e magazine pvn doi mat voi con dai khung hoang gia dau tho

Trong bối cảnh khủng hoảng giá dầu thô thế giới chưa có hồi kết, cộng thêm “giông bão” lớn từ đại dịch Covid-19, nhiều công ty dầu khí đứng trước nguy cơ phá sản, Tiến sỹ Ngô Thường San, Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam cho rằng, khả năng can thiệp của chính phủ mỗi nước sẽ là “cái phao” cứu vớt sự sụp đổ của ngành công nghiệp năng lượng quan trọng này.

e magazine pvn doi mat voi con dai khung hoang gia dau tho

PV: Thưa Tiến sỹ Ngô Thường San, mấy ngày qua, có lúc giá dầu giảm mạnh, xuống mức âm, thị trường dầu thô chao đảo, ông nhìn nhận như thế nào về nguyên nhân?

Tiến sỹ Ngô Thường San: Hiện nay, giá dầu khủng hoảng chưa từng có trong lịch sử ngành dầu khí thế giới với những ngày đen tối 20-22/4/2020 khi giá dầu giảm sâu dưới 0 USD (- 37,5 USD/thùng). Có khá nhiều nguyên nhân, tôi điểm lại một số nguyên nhân chính sau:

e magazine pvn doi mat voi con dai khung hoang gia dau tho
Tiến sỹ Ngô Thường San, Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam

Sự trỗi dậy của công nghiệp dầu khí Mỹ từ nước luôn nhập khẩu dầu thô vào cuối thế kỷ 20 trở thành nước có sản lượng khai thác dầu thô lớn nhất thế giới từ sau 2014 với trên 650 triệu tấn/năm (13,1 triệu thùng/ngày vào năm 2019) nhờ vào công nghiệp khai thác dầu đá phiến và là nước xuất khẩu dầu lớn trên thế giới sau Ả Rập Xê-út, Nga, ngang với Iraq với khối lượng khoảng 190 triệu tấn/năm 2018, tạo ra cuộc chiến gay gắt giành thị trường dầu mỏ.

Sản lượng dầu thô hằng năm có thể được điều tiết mức sản lượng trần ở Nga, và các nước OPEC nhưng ở Mỹ, Chính phủ không thể điều phối các nhà khai thác dầu để cắt giảm sản lượng nên các hội nghị về cắt giảm sản lượng để duy trì sự ổn định giá dầu giữa OPEC (đại diện là Ả Rập Xê-út) và Nga bị phá vỡ, dẫn đến sự gia tăng sản lượng không thể khống chế của các nước sản xuất dầu để trang trải nhu cầu của quốc gia, đặc biệt khi nền kinh tế phụ thuộc lớn vào doanh thu dầu thô.

e magazine pvn doi mat voi con dai khung hoang gia dau tho

Đại dịch Covid 19 là đòn bồi tiếp làm cho cuộc khủng hoảng càng trầm trọng. Sự đóng cửa biên giới, phong tỏa nhiều thành phố đông dân ở các nước tiêu thụ xăng dầu lớn như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ý v.v..., giao thông suy giảm, kinh tế thế giới đình trệ làm cho nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu giảm đột biến. Cung vượt cầu trong tháng 3-2020 gần 12,5% (cung đạt 101 triệu thùng/ngày và tiêu thụ ước tính khoảng 87 triệu thùng/ngày).

Tình trạng càng trầm trọng hơn khi các bể chứa thế giới sẽ bị đầy trong tháng 5. Ở Mỹ tình trạng càng bi đát vì Mỹ vừa là nước xuất nhưng đồng thời cũng là nước nhập lượng dầu lớn từ Vịnh Persic. Hiện 40 tàu chở dầu cỡ lớn chở khoảng 10 -12 triệu tấn dầu thô của Arập Xêút đang chuẩn bị cập bờ biển Mỹ, dầu trong nước Mỹ sẽ không còn chỗ để chứa. Giá dầu thô có nguy cơ chịu sự sụt giảm tiếp tục trong tháng 5 sau thời kỳ tăng không đáng kể ở mức khoảng 20-25 USD/thùng cuối tháng 4/2020.

e magazine pvn doi mat voi con dai khung hoang gia dau tho

PV: Theo ông, giá dầu thô giảm sâu như vậy sẽ tác động thế nào đến ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam và giải pháp khả thi của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) vào thời điểm này là gì?

