2024. Andrew Lipow, Chủ tịch của Lipow Oil Associates cho biết, quyết định lãi suất của Fed đã nằm trong dự đoán.

Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết tồn kho dầu thô của nước này bất ngờ giảm trong tuần trước do xuất khẩu tăng và các nhà máy lọc dầu tiếp tục tăng cường hoạt động. Trong đó, tồn kho dầu giảm 2 triệu thùng xuống 445 triệu thùng, tồn kho xăng giảm 3,3 triệu thùng xuống 230,8 triệu thùng; thì tồn kho sản phẩm chưng cất, bao gồm dầu diesel và dầu sưởi, tăng 624.000 thùng lên 118,5 triệu thùng.

Matt Smith, nhà phân tích dầu mỏ hàng đầu tại Kpler cho biết, tồn kho dầu thô của Mỹ giảm là do hoạt động lọc dầu tăng cao và xuất khẩu dầu thô mạnh.

Viện Dầu mỏ Mỹ cũng báo cáo tồn kho dầu thô và xăng giảm trong tuần trước, trong khi tồn kho sản phẩm chưng cất tăng.

Ở một diễn biến khác, các cuộc tấn công của Ukraine vào cơ sở lọc dầu của Nga đã giúp đẩy giá dầu thô lên cao hơn. Cụ thể, đã có ít nhất 7 nhà máy lọc dầu của Nga bị máy bay không người lái tấn công. Các cuộc tấn công này đã làm giảm 7% công suất lọc dầu của Nga, tương đương khoảng 370.500 thùng/ngày.

Nhà phân tích Warren Patterson của ING cho biết: “Nếu những gián đoạn này kéo dài, cuối cùng nó có thể buộc các nhà sản xuất Nga phải giảm nguồn cung nếu họ không thể xuất khẩu toàn bộ lượng dầu thô này”.

Tại thị trường trong nước, giá xăng dầu hôm nay được niêm yết phổ biến như sau: Giá xăng E5 RON 92 không cao hơn 22.490 đồng/lít; giá xăng RON 95-III không cao hơn 23.543 đồng/lít; giá dầu diesel 0.05S không cao hơn 20.549 đồng/lít; giá dầu hỏa không cao hơn 20.706 đồng/lít; giá dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 16.432 đồng/kg.

Giá bán lẻ xăng dầu trong nước sẽ được điều chỉnh tại kỳ điều hành giá của liên Bộ Tài chính - Công Thương chiều nay (21/3)

Giá dầu hôm nay (17/3): Dầu thô kết thúc tuần tăng giáGiá dầu hôm nay (17/3): Dầu thô kết thúc tuần tăng giá
Giá dầu hôm nay (18/3): Tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầu tuầnGiá dầu hôm nay (18/3): Tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầu tuần
Giá dầu hôm nay (19/3): Dầu thô tiếp đà tăng nhẹGiá dầu hôm nay (19/3): Dầu thô tiếp đà tăng nhẹ
Giá dầu hôm nay (20/3): Dầu thô tiếp tục tăng nhẹGiá dầu hôm nay (20/3): Dầu thô tiếp tục tăng nhẹ
]]>
https://petrovietnam.petrotimes.vn/gia-dau-hom-nay-213-dau-tho-quay-dau-giam-707794.html Minh Đức Thu, 21 Mar 2024 02:55:27 +0700
https://petrovietnam.petrotimes.vn/bai-2-tai-sao-indonesia-va-viet-nam-nen-tham-khao-kinh-nghiem-uc-707768.html Bài 2 Tại sao Indonesia và Việt Nam nên tham khảo kinh nghiệm Úc span style font size 16px Theo TS Thái Doãn Hoàng Cầu Việt Nam và Indonesia có thể tham khảo kinh nghiệm Úc để đạt được mục tiêu chính của ngành điện đặc biệt trong bối cảnh đang xây dựng thị trường điện đồng thời lại phải đối diện nhiều mục tiêu thách thức mới của chuyển dịch năng lượng bền vững span Bài 2: Tại sao Indonesia và Việt Nam nên tham khảo kinh nghiệm Úc? TS Thái Doãn Hoàng Cầu giảng bài tại chương trình Just Energy Transition Program - Australian Awards Fellowship

Thứ nhất, NEM (Thị trường điện quốc gia Úc) là thị trường bán lẻ điện hoàn toàn, tức là ở giai đoạn cuối của cải cách thị trường điện với thị trường bán buôn điện hoàn chỉnh và khách hàng được tự do lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ bán lẻ điện trong thị trường bán lẻ điện. Đây là đích đến cho các nước đang tiến hành cải cách thị trường điện.

NEM có mức độ minh bạch cao trong thiết kế, quản trị, thiết kế lại cũng như tiến trình quản lý các thay đổi. Các kinh nghiệm của Úc được đánh giá là “mở”, có nhiều tài liệu dễ truy cập cho bất kỳ tổ chức hay cá nhân quan tâm có thể tìm hiểu, nghiên cứu.

Thứ hai, như đã trình bày chi tiết ở trên, NEM có thiết kế chính đơn giản, ít thay đổi và có cơ cấu quản trị độc lập, khá hiệu quả, nên có tính thực dụng và dễ vận dụng hơn cho các nước đi sau.

Lý do thứ ba là, hệ thống điện Úc có nhiều điểm tương đồng với Indonesia và Việt Nam. Về quy mô, cả ba đều có tổng tiêu thụ điện năng trên 200 TWh, trong đó: NEM đạt 208 TWh và Việt Nam đạt 251 TWh vào năm 2023; Indonesia đạt 242 TWh (năm 2021) trên quy mô cả nước, nhưng tổng tiêu thụ của các cụm đảo chính gần nhau là Java-Mandura-Bali và Sumatra chiếm đa số với 213 TWh. Cơ cấu nguồn phát của ba nước đa dạng với điện than chiếm tỷ trọng lớn, có thuỷ điện, điện khí, điện tái tạo (mặt trời, gió, sinh khối, v.v..). Cả ba nước đều có hệ thống truyền tải dài trên 40.000 km.

Dù điện than chiếm tỷ trọng chính, cả ba nước cam kết đặt mục tiêu bền vững môi trường cao. Úc và Việt Nam đặt mục tiêu phát thải ròng bằng không trước hoặc vào năm 2050. Indonesia đặt mục tiêu này trước 2060. Cả ba đang hoặc sẽ phải đương đầu với các thử thách về vận hành an ninh trong ngắn hạn và đủ nguồn trong dài hạn của hệ thống điện do sự gia tăng nhanh chóng của các nguồn năng lượng tái tạo và giảm dần điện than. Kinh nghiệm vận hành và thiết kế lại NEM để đáp ứng các mục tiêu chuyển dịch năng lượng bền vững sớm và cao hơn của Úc sẽ tạo tiền lệ quý giá cho Việt Nam và Indonesia tham khảo.

TS Thái Doãn Hoàng Cầu trình bày chuyên đề "Chiến lược chào giá trong thị trường điện" tại Công ty cổ phần xây dựng điện 2 (PECC2).

Tổng quan hiện trạng cải cách thị trường điện Việt Nam

Việt Nam đã có quyết sách cải cách thị trường điện từ sớm. Điều này thể hiện rõ trong Luật Điện lực (các năm 2004, 2012, 2022), Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị (năm 2020) và nhiều Quyết định cụ thể của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương về thiết kế và lộ trình thực hiện thị trường điện (các năm 2013, 2015, 2020).

Việt Nam chính thức vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh (VWEM) từ năm 2019 đến nay sau nhiều năm vận hành thị trường phát điện cạnh tranh từ năm 2012. Tuy đạt được một số thành tựu: cơ bản đảm bảo an ninh cung cấp điện trong giai đoạn 2012-2022; tăng cường vận hành hệ thống điện, thị trường điện hiệu quả, minh bạch, bình đẳng; tăng dần thu hút đầu tư tư nhân, nước ngoài; và bước đầu phát triển bền vững cơ cấu nguồn điện, cải cách thị trường điện Việt Nam còn nhiều bất cập, thách thức.

VWEM vẫn chưa hoàn chỉnh với mức độ tham gia thực sự vào thị trường điện còn thấp. Việc thực hiện đầu tư xây dựng các dự án thuộc Quy hoạch điện chậm tiến độ và không cân đối. Cơ chế giá bán lẻ điện hiện hành chưa tính đúng, tính đủ, kịp thời theo thay đổi chi phí đầu vào cùng với các thành phần khác. Thị trường bán lẻ điện vẫn chưa thực hiện thí điểm theo như lộ trình đã được duyệt.

Việt Nam vẫn chưa có thị trường bán buôn điện đúng nghĩa, vẫn chỉ là thị trường cạnh tranh về phát điện, vì các đơn vị mua buôn điện để cung cấp dịch vụ bán lẻ điện vẫn thuộc về Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), còn chủ yếu độc quyền trong mua buôn và bán lẻ điện.

Theo thiết kế VWEM hoàn chỉnh được phê duyệt năm 2015, ngành điện cần thực hiện chào giá tự do hơn, cơ chế định giá biên theo miền cho thị trường giao ngay, quyền truyền tải tài chính (FTR), thị trường dịch vụ phụ trợ cho điều khiển tần số đồng tối ưu với thị trường giao ngay. Thị trường bán buôn cần phát triển mạnh mẽ hơn các cơ chế thị trường hợp đồng tương lai để giúp các thành viên tham gia thị trường được chủ động mua bán điện và quản lý rủi ro tài chính.

Quy hoạch điện VIII dự báo ngành điện sẽ phát triển mạnh mẽ với sản lượng điện thương phẩm đạt 505 tỷ kWh điện - gấp đôi năm 2023 vào năm 2030 để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế GDP bình quân 7%/năm trong giai đoạn 2021 - 2030 và gần gấp năm lần năm 2023 vào năm 2050 cho tăng trưởng GDP 6,5 - 7%/năm trong giai đoạn 2031 - 2050. Năng lượng tái tạo sẽ được phát triển mạnh với tỷ trọng trong cơ cấu sản xuất điện đạt 30,9 - 39,2% vào năm 2030 và định hướng lên tới 67,5 - 71,5% vào năm 2050. Tổng dự toán đầu tư nguồn và lưới điện cần khoảng 135 tỷ USD cho giai đoạn 2021 - 2030, và 399 - 523 tỷ USD cho giai đoạn 2031 - 2050.

Để có thể thu hút vốn đầu tư đáp ứng nhu cầu phát triển rất lớn như Quy hoạch điện VIII và tuân thủ cam kết của Việt Nam với quốc tế sẽ xây dựng và triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính, đồng thời phối hợp với các nước để hướng tới đạt mức phát thải ròng bằng không vào năm 2050, Việt Nam cần các cơ chế thị trường điện phù hợp, xứng tầm. Quyết định 215/QĐ-Ttg mới đây (ngày 01/3/2024) của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 cũng khẳng định điều này.

TS Thái Doãn Hoàng Cầu tại chương trình "Nâng cao năng lực cho cán bộ các tỉnh ĐBSCL trong lĩnh vực điện và năng lượng".

Khuyến nghị

Như vậy, Indonesia và Việt Nam có thể tham khảo kinh nghiệm Úc để đạt được mục tiêu chính của ngành điện, đặc biệt trong bối cảnh đang xây dựng thị trường điện đồng thời lại phải đối diện nhiều mục tiêu, thách thức mới của chuyển dịch năng lượng bền vững. Trong số rất nhiều điểm đáng tham khảo từ kinh nghiệm cải cách thị trường điện Úc, tôi đề ra 3 khuyến nghị cơ bản và chủ yếu.

Đầu tiên là, ‘làm đúng việc’ (‘do right things’). Mỗi nước cần xác định rõ, cụ thể hoá các mục tiêu của ngành điện, năng lượng của mình, cũng như mức độ ưu tiên, cân nhắc được - mất, xung đột lợi ích - chi phí giữa các các mục tiêu tin cậy kỹ thuật, bền vững môi trường và hiệu quả kinh tế.

Một khi đã lựa chọn thị trường điện làm ‘phương tiện’ để đạt các mục tiêu đã đề ra thì cần xem cải cách thị trường điện là dự án quan trọng quốc gia, ưu tiên hàng đầu để thiết kế lại thị trường điện xem xét bối cảnh NLTT tăng cao và nguồn điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch (than, khí, dầu) giảm dần, và nhanh chóng thực hiện cải cách.

Trong việc xem xét lựa chọn lộ trình cải cách, thiết kế thị trường điện phù hợp, cần lưu ý không có mô hình cải cách duy nhất nào phù hợp cho mọi quốc gia. Hãy cẩn thận với việc ‘chọn quả anh đào’ (sao chép hay chọn những hợp phần tốt nhất) từ các thiết kế khác mà nên tùy chỉnh lộ trình, thiết kế thị trường điện cho phù hợp với đặc điểm chính trị - xã hội, kinh tế và năng lực của riêng mình.

Để làm tốt các công việc này, mỗi nước xem xét có sự đánh giá toàn diện của chuyên gia/Ban Cố vấn độc lập và thành lập Cơ quan chuyên trách thực thi cải cách.

Từ đầu thập niên 1990-2000, Úc đã xác định mục tiêu, nhiệm vụ tái cơ cấu ngành điện rõ ràng và đã quyết tâm thực hiện cải cách. Dù tham khảo kinh nghiệm quốc tế, Úc đã chọn cho mình thiết kế thị trường điện đơn giản và độc đáo. Trong bối cảnh chuyển dịch năng lượng bền vững, Úc đã không ngủ yên mà sớm chuẩn bị và tiến hành cải cách, thiết kế lại thị trường điện kể từ năm 2017 cho sau năm 2025.

Thứ hai, xây dựng cơ cấu quản trị hiệu quả. Mỗi nước cần thiết lập và hoàn thiện khung pháp lý gồm luật và quy định để hỗ trợ các thị trường điện. Cần lưu ý việc phối hợp giữa các chức năng tham mưu chính sách, xây dựng và điều chỉnh luật, xây dựng và quản lý các quy định liên quan thị trường điện, phát triển điện lực, thiết kế thị trường điện, giám sát thực thi, tuân thủ quy định, điều tiết thị trường điện, vận hành thị trường, vận hành hệ thống điện để đảm bảo các mục tiêu tin cậy, bền vững và hiệu quả.

Hướng tới việc thành lập các cơ quan quản trị độc lập, phi lợi nhuận để tránh xung đột lợi ích và để có thể kiểm tra, cân bằng lẫn nhau. Mô hình cơ cấu quản trị thị trường điện Úc với ba đơn vị độc lập, minh bạch, không thiên vị, có năng lực, trách nhiệm, nhất quán, thực tiễn và biết tôn trọng, hỗ trợ cho cạnh tranh và phát minh đổi mới, phục vụ khách hàng đã góp phần quan trọng chính yếu trong kết quả vận hành khá tốt của NEM, là mô hình đáng được xem xét.

Thứ ba, tăng tốc phát triển các năng lực cần thiết cho cải cách thị trường điện và quản lý cải cách. Đây là yếu tố then chốt cho ‘làm đúng việc' và là nền tảng của cơ cấu quản trị hiệu quả.

