[E-magazine] Chiến lược phát triển hạ tầng dự trữ xăng dầu quốc gia của  Việt Nam trong tương lai

Năng lượng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Với quy mô kinh tế trong Top 40 toàn cầu, Việt Nam cần có những quy hoạch, chiến lược phù hợp để dự trữ năng lượng, xăng dầu nhằm giúp tăng tính chủ động của nền kinh tế trước những biến động từ quốc tế.

Việc dự trữ xăng dầu, dầu thô trên thế giới đã được thực hiện từ thế kỷ trước. Khi bàn về dự trữ năng lượng trên thế giới, Mỹ là cái tên phải nhắc đến đầu tiên. Họ hiện là quốc gia có kho dự trữ dầu chiến lược lớn nhất thế giới. Năm 2009 là thời kỳ Mỹ dự trữ năng lượng nhiều nhất với quy mô 727 triệu thùng dầu, sau đó giảm dần về 714 triệu thùng. Thời điểm đó, người Mỹ tiêu thụ bình quân khoảng 20 triệu thùng dầu mỗi ngày, tức mức dự trữ của Mỹ gấp gần 36 lần tiêu thụ bình quân. Nói cách khác, mức dự trữ dầu của Mỹ đạt 36 ngày. Đến thời điểm tháng 5/2022, kho dự trữ dầu chiến lược của nước này đã giảm còn 538 triệu thùng. Với mức này, hiện dự trữ vẫn đủ đáp ứng nhu cầu trong hơn một tháng của người dân Mỹ.

[E-magazine] Chiến lược phát triển hạ tầng dự trữ xăng dầu quốc gia của  Việt Nam trong tương lai

Nếu Mỹ có khối lượng dự trữ dầu chiến lược lớn nhất thế giới thì Nhật Bản lại là đất nước có dự trữ theo nhu cầu nội địa dài ngày nhất. Theo số liệu công bố năm 2020, Nhật Bản có dự trữ quốc gia là 520 triệu thùng, tương đương 242 ngày cho nhu cầu sử dụng trong nước.

Trung Quốc là quốc gia không thường xuyên công bố quy mô dự trữ dầu thô, nhưng Trung Quốc vẫn có một lượng dự trữ lớn. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê quốc gia Trung Quốc năm 2018, dự trữ dầu của nước này khoảng 37,8 triệu tấn, tương đương 281 triệu thùng; có thể đủ đáp ứng nhu cầu trong khoảng 40-50 ngày.

[E-magazine] Chiến lược phát triển hạ tầng dự trữ xăng dầu quốc gia của  Việt Nam trong tương lai

Tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, Australia cũng là quốc gia có nguồn dự trữ dầu lớn với mức đủ cung ứng nhu cầu sử dụng 20-30 ngày. Trong tương lai, nước này đang có kế hoạch tăng dự trữ lên 50-80 ngày.

Tại khu vực Đông Nam Á, Thái Lan là nước có lượng dự trữ xăng dầu lớn. Ngày 11/3/2022, Bộ Năng lượng Thái Lan (EMT) thông báo yêu các công ty dầu mỏ ở nước này tăng dự trữ từ 60 ngày lên 70 ngày để đảm bảo có đủ nhiên liệu cho nhu cầu sử dụng trong nước trong bối cảnh khủng hoảng nhiên liệu toàn cầu gây ra bởi xung đột Nga - Ukraine. Chính phủ Thái Lan cũng thông báo họ cũng sẽ nâng dự trữ dầu thô của quốc gia từ 4 lên 5% và dự trữ dầu thành phẩm từ 1 đến 2%.

Còn tại Việt Nam, hiện nay mức dự trữ xăng dầu chỉ đảm bảo nhu cầu trong nước được khoảng 1 tuần. Với quy mô nền kinh tế đứng thứ 37 thế giới (số liệu năm 2022) và là đất nước có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, việc đầu tư cho dự trữ năng lượng tại Việt Nam rõ ràng là chưa tương xứng.

[E-magazine] Chiến lược phát triển hạ tầng dự trữ xăng dầu quốc gia của  Việt Nam trong tương lai

Trong Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050, Chính phủ đã nêu rõ mục tiêu, quan điểm phát triển hệ thống hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia bao gồm dự trữ chiến lược (dự trữ quốc gia); dự trữ sản xuất, dự trữ thương mại, vận tải, lưu thông phân phối, đáp ứng các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật, môi trường, đảm bảo dự trữ, cung ứng đầy đủ, an toàn, liên tục cho phát triển kinh tế xã hội, an ninh, quốc phòng.

Tại quy hoạch này, Chính phủ Việt Nam kỳ vọng sẽ nâng mức dự trữ xăng dầu lên 75 - 80 ngày nhập ròng, phấn đấu đạt 90 ngày vào giai đoạn tiếp theo. Mục tiêu tổng quát của quy hoạch là phát triển hệ thống hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia bao gồm dự trữ chiến lược (dự trữ quốc gia); dự trữ sản xuất, dự trữ thương mại, vận tải, lưu thông phân phối, đáp ứng các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật, môi trường, đảm bảo dự trữ, cung ứng đầy đủ, an toàn, liên tục cho phát triển kinh tế xã hội, an ninh, quốc phòng.