Tiến sỹ Ngô Thường San: Trong cơ cấu sản lượng dầu khí hằng năm của PVN thì sản lượng khí chiếm khoảng 50%, công nghiệp khí ít chịu ảnh hưởng bởi sự suy giảm giá dầu. Khí chủ yếu dùng làm nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện (khoảng 90%), phần còn lại dùng làm nguyên liệu cho các nhà máy đạm. Giá điện và đạm ít có biến động lớn. Nguồn khí của PVN chưa thể thay thế bởi LNG nhập khẩu do chưa có cơ sở hạ tầng chứa và hóa khí, hơn nữa giá nhập khẩu LNG vẫn còn cao hơn giá khí trong nước. Do đó việc khai thác và tiêu thụ khí vẫn được ổn định. Đạm Cà Mau có thể tận dụng tình hình này để đàm phán mua phần khí của Petronas (Malaysia) với khối lượng nhiều hơn qua đường ống PM3- Cà Mau làm nguyên liệu sản xuất đạm chi phí rẻ vì giao dịch khí PM-3 dựa trên giá của dầu FO.

Còn trong lĩnh vực dầu thô, thì hai bộ phận chịu tác động mạnh nhất là Thăm dò - Khai thác dầu và chế biến dầu, cụ thể là hai nhà máy lọc dầu Dung Quất và Nghi Sơn.

e magazine pvn doi mat voi con dai khung hoang gia dau tho

Trong lĩnh vực khai thác dầu, PVN đã xây dựng nhiều kịch bản ứng phó đối với từng mức giá dầu thô thế giới.Nguyên tắc cơ bản là phụ thuộc vào đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của từng giếng và từng mỏ, đảm bảo an toàn cho các giếng khai thác khi cần phục hồi sản lượng; có những giếng phải đóng tạm thời để sửa chữa, bảo dưởng, phục hồi áp suất vỉa, có những giếng cần phải tiếp tục khai thác, giảm sản lượng ở mức hợp lý, hợp lý hóa quy trình sản xuất, cắt giảm chi phí điều hành, hạn chế đầu tư gia tăng, mở rộng khai thác trong khi giá dầu chưa biết lúc nào sẽ phục hồi ở mức sinh lãi.

Các công ty khai thác dầu, mặc dù bị lỗ nhưng phải tiếp tục duy trì khai thác để trang trải chi phí điều hành, và Nhà nước vẫn có tiền thu cho ngân sách nhờ vào thuế tài nguyên và các loại thuế khác. Để tiếp sức cho việc duy trì khai thác các mỏ do Tổng Công ty Thăm dò & Khai thác dầu khí (PVEP) điều hành, thường là các mỏ do các nhà thầu trả lại vì chi phí cao, PVN có thể kiến nghị Chính phủ xem xét giảm thuế doanh nghiệp, lùi có thời hạn nộp thuế, tiếp nhận được nguồn tín dụng vay ưu đãi với lãi suất thấp để tiếp tục duy trì sản xuất…