Mỗi nước cần xây dựng năng lực cho các chức năng quản trị thị trường điện cũng như vận hành thương mại trong thị trường điện. Năng lực cần được xây dựng trên cơ sở am hiểu kiến thức liên ngành liên quan đến thị trường điện như kỹ thuật hệ thống điện, kinh tế, thương mại, quản lý cũng như từ những kinh nghiệm thực tiễn.

Để thực hiện cải cách thành công, ngoài xây dựng năng lực để đề ra các giải pháp phù hợp mang tính chuyên môn, cần chú trọng xây dựng các năng lực quản lý cải cách, bao gồm: truyền đạt tầm nhìn, tính cấp bách, ưu tiên, lợi ích của cải cách, đánh giá mức độ sẵn sàng và xây dựng sự đồng thuận, cam kết cho những người tham gia thực hiện cải cách cũng như những người chịu sự tác động của cải cách

Phát triển năng lực đòi hỏi vai trò chủ động của các trường đại học, các tổ chức nghiên cứu, các nhà nghiên cứu, các cơ quan quản trị thị trường điện và các công ty năng lượng.

Úc đã phải mất nhiều năm để phát triển những năng lực này. Các nước đi sau như Indonesia và Việt Nam có thể học hỏi nhanh hơn từ Úc.

TS. Thái Doãn Hoàng Cầu

Về tác giả

Thái Doãn Hoàng Cầu là tiến sĩ về hành vi kinh tế trong thị trường điện và có hơn 25 năm kinh nghiệm nghiên cứu và làm việc trong thị trường điện Úc.

Ông là tác giả của cuốn sách "Thị trường điện: các vấn đề cơ bản và chuyên đề kinh tế, thương mại, quản lý" do Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật xuất bản vào tháng 10 năm 2022. Cuốn sách 20 chương, 750 trang này cung cấp những kiến thức liên ngành và kinh nghiệm thực tiễn cần biết nhằm giúp ngành điện Việt Nam chuẩn bị tốt hơn cho thị trường điện.

Tham khảo

AER (2023). State of energy markets. Australian Energy Regulator.

Biggar, D. and Hesamzadeh, M. (2014). The Economics of Electricity Markets. Wiley - IEEE.

Cầu, T. D. H. (2022). Thị trường điện: Các vấn đề cơ bản và chuyên đề kinh tế, thương mại, quản lý chiến lược. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

Cầu, T. D. H. (2022). Thị trường điện lực bền vững ở Việt Nam?. Tia sáng, 19:20–24, 05/10/2022. https://tiasang.com.vn/tin-noi-bat/tieu-diem/thi-truong-dien-luc-ben-vung-o-viet-nam/

Cầu, T.D.H. (2023). Bài 11: TS Thái Doãn Hoàng Cầu: Phát triển điện lực hiệu quả, bền vững cần các cơ chế thị trường điện. Chuyên đề Gỡ nút thắt điện khí để "điện đi trước một bước". PetroTimes - Tạp chí của Hội Dầu khí Việt Nam. 23/10/2023. https://petrotimes.vn/bai-11-ts-thai-doan-hoang-cau-phat-trien-dien-luc-hieu-qua-ben-vung-can-cac-co-che-thi-truong-dien-696765.html

Cầu, T. D. H. (2023). Bốn vấn đề nan giải của ngành điện. Chuyên mục Tâm điểm. Dân trí, 29/05/2023. https://dantri.com.vn/tam-diem/bon-van-de-nan-giai-cua-nganh-dien-20230526105311936.htm

Cầu, T.D.H. (2023). Nên tiến hành cải cách thị trường điện như thế nào?. Tạp chí Năng lượng Việt Nam. 4/12/2023. https://nangluongvietnam.vn/nen-tien-hanh-cai-cach-thi-truong-dien-viet-nam-nhu-the-nao-31895.html

IEA (2022). Enhancing Indonesia’s Power System. IEA, Paris. https://www.iea.org/reports/enhancing- indonesias-power-system. Licence: CC BY 4.0

Thorpe, G. (2022). Back to the future. Oakley Greenwood technical note. 31/10/2022. https://oakleygreenwood.com.au/back-to-the-future

Viện Năng lượng (2023). Đề án quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050, Thuyết minh chung. Viện Năng lượng - Bộ Công Thương.

Bài 1: Thị trường điện Úc và kinh nghiệm cải cách

Bài 1: Thị trường điện Úc và kinh nghiệm cải cách

Trong bài giảng về kinh nghiệm cải cách thị trường điện Úc, TS Thái Doãn Hoàng Cầu khuyến nghị Indonesia và Việt Nam lựa chọn mô hình, lộ trình cải cách và thiết kế thị trường điện phù hợp, xây dựng cơ cấu quản trị hiệu quả và đẩy nhanh việc xây dựng các năng lực thực hiện cải cách.

]]>
https://petrovietnam.petrotimes.vn/bai-2-tai-sao-indonesia-va-viet-nam-nen-tham-khao-kinh-nghiem-uc-707768.html Thu, 21 Mar 2024 01:08:02 +0700
https://petrovietnam.petrotimes.vn/sua-doi-quyet-dinh-24-dinh-huong-co-che-gia-dien-theo-tin-hieu-thi-truong-707765.html Sửa đổi Quyết định 24 Định hướng cơ chế giá điện theo tín hiệu thị trường Việc sửa đổi Quyết định 24 của Thủ tướng về cơ chế điều chỉnh giá điện bình quân là cần thiết và phù hợp với tình hình thực tế của thị trường Ông Trần Việt Hoà – Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực Bộ Công Thương đã có những trao đổi xung quanh về vấn đề này Ông Trần Việt Hoà – Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương)

PV: Mới đây, Bộ Công Thương gửi Thủ tướng về Dự thảo quyết định thay thế Quyết định 24/2017 của Thủ tướng về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân. Xin ông cho biết những điểm mới của Dự thảo lần này?

Ông Trần Việt Hòa: Nhiệm vụ nghiên cứu sửa đổi cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân tại Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg (Quyết định 24) đã được Bộ Công Thương thực hiện từ lâu và đã trải qua nhiều lần trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo Quyết định thay thế Quyết định 24. Về cơ bản, một số quy định chính trong Dự thảo Quyết định được kế thừa từ Quyết định 24, như về thẩm quyền điều chỉnh giá bán điện bình quân, công thức tính và nguyên tắc chính của việc điều chỉnh giá điện.

Tại Dự thảo Quyết định, Bộ Công Thương tiếp tục đề xuất giữ nguyên thẩm quyền quyết định điều chỉnh giá điện như tại Quyết định 24, theo đó nếu giá điện cần điều chỉnh tăng từ 3% đến dưới 5% thì Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) quyết định điều chỉnh, từ 5% đến dưới 10% thì EVN báo cáo Bộ Công Thương chấp thuận trước khi thực hiện, từ 10% trở lên hoặc ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô thì Bộ Công Thương báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho ý kiến. Công thức tính toán giá bán điện bình quân tiếp tục được áp dụng tương tự Quyết định 24, trong đó ngoài chi phí sản xuất kinh doanh điện dự kiến phát sinh trong năm của các khâu trong chuỗi sản xuất - cung ứng điện (bao gồm phát điện, truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện, điều độ hệ thống điện và điều hành giao dịch thị trường điện lực, dịch vụ phụ trợ hệ thống điện, điều hành - quản lý ngành), giá bán điện bình quân có tính đến các khoản chi phí khác chưa được tính vào giá điện, đây là các khoản chi phí được phép tính nhưng chưa được tính vào giá điện ở những lần điều chỉnh trước.

Điểm mới của Dự thảo lần này so với Quyết định 24 đó là cơ chế điều chỉnh giá điện theo hướng rút ngắn thời gian điều chỉnh giá điện tối thiểu từ 06 tháng xuống 03 tháng; quy định cụ thể về hồ sơ phương án giá điện của EVN và quy định cụ thể hơn về trách nhiệm, vai trò giám sát của các bộ, cơ quan, đơn vị liên quan trong quy trình xây dựng và điều chỉnh giá điện.

Dự thảo Quyết định thay thế Quyết định 24 có tính kế thừa và chỉ điều chỉnh một số nội dung mới cho phù hợp với chủ trương, định hướng của Đảng, Nhà nước và chỉ đạo của Chính phủ về thị trường năng lượng nói chung, thị trường điện nói riêng

PV: Việc đề xuất rút ngắn thời gian điều chỉnh giá điện bán lẻ tối thiểu từ 6 tháng xuống 3 tháng, theo ông việc điều chỉnh này có giúp cho việc quản lý, điều hành giá điện được hiệu quả hơn hay không?

Ông Trần Việt Hòa: Quyết định 24 quy định giá điện được xem xét điều chỉnh theo biến động thông số đầu vào ở thời điểm tính toán so với thông số sử dụng để xác định giá bán điện bình quân hiện hành. Thực tế việc điều chỉnh giá bán điện bình quân các năm qua cho thấy để giảm thiểu ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô và sản xuất của doanh nghiệp cũng như đời sống của người dân, mức điều chỉnh thực tế có thể thấp hơn so với phương án đề xuất của EVN và so với kết quả rà soát, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Điều này dẫn đến chi phí bị dồn tích do mức điều chỉnh không đủ để thu hồi chi phí phát sinh (sẽ có nhiều khoản chi phí chưa được tính đầy đủ hoặc chưa được tính vào giá điện).

Hiện nay, chu kỳ điều chỉnh giá điện quy định tại Quyết định 24 là tối thiểu 06 tháng kể từ lần điều chỉnh gần nhất. Trong quá trình xem xét đề xuất điều chỉnh giá điện của EVN năm 2022 và 2023, Thường trực Chính phủ có ý kiến về việc nghiên cứu điều chỉnh giá điện theo lộ trình, có thể điều chỉnh giá điện nhiều lần trong năm để tránh gây tác động lớn đến kinh tế vĩ mô, đồng thời đảm bảo phản ánh kịp thời biến động của các thông số đầu vào tới giá điện. Nghị quyết số 937/NQ-UBTVQH15 ngày 13/12/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) về giám sát chuyên đề về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016-2021 cũng đã yêu cầu một trong những nhiệm vụ, giải pháp cần thực hiện trong ngắn hạn giai đoạn trước 2025 là điều chỉnh kịp thời giá bán lẻ điện theo biến động thực tế của thông số đầu vào như giá nhiên liệu, tỷ giá và rút ngắn thời gian điều chỉnh giá điện.

Với việc giá điện cần điều chỉnh theo lộ trình để giảm thiểu tác động tới kinh tế vĩ mô và khách hàng sử dụng điện, cần xem xét tới việc rút ngắn chu kỳ tối thiểu điều chỉnh giá điện để vừa đảm bảo chi phí không bị dồn tích quá nhiều có thể gây ảnh hưởng đến cân bằng tài chính của EVN; bên cạnh đó cũng dần đưa giá điện thích ứng với sự biến động của các thông số đầu vào theo thị trường. Nội dung đề xuất này cũng phù hợp với quan điểm chỉ đạo tại Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, theo đó áp dụng giá thị trường đối với mọi loại hình năng lượng. Tuy nhiên, cần lưu ý Dự thảo Quyết định đề xuất rút ngắn thời gian tối thiểu giữa 2 lần điều chỉnh giá từ 06 tháng xuống 03 tháng không có nghĩa là cứ 03 tháng điều chỉnh giá điện một lần mà còn tùy thuộc vào đánh giá tác động tới kinh tế vĩ mô, cũng như tùy thuộc vào kết quả tính toán cập nhật giá điện đã đủ mức để được xem xét điều chỉnh theo quy định hay chưa.

PV: Có thể khẳng định, Bộ Công Thương vẫn giữ vai trò chính trong điều hành giá điện, tuy nhiên vừa qua nhiều ý kiến cho rằng việc đề cập đến trách nhiệm của Bộ Tài chính, Tổng cục Thống kê… là chưa hợp lý vì quy định đã có. Quan điểm của ông về vấn đề này?

Ông Trần Việt Hòa: Trước hết, tôi khẳng định, Dự thảo Quyết định thay thế Quyết định 24 có tính kế thừa và chỉ điều chỉnh một số nội dung mới cho phù hợp với chủ trương, định hướng của Đảng, Nhà nước và chỉ đạo của Chính phủ về thị trường năng lượng nói chung, thị trường điện nói riêng; phù hợp với thực tiễn và xu hướng hội nhập.

Và với vai trò là Bộ quản lý ngành, Bộ Công Thương vẫn giữ vai trò, trách nhiệm chính trong quá trình kiểm tra, rà soát phương án giá điện do EVN xây dựng và trong quá trình kiểm tra, điều chỉnh giá điện, cũng như là tham mưu Thủ tướng Chính phủ trong điều hành giá điện.

Trên cơ sở quy định về Quy chế làm việc của Chính phủ, chức năng, nhiệm vụ của các bộ, cơ quan liên quan đã được quy định, việc tham gia quá trình xây dựng cơ chế, kiểm tra, rà soát phương án giá điện do EVN xây dựng và trong quá trình kiểm tra, điều chỉnh giá điện là một trong những nhiệm vụ của các bộ, ngành.

Ở Dự thảo mới, chúng tôi chỉ làm rõ hơn (chứ không phải bổ sung) vai trò, trách nhiệm của các bộ, ngành liên quan như: Bộ Tài chính có ý kiến tham gia với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về giá; Tổng cục Thống kê sẽ có trách nhiệm đánh giá tác động của việc điều chỉnh giá điện đến kinh tế vĩ mô; các Bộ, cơ quan liên quan (trong đó có Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp) có ý kiến tham gia đối với các nội dung liên quan trong phạm vi được phân công quản lý theo chức năng, nhiệm vụ được giao và quy định của pháp luật.

Việc đưa vào dự thảo cũng là để tăng cường vai trò, trách nhiệm của các bên đối với một cơ chế quan trọng, ảnh hưởng đến nhiều đối tượng trong xã hội theo tinh thần dân chủ, công khai, minh bạch.

Xin cảm ơn ông!

