Vắc xin Covid-19 sắp dồn dập về Việt Nam, 20-50 triệu liều/tháng

18:51 | 19/08/2021

633 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết, dự kiến trong quý IV, lượng vắc xin Covid-19 về Việt Nam đạt từ 20-50 triệu liều/tháng. "Chúng tôi hi vọng bao phủ vắc xin cho 75% dân số như kế hoạch".

Trong buổi kiểm tra tiêm thử nghiệm vắc xin Covivac tại huyện Vũ Thư, Thái Bình chiều 19/8, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết, cơ quan này đang nỗ lực hết sức để đưa lượng vắc xin về Việt Nam nhiều hơn.

Vắc xin Covid-19 sắp dồn dập về Việt Nam, 20-50 triệu liều/tháng - 1
Trong buổi tiêm thử nghiệm vắc xin Covivac giai đoạn 2 tại Thái Bình, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, cơ quan này đặt kỳ vọng 75% dân số được bao phủ vắc xin Covid-19 vào cuối năm 2021, đầu năm 2022, khi mà lượng vắc xin sắp về Việt Nam đạt 20-50 triệu liều/tháng.

Theo lãnh đạo Bộ Y tế, hiện tại, nguồn vắc xin đang nhỏ giọt, nhưng trong quý IV năm nay, dự kiến lượng vắc xin về rất lớn, khoảng 20-50 triệu liều/tháng.

"Với số vắc xin này, chúng tôi hi vọng 75% dân số được bao phủ vắc xin Covid-19 vào cuối năm 2021, đầu năm 2022", Thứ trưởng Bộ Y tế nói.

Còn trong tháng 8, tháng 9, mỗi tháng dự có thêm khoảng 10 triệu liều vắc xin Covid-19 về Việt Nam.

Cũng trong chiều 19/8, 19 người tình nguyện ở Vũ Thư (Thái Bình) được tiêm thử nghiệm vắc xin Covivac giai đoạn 2, nâng tổng số 131 người được tiêm trong 2 ngày 18-19/8.

Theo Thứ trưởng Trần Văn Thuấn, việc Covivac triển khai thử nghiệm giai đoạn 2 là dấu mốc rất quan trọng, đánh dấu mức biến chuyển mới, tăng trưởng mới trong nghiên cứu, phát triển vắc xin Covid-19 ở Việt Nam.

Ở giai đoạn thử nghiệm một, vắc xin Covivac được đánh giá đạt độ an toàn, dung nạp tốt, có tính sinh miễn dịch.

Ở giai đoạn 2, có khoảng 375 người được thử nghiệm, với mục tiêu đánh giá tính an toàn và khả năng dung nạp của hai công thức 3mcg và 6mcg được lựa chọn. Mỗi tình nguyện viên được tiêm 2 mũi, cách nhau 28 ngày

GS.TS. Đặng Đức Anh, Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cho biết, kết quả nghiên cứu ở giai đoạn một cho thấy tất cả các mức liều đều an toàn. "Ở giai đoạn 2, chúng tôi đã lựa chọn 2 mức liều. Đây là giai đoạn rất quan trọng để lựa chọn mức liều thích hợp nhất, có đủ đáp ứng miễn dịch mạnh mẽ và an toàn, để tiến hành thử nghiệm ở giai đoạn 3", GS Đức Anh nói.

Theo Thứ trưởng Thuấn, dự kiến tháng 11 sẽ có kết quả ban đầu của giai đoạn 2 thử nghiệm lâm sàng, cơ quan chức năng sẽ tiếp tục đánh giá ngay, nếu kết quả tốt, chọn được liều phù hợp và khẳng định được tính sinh miễn dịch bước đầu sẽ cho triển khai ngay pha 3.

Theo các chuyên gia, ưu điểm của vắc xin COVIVAC là được sản xuất bằng công nghệ trứng gà có phôi. Đây là công nghệ sản xuất vắc xin cúm truyền thống đang được sử dụng rộng rãi. Điều này có nghĩa là Việt Nam đã có đủ năng lực sản xuất vắc xin ở quy mô lớn với giá cả hợp lý để phòng chống đại dịch.

Tại Việt Nam, đến nay có 3 vắc xin Covid-19 được cấp phép thử nghiệm lâm sàng gồm: Vắc xin NanoCovax (đang tiêm thử nghiệm giai đoạn 3), vắc xin Covivac (chính thức chuyển sang giai đoạn 2) và vaccine ARCT-154 (nhận chuyển giao công nghệ từ Công ty Arcturus Therapeutics, Inc, Hoa Kỳ, đã kết thúc tiêm mũi một cho 100 người tình nguyện).

Theo Dân trí

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
  • vietinbank
Tràn ngập sắc màu lễ hội Holi

Tràn ngập sắc màu lễ hội Holi

(PetroTimes) - Lễ hội Holi của người Hindu, còn được gọi là Lễ hội Màu sắc, báo trước sự khởi đầu của mùa xuân.