Dự án “siêu lầy” đường sắt Cát Linh - Hà Đông được mổ xẻ tại Quốc hội

09:11 | 03/11/2020

148 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Phát biểu tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội tại Quốc hội sáng 3/11, đại biểu Nguyễn Phi Thường bày tỏ nghi ngờ về khả năng đường sắt Cát Linh - Hà Đông có thể vận hành trong năm nay.
Dự án “siêu lầy” đường sắt Cát Linh - Hà Đông được mổ xẻ tại Quốc hội - 1
Đại biểu Nguyễn Phi Thường (đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội).

Đại biểu Nguyễn Phi Thường (đoàn Hà Nội) đề cập vấn nạn ùn tắc giao thông ở 2 đô thị lớn nhất cả nước hiện nay, Hà Nội và TPHCM. Từ đó, chủ trương xây dựng đường sắt đô thị tại 2 thành phố được xem là cứu cánh cho vấn đề.

Phát triển đường sắt đô thị là vấn đề bức bách nhưng các dự án ở cả 2 thành phố đều có vấn đề, chậm tiến độ, đội vốn lớn, gây bức xúc trong dư luận.

Đại biểu trình bày vấn đề phát triển đường sắt đô thị gắn với giao thông công cộng, quy hoạch phát triển đô thị để phát huy tác dụng của loại hình hạ tầng quan trọng này.

Đại biểu bình luận, vì tính liên kết chưa cao nên đường sắt đô thị với 2 đô thị lớn nhất hiện nay vẫn đơn thuần như một sản phẩm nhập khẩu, lạc lõng trong lòng đô thị. Trong khi đó, để phát huy hiệu quả của đường sắt đô thị phải có sự kết nối với hệ thống giao thông công cộng, bãi đậu xe, tuyến bus. Vậy nên, cần xem lại vấn đề tái cấu trúc không gian đô thị để thu hút người sử dụng đường sắt đô thị.

Quy chuẩn vốn và tiêu chuẩn dự án, đại biểu đề nghị nội địa hoá công nghệ, tích hợp công nghệ toàn mạng và chuyển giao công nghệ ngay lập tức. Hiện, các dự án đường sắt đô thị đều thực hiện theo hình thức ODA nên bị động cả về vốn, về công nghệ, vận hành.

Dẫn chứng dự án tiêu biểu là đường sắt Cát Linh - Hà Đông, theo đại biểu, kết luận của kiểm toán nhà nước đã chỉ ra nhiều vấn đề mà không chỉ Bộ Giao thông hay Hà Nội có thể giải quyết được. Đại biểu băn khoăn, không biết thời hạn cuối cùng đặt ra cho dự án là vận hành trong cuối năm nay có khả thi, sau rất nhiều lần phải chậm, lùi tiến độ.

Theo Dân trí