Hải Anh (thực hiện)

Gỡ vướng cho các dự án điện khí: Chậm trễ có thể ảnh hưởng đến an ninh năng lượng quốc giaGỡ vướng cho các dự án điện khí: Chậm trễ có thể ảnh hưởng đến an ninh năng lượng quốc gia
Đại biểu chất vấn về trách nhiệm xây dựng khung giá cho điện gió, điện mặt trờiĐại biểu chất vấn về trách nhiệm xây dựng khung giá cho điện gió, điện mặt trời
Bài 1: Thị trường điện Úc và kinh nghiệm cải cáchBài 1: Thị trường điện Úc và kinh nghiệm cải cách
]]>
https://petrovietnam.petrotimes.vn/sua-doi-quyet-dinh-24-dinh-huong-co-che-gia-dien-theo-tin-hieu-thi-truong-707765.html Wed, 20 Mar 2024 11:18:45 +0700
https://petrovietnam.petrotimes.vn/tong-giam-doc-petrovietnam-le-ngoc-son-tiep-noi-nguon-luc-kien-tao-tuong-lai-dua-petrovietnam-toi-dinh-cao-moi-707730.html Tổng giám đốc Petrovietnam Lê Ngọc Sơn Tiếp nối nguồn lực kiến tạo tương lai đưa Petrovietnam tới đỉnh cao mới Với tinh thần Một đội ngũ – Một mục tiêu chúng ta sẽ cùng nhau tiếp tục khai mở những cơ hội trong khó khăn thách thức làm mới động lực cũ và bổ sung động lực mới đưa Tập đoàn vươn tới những đỉnh cao mới Tân Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam Petrovietnam Lê Ngọc Sơn nhấn mạnh Ngày 20/3, Petrovietnam đã tổ chức Lễ công bố và trao các quyết định Phó Bí thư Đảng ủy, Thành viên HĐTV, Tổng giám đốc Tập đoàn cho đồng chí Lê Ngọc Sơn.

Tham dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Hoàng Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; đồng chí Nguyễn Long Hải, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương; các đồng chí lãnh đạo đại diện các Ban, Bộ, Ngành Trung ương, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương.

Về phía Petrovietnam có đồng chí Lê Mạnh Hùng, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Khối DNTW, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn; cùng các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Thành viên HĐTV, Phó Tổng giám đốc, lãnh đạo các Ban chuyên môn/Văn phòng Tập đoàn, lãnh đạo các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội, lãnh đạo các đơn vị thành viên, chi nhánh, ban quản lý dự án trực thuộc Tập đoàn.

Tại buổi lễ, đại diện Vụ Tổ chức cán bộ Ủy ban Quản lý vốn, Ban Tổ chức Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương, Ban Quản trị nguồn nhân lực Petrovietnam đã công bố các quyết định: bổ nhiệm Thành viên HĐTV, bổ nhiệm Tổng giám đốc và chuẩn y tham gia Ban Thường vụ Đảng ủy và giữ chức Phó Bí thư Đảng ủy Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đối với đồng chí Lê Ngọc Sơn.

Đồng chí Nguyễn Hoàng Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp trao quyết định bổ nhiệm Thành viên HĐTV Petrovietnam cho đồng chí Lê Ngọc Sơn
Đồng chí Nguyễn Long Hải, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương trao quyết định chuẩn y Phó Bí thư Đảng ủy Tập đoàn đối với đồng chí Lê Ngọc Sơn
Đồng chí Lê Mạnh Hùng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV Petrovietnam trao quyết định bổ nhiệm Tổng Giám đốc Tập đoàn cho đồng chí Lê Ngọc Sơn

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBQLV Nguyễn Hoàng Anh chúc mừng Petrovietnam đã kiện toàn nhân sự lãnh đạo chủ chốt, chúc mừng đồng chí Lê Ngọc Sơn được tin tưởng giao nhiệm vụ mới. Khẳng định đây là vinh dự nhưng đồng thời cũng là trách nhiệm rất nặng nề, Chủ tịch UBQLV tin tưởng với bề dày công tác, là cán bộ có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm thực tiễn trong quản lý điều hành, đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng trong Tập đoàn, đồng chí Lê Ngọc Sơn sẽ cùng tập thể ban lãnh đạo, cán bộ, người lao động tiếp tục phát huy những thành tích đạt được, nỗ lực vượt khó để tăng trưởng, phát triển Tập đoàn ngày càng bền vững.

Đồng chí Nguyễn Hoàng Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban phát biểu giao nhiệm vụ

Phát biểu nhận nhiệm vụ, đồng chí Lê Ngọc Sơn cảm ơn lãnh đạo Chính phủ, các Ban, Bộ, ngành Trung ương, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương, tập thể ban lãnh đạo Tập đoàn đã tin tưởng, tín nhiệm giao trọng trách Phó Bí thư Đảng ủy, Thành viên HĐTV, Tổng giám đốc Tập đoàn. Đồng thời, đồng chí Lê Ngọc Sơn bày tỏ lòng tri ân sâu sắc tới các bậc lão thành, các thế hệ người lao động Dầu khí đã khai phá, vun đắp, xây dựng và phát triển Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam trở thành Tập đoàn kinh tế có quy mô lớn nhất cả nước, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, an ninh kinh tế, an ninh lương thực và an ninh quốc phòng của đất nước.

Đồng chí Lê Ngọc Sơn, Phó Bí thư Đảng ủy, Thành viên HĐTV, Tổng Giám đốc Petrovietnam phát biểu nhận nhiệm vụ

Được bổ nhiệm vào vị trí Tổng giám đốc Tập đoàn, đồng chí Lê Ngọc Sơn nhấn mạnh đây không chỉ là niềm tự hào mà còn là trách nhiệm vô cùng to lớn đối với cá nhân đồng chí. Nêu rõ trong chặng đường sắp tới, bên cạnh những điều kiện thuận lợi, Petrovietnam cũng phải đương đầu với không ít khó khăn, đồng chí Lê Ngọc Sơn tin rằng: Với tinh thần “Một đội ngũ – Một mục tiêu”, chúng ta sẽ cùng nhau tiếp tục khai mở những cơ hội trong khó khăn, thách thức, làm mới động lực cũ và bổ sung động lực mới, đưa Tập đoàn vươn tới những đỉnh cao mới”.

Trên tinh thần đó, trên cương vị mới, đồng chí Lê Ngọc Sơn cho biết sẽ cùng ban lãnh đạo Tập đoàn, tập thể cán bộ, đảng viên, người lao động Dầu khí tập trung vào 6 nhiệm vụ trọng tâm để làm mới động lực cũ, bổ sung động lực mới, đưa Tập đoàn vươn tới những đỉnh cao mới: nâng cao năng lực lãnh đạo chỉ đạo; nâng tầm văn hóa doanh nghiệp; hoàn thiện thể chế, chính sách; nâng tầm quản trị doanh nghiệp; tối ưu hóa danh mục đầu tư, tài chính; mở rộng chuỗi liên kết giá trị, phát triển khoa học công nghệ.

“Tôi xin cam kết sẽ tiếp nối truyền thống, bản lĩnh, ý chí của người Dầu khí, “những người đi tìm lửa”, tiếp tục kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa đã được định hình và kiến tạo trong hơn 6 thập kỷ hình thành, xây dựng và phát triển; với phương châm “Tiếp nối nguồn lực, kiến tạo tương lai”, phấn đấu nỗ lực hết mình, sát cánh cùng Tập thể lãnh đạo Tập đoàn, các đơn vị thành viên, cán bộ, công nhân viên toàn Tập đoàn, đoàn kết, chung sức đồng lòng, phấn đấu thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước giao phó và các mục tiêu Tập đoàn đề ra, xây dựng và phát triển Petrovietnam thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng hàng đầu đất nước, khu vực”, đồng chí Lê Ngọc Sơn phát biểu.

Đồng chí Lê Mạnh Hùng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV Petrovietnam phát biểu tại buổi lễ

Thay mặt Tập thể lãnh đạo, cán bộ, công nhân viên toàn Tập đoàn, Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Lê Mạnh Hùng chúc mừng đồng chí Lê Ngọc Sơn được tín nhiệm, giao nhiệm vụ Phó Bí thư, Thành viên HĐTV, Tổng giám đốc Tập đoàn. Chủ tịch HĐTV Lê Mạnh Hùng bày tỏ mong muốn Đảng, Nhà nước, các Ban, Bộ, ngành, Đảng ủy Khối DNTW tiếp tục quan tâm, hỗ trợ, giúp đỡ, lãnh đạo, chỉ đạo Tập đoàn hoàn thành nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh, thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển trong giai đoạn mới, giải quyết những khó khăn mà Tập đoàn đang phải đối mặt. Đồng chí Lê Mạnh Hùng kêu gọi tập thể lãnh đạo, cán bộ, đảng viên, người lao động trong toàn Tập đoàn tiếp tục phát huy tinh thần "Một đội ngũ - Một mục tiêu" với phương châm "đồng hành, đồng bộ, toàn diện, liên tục, hướng đích", tập trung xây dựng phát triển Tập đoàn ổn định bền vững, trở thành niềm tự hào của người lao động Dầu khí, của đất nước và của dân tộc Việt Nam

Các đồng chí lãnh đạo Ủy ban, Đảng ủy Khối DNTW, lãnh đạo Tập đoàn chúc mừng đồng chí Lê Ngọc Sơn
Ông Lê Ngọc Sơn được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc PetrovietnamÔng Lê Ngọc Sơn được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc Petrovietnam
Petrovietnam tổ chức Hội nghị công tác cán bộ giới thiệu nhân sự bổ nhiệm Tổng Giám đốc Tập đoànPetrovietnam tổ chức Hội nghị công tác cán bộ giới thiệu nhân sự bổ nhiệm Tổng Giám đốc Tập đoàn
Bổ nhiệm Thành viên HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt NamBổ nhiệm Thành viên HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
]]>
https://petrovietnam.petrotimes.vn/tong-giam-doc-petrovietnam-le-ngoc-son-tiep-noi-nguon-luc-kien-tao-tuong-lai-dua-petrovietnam-toi-dinh-cao-moi-707730.html Hiền Anh Wed, 20 Mar 2024 05:16:02 +0700
https://petrovietnam.petrotimes.vn/gia-dau-hom-nay-203-dau-tho-tiep-tuc-tang-nhe-707700.html Giá dầu hôm nay 20 3 Dầu thô tiếp tục tăng nhẹ Giá dầu thế giới hôm nay 20 3 tăng nhẹ khi các nhà giao dịch đánh giá cuộc tấn công gần đây của Ukraine vào các nhà máy lọc dầu của Nga sẽ ảnh hưởng đến nguồn cung xăng dầu toàn cầu Giàn khai thác mỏ Sư Tử Trắng Giàn khai thác mỏ Sư Tử Trắng. Nguồn: Tư liệu

Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 20/3/2024 theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchange, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 5/2024 ở mức 82,45 USD/thùng, giảm 0,28 USD trong phiên và tăng 0,35 USD/thùng so với cùng thời điểm ngày 19/3.

Giá dầu Brent giao tháng 5/2024 đứng ở mức 87,14 USD/thùng, giảm 0,24 USD trong phiên và tăng 0,27 USD/thùng so với cùng thời điểm ngày 19/3.

Giá dầu thế giới hôm nay (20/3) tăng nhẹ khi các nhà giao dịch đánh giá cuộc tấn công gần đây của Ukraine vào các nhà máy lọc dầu của Nga sẽ ảnh hưởng đến nguồn cung xăng dầu toàn cầu.

Ukraine đã tăng cường các cuộc tấn công vào các cơ sở dầu mỏ của Nga trong năm nay, với ít nhất bảy nhà máy lọc dầu bị máy bay không người lái tấn công chỉ trong tháng này. Các cuộc tấn công đã làm giảm 7% (tương đương khoảng 370.500 thùng mỗi ngày) công suất lọc dầu của Nga.

Nhà phân tích năng lượng Alex Hodes của StoneX cho biết, hoạt động lọc dầu thấp hơn đã dẫn đến xuất khẩu dầu thô của Nga tăng và cũng có thể dẫn đến việc cắt giảm sản lượng dầu thô do nước này phải đối mặt với những hạn chế về dự trữ.

Dựa trên tính toán của Hodes, các cuộc tấn công vào các nhà máy lọc dầu của Nga có thể khiến nguồn cung xăng dầu toàn cầu giảm khoảng 350.000 thùng/ngày và đẩy giá dầu thô của Mỹ tăng thêm 3 USD/thùng.

Nhà phân tích Bjarne Schieldrop của SEB Research nhận định, ngay cả khi các cuộc tấn công không dẫn đến tổn thất trực tiếp về nguồn cung dầu thô của Nga thì vẫn có tác động lan tỏa đối với giá dầu do biên lợi nhuận sản phẩm đã lọc tăng cao.

Đà tăng của dầu thô cũng được sự hỗ trợ khi xuất khẩu dầu thô từ Ả Rập Xê-út và Iraq giảm, cũng như các dấu hiệu về nhu cầu mạnh mẽ hơn và tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc và Mỹ.

Bộ Thương mại Mỹ cho biết hoạt động xây dựng nhà ở tại Mỹ đã phục hồi mạnh mẽ trong tháng 2. Việc xây nhà có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hỗ trợ nhu cầu dầu mỏ.

Nhà phân tích Giovanni Staunovo của UBS cho biết: “Dữ liệu nhu cầu dầu đang khá tích cực và việc gia hạn cắt giảm sản lượng tự nguyện của OPEC+ cho đến cuối tháng 6 đã hỗ trợ giá dầu tăng”.

Ông Staunovo cho biết thêm: “Dầu Brent có thể sẽ giao dịch ở mức 80-90 USD/thùng trong năm nay, với dự báo vào cuối tháng 6 là 86 USD/thùng”.

Theo số liệu của Viện Dầu mỏ Mỹ, tồn kho dầu thô của Mỹ giảm 1,5 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 15/3.

Dữ liệu dự trữ chính thức từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ sẽ đước công bố vào hôm nay (20/3).

Tại thị trường trong nước, giá xăng dầu hôm nay được niêm yết phổ biến như sau: Giá xăng E5 RON 92 không cao hơn 22.490 đồng/lít; giá xăng RON 95-III không cao hơn 23.543 đồng/lít; giá dầu diesel 0.05S không cao hơn 20.549 đồng/lít; giá dầu hỏa không cao hơn 20.706 đồng/lít; giá dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 16.432 đồng/kg.

Giá dầu hôm nay (16/3): Dầu thô đi ngangGiá dầu hôm nay (16/3): Dầu thô đi ngang
Giá dầu hôm nay (17/3): Dầu thô kết thúc tuần tăng giáGiá dầu hôm nay (17/3): Dầu thô kết thúc tuần tăng giá
Giá dầu hôm nay (18/3): Tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầu tuầnGiá dầu hôm nay (18/3): Tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầu tuần
Giá dầu hôm nay (19/3): Dầu thô tiếp đà tăng nhẹGiá dầu hôm nay (19/3): Dầu thô tiếp đà tăng nhẹ
]]>
https://petrovietnam.petrotimes.vn/gia-dau-hom-nay-203-dau-tho-tiep-tuc-tang-nhe-707700.html Minh Đức Wed, 20 Mar 2024 02:01:47 +0700
https://petrovietnam.petrotimes.vn/bai-1-thi-truong-dien-uc-va-kinh-nghiem-cai-cach-707689.html Bài 1 Thị trường điện Úc và kinh nghiệm cải cách Trong bài giảng về kinh nghiệm cải cách thị trường điện Úc TS Thái Doãn Hoàng Cầu khuyến nghị Indonesia và Việt Nam lựa chọn mô hình lộ trình cải cách và thiết kế thị trường điện phù hợp xây dựng cơ cấu quản trị hiệu quả và đẩy nhanh việc xây dựng các năng lực thực hiện cải cách

Các thị trường/cơ chế mua bán điện năng/dịch vụ điện năng.