e magazine pvn doi mat voi con dai khung hoang gia dau tho

Trong lĩnh vực chế biến (lọc hóa dầu), cụ thể đối với hai Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Nghi Sơn, khó khăn và thách thức hiện rất nhiều, đây là tình trạng chung của các nhà máy lọc dầu trên thế giới do mâu thuẫn cung vượt cầu. Sản lượng của hai nhà máy cộng thêm khối lượng nhập lớn xăng dầu của các tổ chức nhập khẩu do giá nhiên liệu thế giới hiện giảm thấp phi thị trường nhưng nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu trong nước sụt giảm khoảng 30%, chủ yếu do đại dịch Covid-19, giao thông vận tải bị đình trệ, tạo xung đột cung cầu. Sản phẩm chậm được tiêu thụ, dung tích chứa sản phẩm luôn bị bão hòa, tồn kho các đầu mối hiện nay rất cao do sức tiêu thụ giảm mạnh, tồn kho hầu hết của các đầu mối bình quân từ 30-40 ngày, tương ứng khoảng 1,7-2,2 triệu m3 xăng dầu các loại. Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã cắt giảm sản lượng nhưng không thể cắt giảm thấp hơn thiết kế để đảm bảo an toàn công nghệ, tồn kho lớn, kéo dài nguy cơ không còn dung tích chứa, thiếu vốn lưu động, đã gây khó khăn lớn cho Nhà máy lọc dầu Dung Quất, cần phải được giúp tháo gỡ, điều tiết từ phía Bộ Công Thương và Chính phủ.

e magazine pvn doi mat voi con dai khung hoang gia dau tho

PV: Thưa Tiến sỹ, trong bối cảnh hiện nay, có một số chuyên gia cho rằng nên tận dụng thời cơ thị trường để nhập khẩu xăng dầu, dầu thô để dự trữ. Quan điểm của ông như thế nào về việc này?

Tiến sỹ Ngô Thường San: Dầu thô không như khí thiên nhiên. Các nước châu Âu nhập khí theo đường ống của Nga về dự trữ trong các tầng chứa ngầm dưới lòng đất và bơm lên sử dụng theo mức yêu cầu tiêu thụ trong ngày và theo mùa, nhưng dầu thô không thể làm thế được do đặc tính hóa lý của dầu thô khác khí. Hơn nữa để dự trữ dầu thô cần những bể chứa nổi, thường các nhà máy lọc dầu có các bể chứa dầu thô cho 60 ngày công suất nhà máy, vì thế bất cứ một sự phá vỡ nào trong chuỗi tiêu thụ sản phẩm sẽ kéo theo những khó khăn kinh tế - công nghệ cho nhà máy. Việt Nam chưa có những kho dự trữ dầu thô quốc gia. Có ý kiến cho rằng nên thuê các tanker để làm bể chứa ngoài khơi. Tính sơ qua ta có thể thấy đó là bài toán phi kinh tế và kỹ thuật, hơn nữa trong điều kiện biển Việt Nam mỗi tanker chỉ hạn chế tối đa là dung tích 150 ngàn tấn. Ngoài ra còn vấn đề cơ chế, “giam” vốn lưu động thời gian dài khi chưa biết bao giờ là đáy của giá dầu quá biến động hiện nay là rủi ro lớn.

e magazine pvn doi mat voi con dai khung hoang gia dau tho

PV: Vậy có nên dừng hoạt động các nhà máy lọc dầu trong nước để nhập khẩu xăng dầu giá rẻ để tiêu thụ hiện nay không, thưa Tiến sỹ?

Tiến sỹ Ngô Thường San: Giá nhiên liệu rẻ đó là quyền lợi người tiêu dùng được hưởng cần tôn trọng và đảm bảo. Nhưng trong tình thế “nóng” hiện nay lợi ích của người tiêu dùng và Nhà nước cần phải cân đối, điều hòa. Về phương diện công nghệ, nhà máy lọc dầu không thể dừng sản xuất đột ngột vì sẽ làm hư hại đến các thiết bị công nghệ, còn trong trường hợp dừng để bảo dưỡng thì phải có phương án, lịch trình và danh mục thiết bị, phụ kiện thay thế chuẩn bị sẵn trước. Hiện nhà máy đang giảm sản lượng từ gần 110% công suất về công suất thiết kế đảm bảo yêu cầu an toàn dây chuyền công nghệ. Vì thế, cần kiến nghị Bộ Công Thương xuất phát từ cung cầu, điều phối khối lượng nhập khẩu hợp lý để đảm bảo sản xuất an toàn cho các nhà máy lọc dầu trong nước, tuân thủ các Hiệp định thương mại liên Chính phủ và quyền lợi người tiêu dùng. Hơn nữa, như đã nói ở trên dung tích các bể chứa của các tập đoàn/công ty phân phối xăng dầu cũng đã bão hòa, sức dự trữ không còn nhiều, nhập khẩu thiếu quy hoạch sẽ gây khó khăn cho chuỗi phân phối tiêu thụ xăng dầu.