Chiến lược phát triển hạ tầng dự trữ xăng dầu quốc gia của  Việt Nam trong tương lai

đối với hạ tầng dự trữ quốc gia sẽ đảm bảo hạ tầng phục vụ dự trữ quốc gia với sức chứa từ 500.000 đến 1.000.000 m3 sản phẩm xăng dầu và 1.000.000 đến 2.000.000 tấn dầu thô, đáp ứng 15-20 ngày nhập ròng trong giai đoạn 2021 - 2030.

Đối với hạ tầng dự trữ xăng dầu, phấn đấu hạ tầng dự trữ sản xuất sẽ đảm bảo hạ tầng dự trữ dầu thô, nguyên liệu và sản phẩm theo thiết kế các nhà máy sản xuất và chế biến xăng dầu hoạt động ổn định, đáp ứng tối thiểu 20 ngày nhập ròng trong giai đoạn 2021 - 2030, đến 25 ngày nhập ròng giai đoạn sau năm 2030.

Trong quy hoạch cũng nêu rõ, đối với hạ tầng dự trữ quốc gia sẽ đảm bảo hạ tầng phục vụ dự trữ quốc gia với sức chứa từ 500.000 đến 1.000.000 m3 sản phẩm xăng dầu và 1.000.000 đến 2.000.000 tấn dầu thô, đáp ứng 15-20 ngày nhập ròng trong giai đoạn 2021 - 2030. Đối với hạ tầng dự trữ khí đốt phấn đấu đảm bảo hạ tầng dự trữ đối với LPG sức chứa tới 800.000 tấn giai đoạn 2021 - 2030 và tới 900.000 tấn giai đoạn sau năm 2030.

Đảm bảo hạ tầng dự trữ LNG đủ năng lực nhập khẩu, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường; góp phần đảm bảo cung cấp nhu cầu khí nguyên liệu cho năng lượng và các ngành công nghiệp với công suất kho tới 20 triệu tấn/năm giai đoạn 2021 - 2030 và tới 40 triệu tấn/năm giai đoạn sau năm 2030.

[E-magazine] Chiến lược phát triển hạ tầng dự trữ xăng dầu quốc gia của  Việt Nam trong tương lai

Theo định hướng, xây dựng hệ thống dự trữ dầu thô và sản phẩm xăng dầu phân bố tương ứng với nhu cầu sản xuất và tiêu thụ xăng dầu của các vùng, các địa phương; tối ưu về chi phí đầu tư, quản lý và vận hành. Phát triển hạ tầng dự trữ dầu thô, nguyên liệu đảm bảo ổn định sản xuất. Quy mô tiến độ đầu tư phù hợp với công suất thiết kế và kế hoạch sản xuất.

Trên thực tế, tại Việt Nam chưa có kho xăng dầu của Nhà nước phục vụ cho việc dự trữ quốc gia. Tất cả lượng xăng dầu dự trữ đều dưới hình thức gửi nhờ doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu để tiết kiệm chi phí. Nhưng về lâu dài, cần đầu tư kho dự trữ dầu mỏ và sản phẩm xăng dầu quốc gia để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

[E-magazine] Chiến lược phát triển hạ tầng dự trữ xăng dầu quốc gia của  Việt Nam trong tương lai

Tháng 8/2022, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) đã có đề xuất với Chính phủ về việc phát triển kho dự trữ dầu thô và sản phẩm dầu quốc gia đi kèm với tổ hợp lọc hóa dầu ở Long Sơn, Vũng Tàu. Quy mô công suất của tổ hợp đối với dự án lọc dầu dự kiến được chia làm hai giai đoạn, với tổng công suất là 24 - 26 triệu tấn dầu thô/năm. Dự án kho dự trữ quốc gia, sản phẩm xăng dầu công suất 1 triệu tấn/năm với dầu thô và 500.000 m3/năm với sản phẩm xăng dầu.

Bộ Công Thương cũng nhận định trong bối cảnh thế giới diễn biến phức tạp, nguy cơ đứt gãy nguồn cung năng lượng, giá năng lượng tăng cao, thì việc đảm bảo an ninh năng lượng, trong đó có nguồn cung xăng dầu, nâng năng lực dự trữ dầu thô và xăng dầu quốc gia là hết sức cần thiết.

“Ý tưởng xây dựng tổ hợp lọc hoá dầu và kho dự trữ quốc gia là ý tưởng tốt. Việc xây dựng kho ngầm để tàng trữ dầu thô và các sản phẩm xăng dầu là cần thiết để đảm bảo an ninh năng lượng, ứng phó với biến động thị trường lúc giá dầu giảm sâu hoặc tăng cao”.

Nội dung: Thanh Hiếu

Thiết kế: Thành Linh

Xã hội hóa đầu tư hạ tầng dự trữ xăng dầu như thế nào?

Xã hội hóa đầu tư hạ tầng dự trữ xăng dầu như thế nào?

Đầu tư hạ tầng dự trữ xăng dầu: Giải pháp chống đứt gãy chuỗi cung ứng

Đầu tư hạ tầng dự trữ xăng dầu: Giải pháp chống đứt gãy chuỗi cung ứng

Đảm bảo dự trữ dầu thô và sản phẩm xăng dầu đạt 75 - 80 ngày nhập ròng

Đảm bảo dự trữ dầu thô và sản phẩm xăng dầu đạt 75 - 80 ngày nhập ròng