Điện năng chiếm tỷ trọng đáng kể trong bức tranh tổng thể năng lượng của thế giới (chiếm khoảng 20% tiêu thụ năng lượng cuối) của Việt Nam (29%), Indonesia (14%) và Úc (24%). Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA, tỷ trọng này sẽ tăng đáng kể đến trên 50% vào năm 2050 nếu các nước nhắm tới một tương lai giảm phát thải khí carbon, tăng năng lượng tái tạo (NLTT) và hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng không (net zero emission - NZE).

Nhiều nước phát triển như Anh, Úc, một số nước thành viên Liên minh Châu Âu và tiểu bang ở Mỹ đã lựa chọn cải cách thị trường điện, tức tái cơ cấu và thị trường hóa ngành điện lực để thực thi các mục tiêu chính của ngành điện, bao gồm: tin cậy hệ thống điện, hiệu quả kinh tế, giá cả hợp lý, tự do lựa chọn cho khách hàng và bền vững về môi trường. Các nước này đã xây dựng thị trường điện bán lẻ, cấp độ cuối cùng của thị trường điện với lộ trình cải cách, thiết kế thị trường và phương thức thực hiện khác nhau.

Các nước đang phát triển, cần nhiều điện năng và đang trên con đường cải cách thị trường điện như Việt Nam và Indonesia nên tham khảo mô hình nào? Kinh nghiệm cải cách thị trường điện Úc có phù hợp không?

Trong bài viết này, tôi trình bày và triển khai các điểm chính trong bài giảng “Cải cách thị trường điện - Kinh nghiệm Úc và khuyến nghị cho Indonesia và Việt Nam” của mình ngày 1/3/2024 cho 15 đại diện từ các cơ quan hoạch định chính sách, cơ quan chính phủ, cơ quan lập kế hoạch phát triển, công đoàn, tổ chức tư vấn chính sách (think tank) và viện nghiên cứu của Đông Nam Á (ASEAN), Indonesia và Việt Nam, trong khuôn khổ một khóa tập huấn 2 tuần tại Úc vào cuối tháng 2 đến đầu tháng 3/2024 theo Chương trình học bổng hữu nghị Úc do Bộ Ngoại giao và Ngoại thương Úc (DFAT) tài trợ và trung tâm ClimateWorks thuộc Đại học Monash tại thành phố Melbourne, Úc chủ trì thực hiện. Bài viết cũng đặc biệt lưu ý hơn đến trường hợp của Việt Nam.

TS Thái Doãn Hoàng Cầu giảng bài tại chương trình Just Energy Transition Program - Australian Awards Fellowship

Thị trường điện Úc và kinh nghiệm cải cách

Úc là quốc gia có sản lượng điện lớn so với quy mô dân số. Năm 2023, tổng sản lượng điện trên toàn quốc đạt trên 270 TWh (tỷ KWh - điện năng) cho xấp xỉ 27 triệu người. Vì lãnh thổ quá rộng và dân số tập trung vào những thành phố lớn ven biển, hệ thống điện Úc có trên 45.000 km đường dây truyền tải và gồm ba hệ thống riêng: Bắc Úc, Tây Úc và phần còn lại phía Đông và phía Nam.

Thị trường điện quốc gia Úc (NEM) thường được nhắc đến là phần lớn nhất bao gồm hệ thống điện kết nối các bang và lãnh thổ phía Đông và Nam, gồm các bang Nam Úc, Victoria, Lãnh thổ thủ đô Úc (ACT), New South Wales, Queensland và Tasmania (nối với lục địa thông qua hệ thống truyền tải cáp ngầm xuyên biển).

Trong năm 2023, NEM có tổng công suất phát điện đạt 78 GW (nghìn MW công suất, kể cả điện mặt trời mái nhà) đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện 208 TWh và công suất phụ tải đỉnh 32,5 GW. Cơ cấu nguồn phát điện của NEM đa dạng với tỷ trọng sản xuất (năm 2022) của điện than chiếm xấp xỉ 58%, điện khí 6%, thuỷ điện 8%, điện gió và mặt trời 27%.

Ngành điện Úc tiến hành tái cơ cấu từ những năm đầu thập niên 1990, bắt đầu bằng việc tách bạch các chức năng phát điện, truyền tải và phân phối, doanh nghiệp hóa và dần tư nhân hoá các đơn vị điện lực thuộc sở hữu nhà nước, xây dựng thị trường cạnh tranh, từ cấp độ tiểu bang rồi đến liên bang. NEM chính thức đi vào hoạt động kể từ cuối năm 1998.

NEM có thiết kế cốt lõi đơn giản, độc đáo và ít thay đổi kể từ khi thành lập. Thị trường bán buôn của NEM không có thị trường ngày tới, không có cam kết tổ máy tập trung (các công ty phát điện tự cam kết tổ máy - unit commitment) và không có thị trường công suất như thường thấy trong nhiều thị trường điện khác trên thế giới.

Thị trường giao ngay (cho năng lượng) theo mô hình gộp chung bắt buộc chào giá tự do, cho phép chào giá phía nhu cầu (thuỷ điện tích năng, khách hàng lớn) nhằm đảm bảo kết nối nhu cầu mua, bán điện đạt hiệu quả mua bán cao nhất trong thời gian 5 phút liên tiếp nhau. Cơ chế định giá điện cho mỗi thị trường giao ngay 5 phút là giá biên vùng (các tiểu bang) đồng nhất, dao động trong khoảng sàn giá là -A$1000/MWh cho đến trần giá được điều tiết hàng năm là A$16,600/MWh (áp dụng cho năm tài chính 2023/24).

Các kế hoạch phát triển và huy động công suất trung và dài hạn hơn được thực hiện thông qua các thị trường hợp đồng tương lai đa dạng: song phương trực tiếp, môi giới (OTC) hay sàn giao dịch năng lượng như ASX Energy. Các thị trường này mua bán nhiều loại hợp đồng điện như sai khác (CFD/swap), quyền chọn, v.v.. Các thành viên tham gia NEM sử dụng các hợp đồng điện tương lai này để quản lý rủi ro tài chính liên quan đến thị trường điện như giá điện và công suất phát thay đổi.

Thị trường dịch vụ phụ trợ gồm 10 dịch vụ điều khiển tần số được đồng thời tối ưu hoá với các thị trường giao ngay, đảm bảo dù nhu cầu sử dụng và nguồn cung điện năng tăng, giảm nhỏ hay bất thường (như khi có sự cố mất nguồn, lưới hay phụ tải lớn) trong thời gian cực ngắn cho tới dưới 5 phút thì tần số điện vẫn hoạt động ổn định trong mức cho phép.

NEM giúp các thành viên tham gia thị trường quản lý rủi ro tài chính do chênh lệch giá điện khi mạng lưới truyền tải điện bị tắc nghẽn thông qua một dạng của thị trường quyền truyền tải là các quỹ chênh lệch giá điện giữa các vùng mua/tiêu thụ điện và các vùng bán/phát điện, gọi là tiền thừa thanh toán liên vùng IRSR (inter-regional settlement residues). Quyền chia IRSR cho từng quý của 12 quý tới (3 năm) được tổ chức đấu giá hàng quý.

Tuy không có thị trường công suất nhưng NEM có các cơ chế quản lý công suất giúp dự báo, quản lý độ tin cậy cũng như thông tin, cảnh báo về mức độ thiếu hụt công suất nhằm đảm bảo đầu tư kịp thời và đủ nguồn cung trong ngắn, trung và dài hạn, bao gồm: trần giá giao ngay rất cao (A$ 16.600/MWh thể hiện giá trị phụ tải không được cung cấp, cao hơn 100 lần giá điện trung bình năm), Quy hoạch hệ thống tích hợp (hai năm một lần cho 30 năm tới), Báo cáo Cơ hội Điện lực (thường niên cho 10 năm tới), Nghĩa vụ Tin cậy của Công ty bán lẻ (thông qua việc có mua đủ hợp đồng tương lai cho phụ tải của mình), Đánh giá dự kiến đủ nguồn trung hạn (2 năm tới) và ngắn hạn (6 ngày tới), cơ chế dự phòng chiến lược, v.v..

Úc phát triển thị trường bán lẻ điện theo lộ trình từ năm 1998. Năm 2002, các bang Victoria, New South Wales, ACT cho phép mọi khách hàng được tự do lựa chọn nhà cung cấp bán lẻ, nhưng vẫn duy trì biểu giá điều tiết cho khách hàng không muốn tham gia thị trường bán lẻ. Bang Victoria là bang đầu tiên thực hiện thị trường bán lẻ hoàn toàn và loại bỏ biểu giá điều tiết từ năm 2009, rồi đến lần lượt các bang khác theo sau như Nam Úc năm 2013, New South Wales năm 2014 và vùng đông nam bang Queensland năm 2015. Vào tháng 7/2019, chính quyền các bang, lãnh thổ NEM áp dụng lại các hình thức kiểm soát giá bán lẻ (trần giá) nhằm bảo vệ các khách hàng nhỏ, dễ bị tổn thương bởi tăng giá điện.

Kinh nghiệm cải cách tại Thị trường điện Úc được TS Thái Doãn Hoàng Cầu chia sẻ tại chương trình.

Chuyển dịch năng lượng bền vững

Chính phủ Úc đã ban hành nhiều chính sách phát triển năng lượng bền vững về môi trường. Năm 2001, chính phủ ban hành mục tiêu năng lượng tái tạo 20% trong năm 2020 để thúc đẩy tăng cơ cấu NLTT. Chính sách giá phát thải khí carbon được áp dụng trong hai năm tài chính 2012/13 và 2013/14.

Vào ngày 8/9/2022, chính phủ Úc luật hóa mục tiêu giảm 43% lượng phát thải khí nhà kính của Úc so với mức năm 2005 vào năm 2030 và đạt mức phát thải ròng bằng không (NZE) vào năm 2050. Một số tiểu bang và vùng lãnh thổ của NEM còn đặt mục tiêu, chính sách phát triển bền vững riêng sớm và cao hơn như ACT duy trì 100% NLTT từ 2020 và NZE vào 2030; Nam Úc đặt mục tiêu 100% NLTT vào 2030; Queensland đặt ra các mục tiêu NLTT vào 2030, 2032 và 2035 lần lượt là 50%, 70% và 80%; Tasmania ban hành mục tiêu 150% NLTT vào 2030 và 200% vào 2040, và NZE vào 2030; Victoria đặt mục tiêu NLTT đạt 65% vào 2030 và 95% vào 2035, và NZE vào 2045.

Trên cơ sở đó, kịch bản “Thay đổi vượt bậc”, kịch bản cơ sở kỳ vọng của Quy hoạch hệ thống tích hợp năm 2022 dự báo đến năm 2030, tỷ lệ năng lượng tái tạo của NEM sẽ là 83% và 98% vào năm 2050. Tổng công suất lắp đặt của các nguồn phát điện quy mô lưới điện của NEM (tức là không bao gồm hệ thống lưu trữ và mặt trời phân tán quy mô nhỏ) cần tăng từ 60 GW trong năm 2022-23 lên 173 GW vào năm 2050 và sẽ bổ sung thêm 125 GW điện gió và mặt trời quy mô lưới điện mới lên tổng công suất 141 GW vào năm 2050.

Cơ cấu quản trị

Cơ cấu quản trị của NEM gồm các cơ quan hoạt động độc lập và phi lợi nhuận: AEMO vận hành hệ thống điện và thị trường điện; AEMC quản lý các quy định và thay đổi quy định thị trường; AER giám sát việc thực thi, tuân thủ các quy định thị trường và điều tiết kinh tế lưới điện. AEMC và AER được thành lập năm 2005. AEMO thành lập năm 2009 để quản lý cả NEM và các thị trường khí Úc. Trước đó, NECA là cơ quan đảm nhiệm phần lớn các chức năng của AEMC và AER từ năm 1996 đến 2005. Cơ quan tiền nhiệm của AEMO là NEMMCO, vận hành NEM từ năm 1998 đến 2009.

Năm 2017, Ban An ninh Năng lượng (ESB) được thành lập để tập trung vào các vấn đề an ninh năng lượng. Với các thành viên từ AEMC, AER và AEMO và cộng tác với các cơ quan quản trị này, ESB đã và đang điều phối chương trình cải cách thị trường điện mới ở Úc – Thiết kế thị trường điện sau năm 2025, bao gồm xem xét thị trường công suất, thị trường một số dịch vụ phụ trợ mới, thị trường thúc đẩy các nguồn điện phân tán quy mô nhỏ (mặt trời, lưu trữ năng lượng), v.v.. để đưa vào vận hành sau năm 2025. Gần đây hơn, vào năm 2023, Bộ Biến đổi Khí hậu, Năng lượng, Môi trường và Nước (DCCEEW) của Chính phủ liên bang Úc cũng đóng vai trò nổi bật hơn vào chương trình cải cách mới này.

Kết quả vận hành

Nhìn chung trong hơn 20 năm, NEM có kết quả vận hành khá tốt. Thị trường điện được báo cáo là cải thiện hiệu suất và hiệu quả ngành điện thông qua phương thức làm việc được cải tiến và các nhà máy điện có độ tin cậy cao hơn. Thị trường bán lẻ xuất hiện nhiều mô hình kinh doanh, sản phẩm mới. Tất cả là nhờ áp lực cạnh tranh ngày càng tăng.

Giá điện bán buôn có xu hướng tăng theo thời gian nhưng cũng có giai đoạn giảm sâu phản ánh thay đổi cung-cầu, chi phí nhiên liệu đầu vào tăng và các chính sách năng lượng. Giá điện bán lẻ vì thế cũng thay đổi theo tương ứng, cộng thêm chi phí lưới điện, chi phí bán lẻ tăng nên có xu hướng tăng trưởng vượt mức tăng của thu nhập.

Khách hàng tiêu thụ điện có nhiều lựa chọn công ty cung cấp dịch vụ bán lẻ điện phù hợp với mình. Các tiểu bang lớn như New South Wales, Queensland, Victoria, Nam Úc mỗi bang có ít nhất 25 công ty bán lẻ điện. Tiểu bang và vùng lãnh thổ nhỏ hơn như Tasmania có 4 và ACT có 8 nhà cung cấp.

NEM có mật độ thị trường bán lẻ điện lớn, với ba công ty lớn là Origin Energy, AGL Energy và EnergyAustralia duy trì 60-70% thị phần các phân khúc thị trường bán lẻ điện (dân dụng, doanh nghiệp nhỏ và khách hàng lớn). Các đại công ty này cũng là nhà cung cấp khí chủ chốt và đều là các công ty phát - lẻ (gentailer) sở hữu các nhà máy điện riêng có thị phần đáng kể trong thị trường bán buôn điện Úc. Xu hướng tích hợp dọc này trong NEM cũng gây quan ngại về vấn đề quyền lực thị trường (market power) có khả năng thao túng giá thị trường.

Thông qua các công cụ chính sách và cơ chế thị trường, ngành điện Úc đã dần hiện thực hóa các mục tiêu bền vững về môi trường đã đề ra.