e magazine pvn doi mat voi con dai khung hoang gia dau tho

PV: Theo dự báo của ông, tương lai và triển vọng giá dầu có thể phục hồi ở mức 60 USD/thùng và cao hơn như những năm 2017, đầu 2019 được nữa hay không?

Tiến sỹ Ngô Thường San: Chiến tranh thương mại về giá dầu thô giữa các nước xuất khẩu dầu thô lớn trên thế giới cụ thể giữa Nga, OPEC (đại diện là Ả Rập Xê-út) và Mỹ (các tập đoàn khai thác dầu đá phiến) đã tác động nghiêm trọng đến kinh tế thế giới. Nếu trước đây, cuộc chiến thương mại dầu thô xảy ra giữa các nước xuất khẩu dầu sở hữu nguồn tài nguyên “vàng đen” và các nước tiêu thụ có nền công nghệ phát triển về phân chia quyền lợi, thì nay cuộc chiến “sống còn” xảy ra giữa các nước xuất khẩu dầu thô lớn nhất thế giới giành giật thị trường tiêu thụ và vị thế địa chính trị. Yếu thế sẽ thuộc về quốc gia mà ngân sách phụ thuộc chủ yếu vào doanh thu từ dầu thô, và những nước mà chi phí khai thác dầu ở mức cao hơn giá thị trường. Theo thông tin của WIKI và EIA (U.S. Energy Information Administration), ở các nước OPEC, để có thể trang trải cho thâm hụt ngân sách giá dầu phải đạt mức 139 USD/thùng đối với Nigeria, 83,8 USD/thùng đối với Arâp Xêút, thấp nhất là Kuwait ở mức 49,1 USD/thùng. Chi phí khai thác bình quân một thùng dầu ở Nga dao động trong khoảng 25 USD, ở Ả Rập Xê-út khoảng 55 - 60 USD, còn đối với dầu đá phiến Mỹ và cát dầu ở Canada thì ở mức 40 USD/thùng tuyệt đại đa số các công ty dầu đá phiến sẽ phá sản, có thể còn không quá 16 công ty dầu lớn có tiềm lực thoi thóp tồn tại.

Cuộc chiến còn kéo dài, ai sẽ sớm rời bỏ thị trường? Phụ thuộc khá nhiều vào khả năng can thiệp của chính phủ để cứu vớt sự sụp đổ của ngành công nghiệp năng lượng quan trọng này và thời gian kết thúc độ nguy hiểm của đại dịch Covid- 19 ở các nước phát triển và các nước tiêu thụ dầu thô lớn. Theo dự báo giá dầu sẽ duy trì bình quân ở mức 33 USD/thùng vào quý 4/2020, có thể cải thiện ở mức 46 USD/thùng trong năm 2021, và dự báo theo kịch bản lạc quan, có thể quay lại mức 100 – 120 USD/thùng sau 2025 khi nền kinh tế thế giới được phục hồi có tăng trưởng.

PV: Xin cảm ơn Tiến sỹ.

e magazine pvn doi mat voi con dai khung hoang gia dau tho

Nội dung: Phương Hà
Thiết kế: Duy Tiến

e magazine pvn doi mat voi con dai khung hoang gia dau thoCác sự kiện nổi bật của PVN trong tuần từ 19/4 đến 26/4/2020
e magazine pvn doi mat voi con dai khung hoang gia dau thoHỗ trợ ngành Dầu khí là đảm bảo lợi ích hài hòa cho đất nước
e magazine pvn doi mat voi con dai khung hoang gia dau thoHiểu cho đúng về thị trường xăng dầu