(Còn nữa)

TS. Thái Doãn Hoàng Cầu

Đại biểu chất vấn về trách nhiệm xây dựng khung giá cho điện gió, điện mặt trờiĐại biểu chất vấn về trách nhiệm xây dựng khung giá cho điện gió, điện mặt trời
Khách mua xe điện VinFast: Chưa từng nghĩ sở hữu ô tô Khách mua xe điện VinFast: Chưa từng nghĩ sở hữu ô tô "nhẹ đầu" đến thế
Chủ xe điện phân tích lý do lái xe điện “phê” hơn xe xăngChủ xe điện phân tích lý do lái xe điện “phê” hơn xe xăng
Kế hoạch cải tạo và nâng cấp lưới điện lớn nhất từ trước đến nay của PhápKế hoạch cải tạo và nâng cấp lưới điện lớn nhất từ trước đến nay của Pháp
]]>
https://petrovietnam.petrotimes.vn/bai-1-thi-truong-dien-uc-va-kinh-nghiem-cai-cach-707689.html Wed, 20 Mar 2024 00:57:12 +0700
https://petrovietnam.petrotimes.vn/petrovietnam-va-vietcombank-ky-ket-hop-dong-khung-thu-xep-cap-tin-dung-cho-chuoi-du-an-khi-dien-lo-b-707667.html Petrovietnam và Vietcombank ký kết hợp đồng khung thu xếp cấp tín dụng cho chuỗi dự án khí điện Lô B Ngày 18 3 tại Hà Nội Tập đoàn Dầu khí Việt Nam Petrovietnam và Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Vietcombank đã tổ chức Lễ ký kết hợp đồng khung thu xếp cấp tín dụng cho chuỗi dự án khí điện Lô B Tham dự Lễ ký kết, về phía Petrovietnam có ông Lê Mạnh Hùng, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn; các đồng chí lãnh đạo trong Hội đồng Thành viên, Ban Tổng Giám đốc Tập đoàn; lãnh đạo các Ban chuyên môn/Văn phòng Tập đoàn; Công ty Điều hành Dầu khí Phú Quốc (Phú Quốc POC) và Công ty Điều hành Đường ống Tây Nam (SW POC).

Về phía Vietcombank có ông Nguyễn Thanh Tùng, Tổng Giám đốc; ông Đỗ Việt Hùng, Thành viên phụ trách Hội đồng Quản trị; các đồng chí lãnh đạo trong Hội đồng Quản trị, Ban Điều hành, Giám đốc các Khối của Vietcombank.

Chuỗi dự án khí điện Lô B - Ô Môn là chuỗi dự án khí điện nội địa bao gồm: Dự án phát triển mỏ Lô B (thượng nguồn), Dự án đường ống Lô B - Ô Môn (trung nguồn) và 4 nhà máy điện khí Ô Môn I, II, III, IV (hạ nguồn), với quy mô đầu tư gần 12 tỷ USD. Sản lượng khai thác khí dự kiến khoảng 5,06 tỷ m3 khí/năm, cung cấp cho tổ hợp 4 nhà máy điện tại Trung tâm Điện lực Ô Môn với tổng công suất lắp đặt dự kiến lên đến 3.800 MW.

Phó Tổng giám đốc Petrovietnam Dương Mạnh Sơn và Phó Tổng giám đốc Vietcombank Nguyễn Việt Cường ký kết hợp đồng khung thu xếp cấp tín dụng cho chuỗi dự án Lô B
Phó Tổng Giám đốc Petrovietnam Dương Mạnh Sơn và Phó Tổng Giám đốc Vietcombank Nguyễn Việt Cường ký kết hợp đồng khung thu xếp cấp tín dụng cho chuỗi dự án Lô B.

Theo hợp đồng khung ký kết giữa hai bên, khoản tín dụng Vietcombank thu xếp liên quan đến dự án thượng nguồn và trung nguồn của chuỗi dự án khí điện Lô B - Ô Môn. Thông qua hợp đồng khung này, Vietcombank sẽ là ngân hàng đầu mối thu xếp cấp tín dụng trung - dài hạn bằng ngoại tệ cho các dự án của Petrovietnam trên cơ sở giá trị thu xếp vốn, lãi suất, thời hạn vay vốn cạnh tranh.

Phát biểu tại Lễ ký kết, Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Lê Mạnh Hùng khẳng định, Petrovietnam và Vietcombank đã có mối quan hệ hợp tác hữu nghị, mang tính chiến lược lâu dài trên tinh thần thiết thực, hiệu quả; thể hiện vai trò đồng hành giữa các doanh nghiệp lớn trong việc cùng nhau xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam hùng cường. Kết quả của sự hợp tác giữa Petrovietnam và Vietcombank đã thúc đẩy sức mạnh chung của hai bên, tạo điều kiện để cả hai bên phát triển bền vững.

Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Lê Mạnh Hùng phát biểu tại Lễ ký kết.

Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Lê Mạnh Hùng cho biết, trong thời gian tới, Petrovietnam có kế hoạch triển khai chiến lược đầu tư với nhu cầu huy động tín dụng lớn cho các dự án đầu tư phát triển. Chính vì thế, việc hợp tác với các tổ chức tín dụng lớn có uy tín như Vietcombank là một trong những điều kiện quan trọng để Petrovietnam hiện thực hóa mục tiêu xây dựng và phát triển Petrovietnam trở thành Tập đoàn Công nghiệp Năng lượng quốc gia có vị thế hàng đầu trong nước và khu vực, giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Lãnh đạo hai bên chụp ảnh lưu niệm.

“Với tinh thần hợp tác chân thành, chuyên nghiệp của Vietcombank, việc ký kết hợp tác về tín dụng hôm nay sẽ góp phần đưa dự án Lô B đi đến thành công, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, đóng góp lớn cho phát triển kinh tế đất nước và bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển”, Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Lê Mạnh Hùng bày tỏ tin tưởng.

Tổng Giám đốc Vietcombank Nguyễn Thanh Tùng phát biểu tại Lễ ký kết.

Thay mặt lãnh đạo Vietcombank, Tổng Giám đốc Nguyễn Thanh Tùng cảm ơn sự tin tưởng của lãnh đạo Petrovietnam đã lựa chọn Vietcombank để ký kết hợp đồng khung thu xếp cấp tín dụng cho chuỗi dự án khí điện Lô B. Lãnh đạo Vietcombank cam kết với kinh nghiệm trong việc thu xếp vốn ngoại tệ trung và dài hạn cho các dự án quan trọng của quốc gia, Vietcombank sẽ triển khai hợp đồng tín dụng một cách hiệu quả, góp phần đưa chuỗi dự án Lô B triển khai đúng tiến độ.

Petrovietnam quyết tâm thực hiện thành công chuỗi dự án Lô B vì lợi ích quốc gia, dân tộcPetrovietnam quyết tâm thực hiện thành công chuỗi dự án Lô B vì lợi ích quốc gia, dân tộc
Petrovietnam thúc đẩy công tác thu xếp vốn cho chuỗi dự án Lô BPetrovietnam thúc đẩy công tác thu xếp vốn cho chuỗi dự án Lô B
Triển khai Chuỗi dự án Lô B: Những vấn đề đặt raTriển khai Chuỗi dự án Lô B: Những vấn đề đặt ra
Thực hiện mọi giải pháp đảm bảo tiến độ chuỗi dự án khí – điện Lô B theo Quy hoạch điện VIIIThực hiện mọi giải pháp đảm bảo tiến độ chuỗi dự án khí – điện Lô B theo Quy hoạch điện VIII
Chủ tịch HĐTV, Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Mạnh Hùng: Kiên quyết giữ mục tiêu dự án Lô BChủ tịch HĐTV, Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Mạnh Hùng: Kiên quyết giữ mục tiêu dự án Lô B
Petrovietnam và Vietcombank tăng cường thúc đẩy hợp tác trên nhiều lĩnh vựcPetrovietnam và Vietcombank tăng cường thúc đẩy hợp tác trên nhiều lĩnh vực
Petrovietnam và Vietcombank ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diệnPetrovietnam và Vietcombank ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện
Vietcombank và PV Power ký kết hợp đồng tín dụng trị giá 4.000 tỷ đồng cho Dự án NMĐ Nhơn Trạch 3 và 4Vietcombank và PV Power ký kết hợp đồng tín dụng trị giá 4.000 tỷ đồng cho Dự án NMĐ Nhơn Trạch 3 và 4
]]>
https://petrovietnam.petrotimes.vn/petrovietnam-va-vietcombank-ky-ket-hop-dong-khung-thu-xep-cap-tin-dung-cho-chuoi-du-an-khi-dien-lo-b-707667.html Hiền Anh Tue, 19 Mar 2024 08:22:25 +0700
https://petrovietnam.petrotimes.vn/vpi-du-bao-gia-xang-tang-tren-2-trong-ky-dieu-hanh-2132024-707662.html VPI dự báo giá xăng tăng trên 2 trong kỳ điều hành 21 3 2024 Mô hình dự báo giá xăng dầu ứng dụng Machine Learning của Viện Dầu khí Việt Nam VPI cho thấy tại kỳ điều hành 21 3 2024 giá bán lẻ xăng dầu dự báo sẽ tăng từ 0 7 3 8 và Liên bộ Tài chính Công Thương có thể sẽ tiếp tục trích lập Quỹ bình ổn giá xăng dầu đối với dầu mazut Diễn biến giá xăng RON 95-III và dự báo giá kỳ điều hành 21/3/2024.
Diễn biến giá xăng E5 RON 92 và dự báo giá kỳ điều hành 21/3/2024.

Ông Đoàn Tiến Quyết, chuyên gia phân tích dữ liệu của VPI, cho biết mô hình dự báo giá xăng dầu ứng dụng mô hình mạng nơ ron nhân tạo (Artificial Neural Network - ANN) và thuật toán học có giám sát (Supervised Learning) trong Machine Learning của VPI dự báo giá xăng bán lẻ trong kỳ điều hành ngày 21/3/2024 có thể tăng trên 2%, tương đương 464 - 470 đồng, dự báo đưa giá xăng E5 RON 92 lên mức 22.954 đồng/lít và giá xăng RON 95 lên mức 24.010 đồng/lít.

Diễn biến giá dầu diesel và dự báo giá kỳ điều hành 21/3/2024.

VPI dự báo giá dầu bán lẻ kỳ này đều chung xu hướng tăng, trong đó giá dầu mazut tăng mạnh nhất (6,8%), lên mức 17.053 đồng/kg; tiếp theo là giá dầu hỏa tăng 1,5% lên mức 21.021 đồng/lít; giá dầu diesel tăng không đáng kể (0,7%) lên mức 20.678 đồng/lít. Mô hình của VPI dự báo kỳ này Liên bộ Tài chính - Công Thương có thể sẽ tiếp tục trích lập Quỹ bình ổn giá xăng dầu đối với dầu mazut ở mức 300 đồng/kg.

Hải Anh

Giá dầu hôm nay (16/3): Dầu thô đi ngangGiá dầu hôm nay (16/3): Dầu thô đi ngang
Giá dầu hôm nay (17/3): Dầu thô kết thúc tuần tăng giáGiá dầu hôm nay (17/3): Dầu thô kết thúc tuần tăng giá
Giá dầu hôm nay (18/3): Tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầu tuầnGiá dầu hôm nay (18/3): Tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầu tuần
Bộ trưởng Bộ Tài chính phản hồi về mức giá xăng dầu vẫn còn caoBộ trưởng Bộ Tài chính phản hồi về mức giá xăng dầu vẫn còn cao
Giá dầu hôm nay (19/3): Dầu thô tiếp đà tăng nhẹGiá dầu hôm nay (19/3): Dầu thô tiếp đà tăng nhẹ
]]>
https://petrovietnam.petrotimes.vn/vpi-du-bao-gia-xang-tang-tren-2-trong-ky-dieu-hanh-2132024-707662.html Tue, 19 Mar 2024 07:15:48 +0700
https://petrovietnam.petrotimes.vn/gia-dau-hom-nay-193-dau-tho-tiep-da-tang-nhe-707628.html Giá dầu hôm nay 19 3 Dầu thô tiếp đà tăng nhẹ Giá dầu thế giới hôm nay 19 3 tăng khi xuất khẩu dầu thô từ Iraq và Ả Rập Xê út giảm và các dấu hiệu cho thấy nhu cầu dầu và tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ hơn ở Trung Quốc và Mỹ Giàn CNTT số 2 mỏ Bạch Hổ Giàn CNTT số 2 mỏ Bạch Hổ. Nguồn: Tư liệu

Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 19/3/2024 theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchange, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 5/2024 ở mức 82,10 USD/thùng, giảm 0,06 USD trong phiên và tăng 1,38 USD/thùng so với cùng thời điểm ngày 18/3.

Giá dầu Brent giao tháng 5/2024 đứng ở mức 86,87 USD/thùng, giảm 0,02 USD trong phiên và tăng 1,45 USD/thùng so với cùng thời điểm ngày 18/3.

Giá dầu thế giới hôm nay (19/3) tăng khi xuất khẩu dầu thô từ Iraq và Ả Rập Xê-út giảm và các dấu hiệu đang cho thấy nhu cầu dầu và tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ hơn ở Trung Quốc và Mỹ.

Iraq - nhà sản xuất lớn thứ hai thuộc Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), cho biết sẽ giảm xuất khẩu dầu thô xuống 3,3 triệu thùng/ngày trong những tháng tới để bù đắp cho việc vượt hạn ngạch OPEC+ kể từ tháng 1. Tháng trước, Irag đã cam kết sẽ cắt giảm xuất khẩu 130.000 thùng/ngày.

Trong tháng 1 và tháng 2, Iraq đã bơm nhiều dầu hơn đáng kể so với mục tiêu sản lượng được thiết lập vào tháng 1 khi một số thành viên của nhóm OPEC+ đồng ý hỗ trợ thị trường.

Xuất khẩu dầu thô của Ả Rập Xê-út - nhà sản xuất lớn nhất thuộc nhóm OPEC đã giảm tháng thứ hai liên tiếp, xuống 6,297 triệu thùng/ngày trong tháng 1 từ mức 6,308 triệu thùng/ngày trong tháng 12.

Trong khi đó, tại Nga, các cuộc tấn công của Ukraine nhằm vào cơ sở năng lượng đã khiến khoảng 7% công suất lọc dầu giảm trong quý đầu tiên.

Những người tham gia thị trường cho biết việc ngừng hoạt động của nhà máy lọc dầu sẽ thúc đẩy Nga tăng xuất khẩu dầu qua các cảng phía Tây trong tháng 3 thêm gần 200.000 thùng/ngày lên khoảng 2,15 triệu thùng/ngày.

Tại Trung Quốc - quốc gia nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới, sản lượng nhà máy và doanh số bán lẻ đã vượt kỳ vọng trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 2, đánh dấu sự khởi đầu vững chắc cho năm 2024 và mang lại một số cứu trợ cho các nhà hoạch định chính sách ngay cả khi lĩnh vực bất động sản yếu kém vẫn là lực cản đối với nền kinh tế.

Các nhà phân tích tại công ty tư vấn năng lượng Gelber and Associates cho biết: “Giá dầu thô tăng hôm nay nhờ nhu cầu dầu thô từ Trung Quốc tiếp tục là yếu tố chi phối thị trường”.

Sản lượng dầu thô của Trung Quốc trong tháng 1 và tháng 2 tăng 3% so với cùng kỳ năm trước do các nhà máy lọc dầu tăng sản lượng để đáp ứng nhu cầu nhiên liệu vận tải mạnh mẽ trong dịp Tết Nguyên đán.

Tại Mỹ, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) được nhiều người kỳ vọng sẽ giữ nguyên lãi suất khi kết thúc cuộc họp chính sách kéo dài hai ngày mới nhất vào thứ Tư (20/3).

Tăng trưởng kinh tế Mỹ mạnh hơn dự kiến và lạm phát gia tăng trong năm nay đã khiến các nhà đầu tư đẩy lùi kỳ vọng về đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên của Fed từ tháng 5 sang tháng 6, đồng thời giảm đặt cược vào số lần cắt giảm có thể xảy ra trong năm nay.

Lãi suất thấp hơn sẽ làm giảm chi phí mua hàng hóa và dịch vụ, điều này có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tăng nhu cầu dầu mỏ.

Trong một động thái dự kiến sẽ thúc đẩy nhu cầu dầu, Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Jennifer Granholm cho biết dự trữ dầu thô tại Cục Dự trữ Dầu khí Chiến lược (SPR) vào cuối năm sẽ bằng hoặc vượt mức tồn trước đợt bán hàng lớn hai năm trước.

Mỹ cũng dự kiến sẽ thúc đẩy nhu cầu dầu khi nhà máy lọc dầu Whiting, Indiana với công suất 435.000 thùng/ngày đã trở lại hoạt động bình thường kể từ đợt mất điện.

Tại thị trường trong nước, giá xăng dầu hôm nay được niêm yết phổ biến như sau: Giá xăng E5 RON 92 không cao hơn 22.490 đồng/lít; giá xăng RON 95-III không cao hơn 23.543 đồng/lít; giá dầu diesel 0.05S không cao hơn 20.549 đồng/lít; giá dầu hỏa không cao hơn 20.706 đồng/lít; giá dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 16.432 đồng/kg.

Giá dầu hôm nay (15/3): Dầu thô tăng nhẹGiá dầu hôm nay (15/3): Dầu thô tăng nhẹ
Giá dầu hôm nay (16/3): Dầu thô đi ngangGiá dầu hôm nay (16/3): Dầu thô đi ngang
Giá dầu hôm nay (17/3): Dầu thô kết thúc tuần tăng giáGiá dầu hôm nay (17/3): Dầu thô kết thúc tuần tăng giá
Giá dầu hôm nay (18/3): Tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầu tuầnGiá dầu hôm nay (18/3): Tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầu tuần
]]>
https://petrovietnam.petrotimes.vn/gia-dau-hom-nay-193-dau-tho-tiep-da-tang-nhe-707628.html Minh Đức Tue, 19 Mar 2024 02:35:56 +0700
https://petrovietnam.petrotimes.vn/gia-dau-hom-nay-183-tang-nhe-trong-phien-giao-dich-dau-tuan-707571.html Giá dầu hôm nay 18 3 Tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầu tuần Giá dầu thế giới hôm nay 18 3 tăng nhẹ khi nguồn cung toàn cầu đang dần thắt chặt Tuần này các nhà đầu tư đang chú ý đến kết quả cuộc họp kéo dài hai ngày của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Fed để có cái nhìn rõ ràng hơn về thời điểm cắt giảm lãi suất của Fed Khai thác dầu, khí tại mỏ Bạch Hổ, Lô 09-1 Lô 09-1, mỏ Bạch Hổ. Nguồn: Tư liệu

Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 18/3/2024 theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchange, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 5/2024 ở mức 80,72 USD/thùng, tăng 0,14 USD trong phiên và tăng 0,17 USD/thùng so với cùng thời điểm ngày 17/3.

Giá dầu Brent giao tháng 5/2024 đứng ở mức 85,42 USD/thùng, tăng 0,08 USD trong phiên và tăng 0,12 USD/thùng so với cùng thời điểm ngày 17/3.

Giá dầu thế giới hôm nay (18/3) tăng nhẹ khi nguồn cung toàn cầu đang dần thắt chặt.

Các nhà phân tích từ ANZ cho biết, rủi ro địa chính trị trên toàn thế giới vẫn còn cao, đặc biệt là chiến dịch tăng cường tấn công bằng máy bay không người lái của Ukraine vào các nhà máy lọc dầu của Nga trong tuần qua gây ảnh hưởng đến nguồn cung dầu. Một trong những cuộc tấn công đã gây ra một vụ hỏa hoạn ngắn tại nhà máy lọc dầu Slavyansk ở Kasnodar, nơi xử lý 8,5 triệu tấn dầu thô mỗi năm, tương đương 170.000 thùng mỗi ngày.

Một phân tích của Reuters cho biết, các cuộc tấn công đã khiến khoảng 7% công suất lọc dầu của Nga không hoạt động trong quý đầu tiên.

Tại Trung Đông, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu hôm Chủ nhật (17/3) xác nhận ông sẽ tiến hành các kế hoạch tiến vào vùng đất Rafah của Gaza, nơi có hơn 1 triệu người di tản đang trú ẩn, bất chấp áp lực từ các đồng minh của Israel. Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết động thái này sẽ khiến hòa bình khu vực trở nên bất ổn.

Tuần này, các nhà đầu tư đang chú ý đến kết quả cuộc họp kéo dài hai ngày của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ được công bố vào thứ Tư (20/3). Báo cáo này dự kiến sẽ mang lại sự rõ ràng hơn về thời điểm cắt giảm lãi suất của Fed.

Tony Sycamore, nhà phân tích thị trường của IG nhận định, Fed có thể sẽ giữ nguyên lãi suất trong tháng này, trong khi khả năng cắt giảm lãi suất tại cuộc họp tháng 6 gần như đã được xác định. Lãi suất thấp hơn sẽ kích thích nhu cầu ở Mỹ, từ đó hỗ trợ giá dầu.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế đại diện cho các nước công nghiệp phát triển đã tăng cường triển vọng nhu cầu lần thứ tư kể từ tháng 11 khi các cuộc tấn công của nhóm Houthi ở Biển Đỏ khiến các tàu phải chuyển hướng, làm tăng mức tiêu thụ nhiên liệu.

Tại thị trường trong nước, giá xăng dầu hôm nay được niêm yết phổ biến như sau: Giá xăng E5 RON 92 không cao hơn 22.490 đồng/lít; giá xăng RON 95-III không cao hơn 23.543 đồng/lít; giá dầu diesel 0.05S không cao hơn 20.549 đồng/lít; giá dầu hỏa không cao hơn 20.706 đồng/lít; giá dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 16.432 đồng/kg.

Giá bán lẻ xăng dầu trong nước đã được liên Bộ Tài chính - Công Thương điều chỉnh tại kỳ điều hành giá chiều ngày 14/3. Trong đó, giá xăng E5 RON 92 giảm 22 đồng/lít, xăng RON 95-III giảm 14 đồng/lít. Giá dầu mazut tăng 299 đồng/kg, dầu diesel tăng 78 đồng/lít và dầu hỏa tăng 97 đồng/lít.

Giá dầu hôm nay (14/3): Dầu thô tăng giáGiá dầu hôm nay (14/3): Dầu thô tăng giá
Giá dầu hôm nay (15/3): Dầu thô tăng nhẹGiá dầu hôm nay (15/3): Dầu thô tăng nhẹ
Giá dầu hôm nay (16/3): Dầu thô đi ngangGiá dầu hôm nay (16/3): Dầu thô đi ngang
Giá dầu hôm nay (17/3): Dầu thô kết thúc tuần tăng giáGiá dầu hôm nay (17/3): Dầu thô kết thúc tuần tăng giá
]]>
https://petrovietnam.petrotimes.vn/gia-dau-hom-nay-183-tang-nhe-trong-phien-giao-dich-dau-tuan-707571.html Minh Đức Mon, 18 Mar 2024 01:57:54 +0700
https://petrovietnam.petrotimes.vn/gia-dau-hom-nay-173-dau-tho-ket-thuc-tuan-tang-gia-707528.html Giá dầu hôm nay 17 3 Dầu thô kết thúc tuần tăng giá Giá dầu thế giới trong tuần 17 3 tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầu tuần Tại phiên giao dịch giữa tuần giá dầu đi ngang đầu phiên sau đó tăng nhẹ Thời điểm cuối tuần giá dầu kèo dài đà tăng ở đầu phiên và đi ngang ở cuối phiên 09-VHQT-AD-0078: Giàn 6 Bạch Hổ. Giàn 6, mỏ Bạch Hổ. Nguồn: Tư liệu

Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 17/3/2024 theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchange, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 5/2024 ở mức 80,55 USD/thùng, giảm 0,19 USD trong phiên.

Giá dầu Brent giao tháng 5/2024 đứng ở mức 85,3 USD/thùng, giảm 0,12 USD trong phiên.

Giá dầu thế giới trong tuần (17/3) tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầu tuần. Tại phiên giao dịch giữa tuần, giá dầu đi ngang đầu phiên sau đó tăng nhẹ. Thời điểm cuối tuần, giá dầu kèo dài đà tăng ở đầu phiên và đi ngang ở cuối phiên.

Đầu tuần (11/3-12/3) giá dầu thế giới tăng nhẹ khi các nhà đầu tư đang giảm bớt lo ngại rằng xung đột ở Trung Đông sẽ làm gián đoạn nguồn cung. Dữ liệu của Trung Quốc đang cho thấy nhu cầu dầu yếu, trong khi việc tăng cường lọc dầu của Mỹ đã hạn chế hoạt động bán ra.

Mức cao nhất ghi nhận được giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 5/2024 ở mức 77,75 USD/thùng. Giá dầu Brent giao tháng 5/2024 đứng ở mức 82,46 USD/thùng.

Dữ liệu nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc đã tăng trong hai tháng đầu năm so với cùng kỳ năm 2023, nhưng yếu hơn so với những tháng trước đó.

Các nhà đầu tư dầu mỏ dường như bỏ qua xung đột địa chính trị ở Trung Đông mà ban đầu được coi là nguyên nhân thắt chặt nguồn cung dầu thô toàn cầu.

Tamas Varga của công ty môi giới dầu mỏ PVM cho biết: “Có vẻ như xung đột ở Trung Đông không nằm trong danh sách động lực thúc đẩy giá dầu của các nhà đầu tư, vì nó không dẫn đến sự gián đoạn nguồn cung đáng kể”.

Quân đội Mỹ cho biết, cuối tuần trước, hàng chục máy bay không người lái của nhóm Houthi đã bị lực lượng Mỹ, Pháp và Anh bắn hạ ở khu vực Biển Đỏ sau khi nhóm này nhắm vào tàu sân bay chở hàng rời Propel Fortune và các tàu khu trục của Mỹ trong khu vực.

Mỏ Lan Tây – Lan Đỏ, Lô: 06-1, Nguồn: Tư liệu
Mỏ Lan Tây – Lan Đỏ, Lô: 06-1, Nguồn: Tư liệu

Giữa tuần (13/3-14/3) đi ngang ở đầu phiên sau đó tăng nhẹ khi tồn kho dầu thô và tồn kho xăng của Mỹ giảm lớn hơn dự kiến. Nguồn cung dầu cũng bị gián đoạn sau các cuộc tấn công của Ukraine vào các nhà máy lọc dầu của Nga.

Mức cao nhất ghi nhận được giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 5/2024 ở mức 79,32 USD/thùng. Giá dầu Brent giao tháng 5/2024 đứng ở mức 84,07 USD/thùng.

Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết, các công ty năng lượng đã bất ngờ rút 1,5 triệu thùng dầu thô ra khỏi kho dự trữ trong tuần kết thúc vào ngày 8/3.

Phil Flynn, nhà phân tích tại Price Futures Group cho biết: “Ngày càng có nhiều lo ngại về tình trạng thắt chặt nguồn cung dầu do các nhà máy lọc dầu của Mỹ dừng hoạt động để bảo trì theo mùa”.

Tại Nga, Ukraine đã tấn công các nhà máy lọc dầu bằng các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái quy mô lớn, gây ra hỏa hoạn tại nhà máy lọc dầu lớn nhất của Rosneft. Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng đây là một nỗ lực nhằm phá hoại cuộc bầu cử tổng thống nước Nga trong tuần này.

Andrew Lipow, Chủ tịch của Lipow Oil cho biết: “Lĩnh vực lọc dầu của Nga bị tổn hại do các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Ukraine, điều này có thể dẫn đến việc Nga xuất khẩu ít nhiên liệu diesel hơn, có khả năng Nga bắt đầu nhập khẩu xăng và điều đó tất nhiên sẽ ảnh hưởng đến giá cả trên toàn thế giới”.

Thời điểm cuối tuần (15/3-17/3), giá dầu thế giới kèo dài đà tăng ở đầu phiên và đi ngang ở cuối phiên.

Mức cao nhất ghi nhận được giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 5/2024 ở mức 80,55 USD/thùng. Giá dầu Brent giao tháng 5/2024 đứng ở mức 85,3 USD/thùng.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) hôm thứ Năm (14/3) đã nâng cao quan điểm về mức tăng trưởng nhu cầu dầu năm 2024 lần thứ tư kể từ tháng 11 khi các cuộc tấn công của nhóm phiến quân Houthi làm gián đoạn hoạt động vận chuyển trên Biển Đỏ.

IEA cho biết trong báo cáo mới nhất rằng nhu cầu dầu thế giới sẽ tăng 1,3 triệu thùng/ngày vào năm 2024, tăng 110.000 thùng/ngày so với tháng trước. Cơ quan này dự báo nguồn cung sẽ thiếu hụt nhẹ trong năm nay sau khi các thành viên OPEC+ gia hạn cắt giảm sản lượng dầu.

Công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes cho biết, các công ty năng lượng Mỹ trong tuần này đã bổ sung số lượng giàn khoan dầu và khí tự nhiên lớn nhất trong một tuần kể từ tháng 9, với số giàn khoan dầu cũng tăng lên mức cao nhất trong 6 tháng. Cụ thể, số giàn khoan dầu và khí đốt, một chỉ số sớm của sản lượng tương lai, đã tăng 7 giàn lên 629 giàn trong tuần tính đến ngày 15/3. Số giàn khoan dầu tăng 6 giàn lên 510 trong tuần này, cao nhất kể từ tháng 9, trong khi số giàn khoan khí đốt tăng 1 giàn lên 116. .

Đồng đô la Mỹ đang mạnh lên với tốc độ nhanh nhất trong 8 tuần. Đồng đô la mạnh hơn khiến dầu thô trở nên đắt hơn đối với người sử dụng các loại tiền tệ khác.

Tại thị trường trong nước, giá xăng dầu hôm nay được niêm yết phổ biến như sau: Giá xăng E5 RON 92 không cao hơn 22.490 đồng/lít; giá xăng RON 95-III không cao hơn 23.543 đồng/lít; giá dầu diesel 0.05S không cao hơn 20.549 đồng/lít; giá dầu hỏa không cao hơn 20.706 đồng/lít; giá dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 16.432 đồng/kg.

Giá bán lẻ xăng dầu trong nước đã được liên Bộ Tài chính - Công Thương điều chỉnh tại kỳ điều hành giá chiều ngày 14/3. Trong đó, giá xăng E5 RON 92 giảm 22 đồng/lít, xăng RON 95-III giảm 14 đồng/lít. Giá dầu mazut tăng 299 đồng/kg, dầu diesel tăng 78 đồng/lít và dầu hỏa tăng 97 đồng/lít.

Giá dầu hôm nay (13/3): Dầu thô đi ngangGiá dầu hôm nay (13/3): Dầu thô đi ngang
Giá dầu hôm nay (14/3): Dầu thô tăng giáGiá dầu hôm nay (14/3): Dầu thô tăng giá
Giá dầu hôm nay (15/3): Dầu thô tăng nhẹGiá dầu hôm nay (15/3): Dầu thô tăng nhẹ
Giá dầu hôm nay (16/3): Dầu thô đi ngangGiá dầu hôm nay (16/3): Dầu thô đi ngang
]]>
https://petrovietnam.petrotimes.vn/gia-dau-hom-nay-173-dau-tho-ket-thuc-tuan-tang-gia-707528.html Minh Đức Sun, 17 Mar 2024 02:45:46 +0700
https://petrovietnam.petrotimes.vn/gia-dau-hom-nay-163-dau-tho-di-ngang-707470.html Giá dầu hôm nay 16 3 Dầu thô đi ngang Giá dầu thế giới hôm nay 16 3 đi ngang trong phiên giao dịch cuối tuần Tại thị trường trong nước giá xăng được điều chỉnh giảm trong khi giá dầu đồng loạt tăng pvc-luc-luong-chu-luc-xay-lap-cac-cong-trinh-dau-khi Dự án H4 mỏ Tê Giác Trắng. Nguồn: Tư liệu

Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 16/3/2024 theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchange, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 5/2024 ở mức 80,55 USD/thùng, giảm 0,19 USD trong phiên và tăng 0,001 USD/thùng so với cùng thời điểm ngày 15/3.

Giá dầu Brent giao tháng 5/2024 đứng ở mức 85,3 USD/thùng, giảm 0,12 USD trong phiên và giữ nguyên so với cùng thời điểm ngày 15/3.

Giá dầu thế giới hôm nay (16/3) đi ngang trong phiên giao dịch cuối tuần.

Phil Flynn, nhà phân tích tại Price Futures Group cho biết “Nguồn cung nhiên liệu động cơ đang thắt chặt có thể khiến giá dầu tăng cao hơn trong thời gian tới."

Phil Flynn nhận định, thị trường vẫn lo ngại rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ không thể cắt giảm lãi suất vì lạm phát vẫn cao hơn mục tiêu 2% của ngân hàng trung ương. Việc cắt giảm lãi suất được coi là cơ hội để tăng trưởng nhu cầu ở Mỹ.

Giá dầu đã bị giới hạn trong hầu hết tháng trước, khoảng từ 80 đến 84 USD/một thùng. Sau đó, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) hôm thứ Năm (14/3) đã nâng cao quan điểm về nhu cầu dầu năm 2024 lần thứ tư kể từ tháng 11 khi các cuộc tấn công của Houthi đã làm gián đoạn hoạt động vận chuyển trên Biển Đỏ.

IEA cho biết trong báo cáo mới nhất rằng nhu cầu dầu thế giới sẽ tăng 1,3 triệu thùng/ngày vào năm 2024, tăng 110.000 thùng/ngày so với tháng trước. Cơ quan này cũng dự báo nguồn cung dầu sẽ thiếu hụt nhẹ trong năm nay nếu các thành viên OPEC+ duy trì việc cắt giảm sản lượng.

Công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes cho biết, các công ty năng lượng Mỹ trong tuần này đã bổ sung số lượng giàn khoan dầu và khí tự nhiên lớn nhất trong một tuần kể từ tháng 9, với số giàn khoan dầu cũng tăng lên mức cao nhất trong 6 tháng. Cụ thể, số giàn khoan dầu và khí đốt, một chỉ số sớm của sản lượng tương lai, đã tăng 7 giàn lên 629 giàn trong tuần tính đến ngày 15/3. Số giàn khoan dầu tăng 6 giàn lên 510 trong tuần này, cao nhất kể từ tháng 9, trong khi số giàn khoan khí đốt tăng 1 giàn lên 116. .

Đồng đô la Mỹ đang mạnh lên với tốc độ nhanh nhất trong 8 tuần. Đồng đô la mạnh hơn khiến dầu thô trở nên đắt hơn đối với người sử dụng các loại tiền tệ khác.

Ukraine đã tấn công vào các nhà máy lọc dầu của Nga, gây ra hỏa hoạn tại nhà máy lọc dầu lớn nhất của Rosneft và đây được coi là một trong những cuộc tấn công nghiêm trọng nhất nhằm vào ngành năng lượng của Nga trong những tháng gần đây.

Cơ quan Thông tin Năng lượng cho biết hôm thứ Tư (13/3) rằng dự trữ dầu thô của Mỹ cũng bất ngờ giảm trong tuần trước do các nhà máy lọc dầu tăng cường bảo trì trong khi tồn kho xăng giảm do nhu cầu tăng.

Tại Mỹ, một số dấu hiệu cho thấy hoạt động kinh tế chậm lại được coi là khó có thể thúc đẩy Cục Dự trữ Liên bang bắt đầu cắt giảm lãi suất trước tháng 6 vì các dữ liệu khác hôm thứ Năm (14/3) cho thấy giá sản xuất tháng trước tăng lớn hơn dự kiến.

Lãi suất thấp hơn làm giảm chi phí vay tiêu dùng, điều này có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nhu cầu về dầu.

Tại thị trường trong nước, giá xăng dầu hôm nay được niêm yết phổ biến như sau: Giá xăng E5 RON 92 không cao hơn 22.490 đồng/lít; giá xăng RON 95-III không cao hơn 23.543 đồng/lít; giá dầu diesel 0.05S không cao hơn 20.549 đồng/lít; giá dầu hỏa không cao hơn 20.706 đồng/lít; giá dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 16.432 đồng/kg.

Giá bán lẻ xăng dầu trong nước đã được liên Bộ Tài chính - Công Thương điều chỉnh tại kỳ điều hành giá chiều ngày 14/3. Trong đó, giá xăng E5 RON 92 giảm 22 đồng/lít, xăng RON 95-III giảm 14 đồng/lít. Giá dầu mazut tăng 299 đồng/kg, dầu diesel tăng 78 đồng/lít và dầu hỏa tăng 97 đồng/lít.

Giá dầu hôm nay (12/3): Dầu thô tăng nhẹGiá dầu hôm nay (12/3): Dầu thô tăng nhẹ
Giá dầu hôm nay (13/3): Dầu thô đi ngangGiá dầu hôm nay (13/3): Dầu thô đi ngang
Giá dầu hôm nay (14/3): Dầu thô tăng giáGiá dầu hôm nay (14/3): Dầu thô tăng giá
Giá dầu hôm nay (15/3): Dầu thô tăng nhẹGiá dầu hôm nay (15/3): Dầu thô tăng nhẹ
]]>
https://petrovietnam.petrotimes.vn/gia-dau-hom-nay-163-dau-tho-di-ngang-707470.html Minh Đức Sat, 16 Mar 2024 02:45:58 +0700
https://petrovietnam.petrotimes.vn/bam-sat-6-chinh-sach-lon-de-xay-dung-du-thao-luat-dien-luc-707449.html Bám sát 6 chính sách lớn để xây dựng dự thảo Luật Điện lực Ngày 15 3 Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp Ban soạn thảo dự án Luật Điện lực sửa đổi Cuộc họp có sự tham gia của các thành viên Ban soạn thảo đại diện cho các cơ quan, đơn vị: Ban Tuyên giáo Trung ương, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), một số Bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ: Văn phòng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; một số hiệp hội, doanh nghiệp; một số Sở Công Thương, doanh nghiệp và các đơn vị thuộc Bộ Công Thương.

Thể chế hoá đường lối của Đảng về năng lượng

Theo báo cáo của Cục Điều tiết Điện lực, sau gần 20 năm thực hiện, Luật Điện lực (được sửa đổi, bổ sung năm 2012, năm 2018 và năm 2022) đã đạt được những kết quả quan trọng, tạo lập khung khổ pháp lý cho hoạt động điện lực và thị trường điện lực, tăng cường vai trò quản lý nhà nước đối với hoạt động điện lực và sử dụng điện nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân có liên quan; tạo cơ sở pháp luật để giám sát thực thi, bảo đảm các đơn vị hoạt động điện lực minh bạch, tuân thủ đúng pháp luật.

Các thành viên Ban soạn thảo tham dự cuộc họp.

Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện ngày càng cao của nền kinh tế - xã hội và nhân dân, yêu cầu mới của thực tiễn quản lý và để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật Việt Nam, cần thiết phải xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực trên cơ sở phát huy ưu điểm và khắc phục các hạn chế của Luật Điện lực hiện hành.

Về quan điểm chỉ đạo, việc xây dựng Luật nhằm thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các Nghị quyết của Quốc hội về phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, gắn liền với đổi mới mô hình tăng trưởng, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia nhằm xây dựng và phát triển ngành điện phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước;

Đảm bảo sự quản lý thống nhất của Nhà nước đối với các hoạt động điện lực. Phân định rõ chức năng quản lý, điều tiết của nhà nước về điện lực và chức năng quản lý sản xuất kinh doanh điện; Tập trung các nguồn lực để sửa đổi, hoàn thiện Luật Điện lực một cách đồng bộ, toàn diện, đảm bảo tính khả thi; tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế để hình thành và vận hành thị trường điện lực cạnh tranh; Chú trọng đổi mới, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến và tận dụng có hiệu quả cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4.

Cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động điện lực kết hợp với việc cải cách toàn diện công tác quản lý, kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, bảo đảm thực hiện có hiệu quả công tác quản lý nhà nước và phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về điện lực, giữ vững kỷ cương và sự bền vững của thị trường; Kế thừa, tiếp tục phát triển và hoàn thiện những quy định pháp luật về điện lực còn phù hợp với thực tế và đã có tác động tích cực đối với sự phát triển của ngành điện, đồng thời chủ động rà soát, sửa đổi, bổ sung những quy định đã phát sinh hạn chế, vướng mắc trong quá trình thực hiện, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước trong lĩnh vực điện lực.

Bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất trong hệ thống pháp luật, tính tương thích với cam kết quốc tế có liên quan; xác định rõ nội dung, nguyên tắc áp dụng Luật Điện lực bảo đảm không chồng chéo, mâu thuẫn giữa Luật Điện lực và các luật khác có liên quan.

Hoàn thiện pháp lý, tạo điều kiện cho phát triển

Mục tiêu hoàn thiện Luật Điện lực nhằm tạo khuôn khổ pháp lý đồng bộ, khả thi cho hoạt động điện lực và sử dụng điện. Tạo điều kiện cho phát triển nguồn và lưới điện nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng điện ngày càng cao của nền kinh tế - xã hội và nhân dân; bảo đảm và nâng cao chất lượng điện năng, chất lượng cung cấp dịch vụ điện; khuyến khích sử dụng điện an toàn, tiết kiệm hiệu quả, bảo vệ môi trường và phát triển năng lượng bền vững; góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh và an ninh năng lượng quốc gia.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì cuộc họp..
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì cuộc họp.

Đảm bảo sự phù hợp với Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong việc quy định cụ thể và chi tiết thẩm quyền của Chính phủ, Bộ Công Thương trong việc quy định và hướng dẫn thực hiện các Điều, khoản trong Luật, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực điện lực, phù hợp với đặc điểm của Luật Điện lực là ngành Luật chuyên ngành, mang tính kỹ thuật cao, cần sửa đổi, bổ sung thường xuyên để phù hợp với sự thay đổi nhanh chóng của khoa học công nghệ.

Thực hiện đẩy mạnh việc phân cấp, phân quyền về quản lý nhà nước cho Chính phủ, Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; tăng cường phân cấp cho các đơn vị điện lực trong quá trình thực hiện các hoạt động điện lực để đảm bảo quyền tự do hoạt động sản xuất kinh doanh, nhà nước không can thiệp vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Đảm bảo sự phù hợp và đồng bộ giữa chính sách phát triển điện lực với các chính sách có liên quan khác, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất với các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đồng thời, khắc phục các bất cập trong quá trình thực thi Luật Điện lực hiện hành; Đổi mới các nội dung và các điều luật nhằm nâng cao tính khả thi và tính hiệu quả thực thi luật, đáp ứng yêu cầu của phát triển ngành điện nói chung và thị trường điện lực cạnh tranh nói riêng.

Bảo đảm phát huy quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh của các đơn vị điện lực, không phân biệt đối xử trong hoạt động điện lực, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của các hoạt động điện lực; đảm bảo kết hợp hài hòa quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng sử dụng điện, đơn vị điện lực và Nhà nước.

Ông Trần Việt Hòa, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực phát biểu tại cuộc họp.

Báo cáo với Ban soạn thảo, ông Trần Việt Hòa, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương), Thành viên Ban soạn thảo, Tổ trưởng Tổ biên tập xây dựng Dự án Luật Điện lực sửa đổi cho biết: Trước đó, Bộ Công Thương đã tổ chức cuộc họp với các thành viên Tổ biên tập bằng hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến. Cuộc họp có sự tham gia của các thành viên Tổ biên tập, đại diện một số cơ quan đảng, các bộ, ngành, các tổ chức chính trị, xã hội, các chuyên gia, các nhà khoa học và các đơn vị thuộc Bộ. Các thành viên Tổ biên tập đã thống nhất chia thành viên Tổ biên tập thành 03 nhóm: Nhóm 1: Điều tiết điện lực và tiết kiệm điện do Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực - Tổ trưởng Tổ biên tập là nhóm trưởng; Nhóm 2: Quy hoạch, đầu tư phát triển điện lực và năng lượng tái tạo do Cục trưởng Cục Điện lực và năng lượng tái tạo - Tổ phó Tổ biên tập là nhóm trưởng; Nhóm 3: An toàn điện và an toàn đập, hồ chứa thủy điện do Phó Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp - Tổ phó Tổ biên tập là nhóm trưởng) để tập trung công tác soạn thảo, chỉnh lý Dự án luật trong quá trình tham mưu, giúp việc cho Ban soạn thảo…

Bám sát 6 chính sách lớn

Tại cuộc họp, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã đề nghị thành viên Ban soạn thảo góp ý vào dự thảo Luật, đảm bảo đáp ứng 06 chính sách trong Đề nghị xây dựng Luật Điện lực (sửa đổi) gồm:

Chính sách 1: Quy hoạch và đầu tư phát triển điện lực nhằm bảo đảm an ninh năng lượng cho đất nước

Chính sách 2: Phát triển điện năng lượng tái tạo và năng lượng mới

Chính sách 3: Hoàn thiện các quy định về điều kiện hoạt động điện lực và việc cấp, thu hồi Giấy phép hoạt động điện lực

Chính sách 4: Quản lý hoạt động mua bán điện theo hướng thúc đẩy thị trường điện cạnh tranh minh bạch, công bằng, hiệu quả và giá điện theo cơ chế thị trường

Chính sách 5: Quản lý, vận hành hệ thống điện, chú trọng khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm, tăng cường thực hiện giải pháp quản lý nhu cầu điện và điều chỉnh phụ tải điện

Chính sách 6: An toàn sử dụng điện sau công tơ và bảo đảm an toàn đập, hồ chứa thủy điện trong giai đoạn xây dựng và vận hành công trình thủy điện.

Trên cơ sở 06 chính sách chính nêu trên, theo quan điểm kế thừa những nội dung còn phù hợp của Luật Điện lực, sửa đổi, bổ sung các nội dung không còn phù hợp, tại Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Bộ Công Thương đã đề xuất Đề cương chi tiết luật bao gồm: 09 Chương và 82 điều đã được Chính phủ thông qua và đang trình Quốc hội.

Phấn đấu hoàn thành dự thảo trình Chính phủ trong tháng 7/2024

Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh, triển khai Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị, Chính phủ đã ký ban hành Quy hoạch điện VIII, trong đó mục tiêu đặt ra đến năm 2030, tổng công suất đặt hệ thống điện gấp 2 lần hiện nay (hiện nay khoảng 80.000 MW, đến năm 2050, tổng công suất đặt gấp khoảng 4 lần hiện nay.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên phát biểu kết luận tại cuộc họp.

Từ nay đến năm 2030 chỉ còn chưa đầy 7 năm là một thách thức lớn, một mặt vừa phát triển nguồn điện nhằm đảm bảo phát triển kinh tế xã hội; một mặt vừa thực hiện chuyển đổi năng lượng mạnh mẽ để thực hiện cam kết giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, như vậy ngành năng lượng Việt Nam cần nỗ lực cao nhất mới đạt được mục tiêu này.

Trong thời gian tới, chúng ta phải giảm tối đa nhiệt điện than, ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo và các nguồn điện mới thân thiện với môi trường (khí, amoniac xanh, hydrogen) và khi điều kiện kinh tế cho phép có thể phát triển điện hạt nhân.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, việc xây dựng ban hành Luật Điện lực lần này có ý nghĩa hết sức quan trọng. Dự án Luật phải kế thừa, phát huy được thành tựu đã đạt được; hiện thực hoá các quan điểm chỉ đạo Đảng tại Nghị quyết 55, các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ; Phù hợp với các cam kết quốc tế; Ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo, các nguồn năng lượng mới, sạch; Phát triển lưu trữ điện và lưới điện thông minh…

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên giao Tổ biên tập tiếp nhận, tổng hợp ý kiến thành viên Ban soạn thảo và giao Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân chỉ đạo Cục Điều tiết điện lực, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp phối hợp với các đơn vị, các chuyên gia thực hiện tiếp thu, giải trình ý kiến thành viên Ban soạn thảo để hoàn thiện Dự thảo 1. Đồng thời, xây dựng Dự thảo Tờ trình trên cơ sở nội dung Dự thảo 1 đã được hoàn thiện.

Sau khi hoàn thiện Dự thảo 1 theo ý kiến của thành viên Ban soạn thảo, giao đầu mối Tổ biên tập gửi lại Ban soạn thảo Dự thảo 1, Dự thảo Tờ trình và Bản tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến thành viên Ban soạn thảo là trong tuần từ 25/3/2024-29/3/2024.

Về vấn đề thông qua dự thảo lần 1 để tiến hành đăng tải Dự thảo luật, do thời hạn soạn thảo gấp, để đáp ứng tiến độ, Ban soạn thảo đã thống nhất đề xuất được sử dụng Dự thảo 1 đã hoàn thiện để đăng web và gửi lấy ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức (Dự thảo 2) để kịp thời hạn Chính phủ giao. Theo đó, Bộ Công Thương thực hiện thủ tục đăng website trong tuần từ 20/3-29/3/2024 đảm bảo tiến độ theo kế hoạch đề ra. Sau khi đăng website, Ban soạn thảo tiếp tục thảo luận để hoàn thiện Dự thảo 2 trong quá trình đăng website và gửi lấy ý kiến. Trong thời gian này, Ban soạn thảo sẽ tổ chức hội nghị, hội thảo để lấy ý kiến rộng rãi các cơ quan, tổ chức, các chuyên gia, nhà khoa học.

]]>
https://petrovietnam.petrotimes.vn/bam-sat-6-chinh-sach-lon-de-xay-dung-du-thao-luat-dien-luc-707449.html Quang Phú Fri, 15 Mar 2024 15:58:26 +0700
https://petrovietnam.petrotimes.vn/gia-dau-hom-nay-153-dau-tho-tang-nhe-707394.html Giá dầu hôm nay 15 3 Dầu thô tăng nhẹ Giá dầu thế giới hôm nay 15 3 tăng khi tồn kho dầu thô và nhiên liệu của Mỹ giảm mạnh Các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Ukraine vào các nhà máy lọc dầu của Nga và dự báo nhu cầu năng lượng tăng của IEA cũng là yếu tố thúc đẩy giá dầu Giàn công nghệ Trung tâm số 2 mỏ Bạch Hổ, Lô 09-1. Giàn công nghệ Trung tâm số 2 mỏ Bạch Hổ, Lô 09-1. Nguồn: Tư liệu

Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 15/3/2024 theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchange, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 5/2024 ở mức 80,54 USD/thùng, giảm 0,2 USD trong phiên và tăng 1,22 USD/thùng so với cùng thời điểm ngày 14/3.

Giá dầu Brent giao tháng 5/2024 đứng ở mức 85,3 USD/thùng, giảm 0,12 USD trong phiên và tăng 1,23 USD/thùng so với cùng thời điểm ngày 14/3.

Giá dầu thế giới hôm nay (15/3) tăng khi tồn kho dầu thô và nhiên liệu của Mỹ giảm mạnh. Các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Ukraine vào các nhà máy lọc dầu của Nga và dự báo nhu cầu năng lượng tăng của IEA cũng là yếu tố thúc đẩy giá dầu.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) hôm thứ Năm (14/3) đã nâng cao quan điểm về mức tăng trưởng nhu cầu dầu năm 2024 lần thứ tư kể từ tháng 11 khi các cuộc tấn công của nhóm phiến quân Houthi làm gián đoạn hoạt động vận chuyển trên Biển Đỏ.

IEA cho biết trong báo cáo mới nhất rằng nhu cầu dầu thế giới sẽ tăng 1,3 triệu thùng/ngày vào năm 2024, tăng 110.000 thùng/ngày so với tháng trước. Cơ quan này dự báo nguồn cung sẽ thiếu hụt nhẹ trong năm nay sau khi các thành viên OPEC+ gia hạn cắt giảm sản lượng dầu.

Ukraine đã tấn công các nhà máy lọc dầu của Nga bằng máy bay không người lái vào thứ Tư (13/3), gây ra hỏa hoạn tại nhà máy lọc dầu lớn nhất của Rosneft. Đây có thể được coi là một trong trong những cuộc tấn công nghiêm trọng nhất nhằm vào ngành năng lượng của Nga trong những tháng gần đây.

Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA) cho biết dự trữ dầu thô của Mỹ bất ngờ giảm trong tuần trước do các nhà máy lọc dầu tăng cường bảo trì trong khi tồn kho xăng giảm do nhu cầu tăng.

Ngân hàng trung ương Trung Quốc dự kiến sẽ giữ nguyên lãi suất chính sách cơ bản khi triển khai các khoản vay trung hạn đáo hạn vào hôm nay (15/3). Lãi suất thấp hơn làm giảm chi phí vay tiêu dùng, điều này có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nhu cầu về dầu.

Tại thị trường trong nước, giá xăng dầu hôm nay được niêm yết phổ biến như sau: Giá xăng E5 RON 92 không cao hơn 22.490 đồng/lít; giá xăng RON 95-III không cao hơn 23.543 đồng/lít; giá dầu diesel 0.05S không cao hơn 20.549 đồng/lít; giá dầu hỏa không cao hơn 20.706 đồng/lít; giá dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 16.432 đồng/kg.

Giá bán lẻ xăng dầu trong nước đã được liên Bộ Tài chính - Công Thương điều chỉnh tại kỳ điều hành giá chiều ngày 14/3. Trong đó, giá xăng E5 RON 92 giảm 22 đồng/lít, xăng RON 95-III giảm 14 đồng/lít. Giá dầu mazut tăng 299 đồng/kg, dầu diesel tăng 78 đồng/lít và dầu hỏa tăng 97 đồng/lít.

Giá dầu hôm nay (11/3): Dầu thô đi ngang trong phiên giao dịch đầu tuầnGiá dầu hôm nay (11/3): Dầu thô đi ngang trong phiên giao dịch đầu tuần
Giá dầu hôm nay (12/3): Dầu thô tăng nhẹGiá dầu hôm nay (12/3): Dầu thô tăng nhẹ
Giá dầu hôm nay (13/3): Dầu thô đi ngangGiá dầu hôm nay (13/3): Dầu thô đi ngang
Giá dầu hôm nay (14/3): Dầu thô tăng giáGiá dầu hôm nay (14/3): Dầu thô tăng giá
]]>
https://petrovietnam.petrotimes.vn/gia-dau-hom-nay-153-dau-tho-tang-nhe-707394.html Minh Đức Fri, 15 Mar 2024 02:13:22 +0700
https://petrovietnam.petrotimes.vn/gia-dau-hom-nay-143-dau-tho-tang-gia-707316.html Giá dầu hôm nay 14 3 Dầu thô tăng giá Giá dầu thế giới hôm nay 14 3 tăng khi tồn kho dầu thô của Mỹ bất ngờ giảm tồn kho xăng cũng giảm lớn hơn dự kiến Nguồn cung dầu cũng bị gián đoạn sau các cuộc tấn công của Ukraine vào các nhà máy lọc dầu của Nga Giàn khai thác dầu khí tại mỏ Bạch Hổ Giàn khai thác dầu khí tại mỏ Bạch Hổ. Nguồn: Tư liệu

Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 14/3/2024 theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchange, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 5/2024 ở mức 79,32 USD/thùng, tăng 0,02 USD trong phiên và tăng 1,72 USD/thùng so với cùng thời điểm ngày 13/3.

Giá dầu Brent giao tháng 5/2024 đứng ở mức 84,07 USD/thùng, tăng 0,04 USD trong phiên và tăng 1,76 USD/thùng so với cùng thời điểm ngày 13/3.

Giá dầu thế giới hôm nay (14/3) tăng khi tồn kho dầu thô của Mỹ bất ngờ giảm, tồn kho xăng cũng giảm lớn hơn dự kiến. Nguồn cung dầu cũng bị gián đoạn sau các cuộc tấn công của Ukraine vào các nhà máy lọc dầu của Nga.

Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết, các công ty năng lượng đã bất ngờ rút 1,5 triệu thùng dầu thô ra khỏi kho dự trữ trong tuần kết thúc vào ngày 8/3.

Phil Flynn, nhà phân tích tại Price Futures Group cho biết: “Ngày càng có nhiều lo ngại về tình trạng thắt chặt nguồn cung dầu do các nhà máy lọc dầu của Mỹ dừng hoạt động để bảo trì theo mùa”.

Giá xăng tương lai của Mỹ cho thấy mức tăng lớn nhất trong nhóm năng lượng, tăng khoảng 2,9% lên mức cao nhất kể từ tháng 9/2023.

Tại Nga, Ukraine đã tấn công các nhà máy lọc dầu bằng các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái quy mô lớn, gây ra hỏa hoạn tại nhà máy lọc dầu lớn nhất của Rosneft. Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng đây là một nỗ lực nhằm phá hoại cuộc bầu cử tổng thống nước Nga trong tuần này.

Andrew Lipow, Chủ tịch của Lipow Oil cho biết: “Lĩnh vực lọc dầu của Nga bị tổn hại do các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Ukraine, điều này có thể dẫn đến việc Nga xuất khẩu ít nhiên liệu diesel hơn, có khả năng Nga bắt đầu nhập khẩu xăng và điều đó tất nhiên sẽ ảnh hưởng đến giá cả trên toàn thế giới”.

Putin nói với phương Tây rằng về mặt kỹ thuật, Nga đã sẵn sàng cho chiến tranh hạt nhân và nếu Mỹ đưa quân tới Ukraine, điều đó sẽ được coi là sự leo thang đáng kể của cuộc xung đột. Tuy nhiên, ông Putin cũng cho biết ông thấy không cần thiết phải sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine.

Dầu và các thị trường tài chính rộng hơn cũng nhận được sự hỗ trợ tâm lý từ dữ liệu mới nhất về lạm phát của Mỹ sẽ không làm ảnh hưởng tới việc Fed cắt giảm lãi suất vào giữa năm nay. Lãi suất thấp hơn có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và hỗ trợ nhu cầu dầu mỏ.

Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) vẫn giữ nguyên dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu là 2,25 triệu thùng/ngày vào năm 2024, cao hơn nhiều dự báo khác. Tuy nhiên, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) lại dự kiến tăng trưởng nhu cầu sẽ thấp hơn.

Tại thị trường trong nước, giá xăng dầu hôm nay được niêm yết phổ biến như sau: Giá xăng E5 RON 92 không cao hơn 22.512 đồng/lít; giá xăng RON 95-III không cao hơn 23.557 đồng/lít; giá dầu diesel 0.05S không cao hơn 20.471 đồng/lít; giá dầu hỏa không cao hơn 20.609 đồng/lít; giá dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 16.133 đồng/kg.

Giá bán lẻ xăng dầu trong nước sẽ được liên Bộ Tài chính - Công Thương điều chỉnh tại kỳ điều hành giá chiều hôm nay (14/3).

Giá dầu hôm nay (10/3): Dầu thô kết thúc tuần biến độngGiá dầu hôm nay (10/3): Dầu thô kết thúc tuần biến động
Giá dầu hôm nay (11/3): Dầu thô đi ngang trong phiên giao dịch đầu tuầnGiá dầu hôm nay (11/3): Dầu thô đi ngang trong phiên giao dịch đầu tuần
Giá dầu hôm nay (12/3): Dầu thô tăng nhẹGiá dầu hôm nay (12/3): Dầu thô tăng nhẹ
Giá dầu hôm nay (13/3): Dầu thô đi ngangGiá dầu hôm nay (13/3): Dầu thô đi ngang
]]>
https://petrovietnam.petrotimes.vn/gia-dau-hom-nay-143-dau-tho-tang-gia-707316.html Minh Đức Thu, 14 Mar 2024 01:37:59 +0700