Bảo hiểm PVI - Những chặng đường chông gai - Kỳ cuối : Nâng tầm vị thế

08:00 | 10/11/2021

3,734 lượt xem
Theo dõi Petrovietnam trên
|
(PetroTimes) - Ít người biết rằng, cách đây hơn 15 năm, Bảo hiểm PVI đã từng đứng trước nguy cơ biến mất trên thị trường Việt Nam. Nhưng với bản lĩnh, sự tự tin, lòng quyết tâm, Bảo hiểm PVI đã vươn dậy mạnh mẽ.

Kỳ cuối : Nâng tầm vị thế

Bảo hiểm PVI - Những chặng đường chông gai - Kỳ cuối : Nâng tầm vị thế
Lễ ra mắt Tổng công ty Bảo hiểm Dầu khí

Giai đoạn 2003-2004, Bảo hiểm PVI đã có những bước tiến vững chắc, vốn điều lệ đạt trên 70 tỉ đồng, các quỹ dự phòng đã có gần 150 tỉ đồng, doanh thu tới trên 600 tỉ đồng, Bảo hiểm PVI đã vượt qua doanh thu của PJICO và từng bước rút ngắn khoảng cách với Bảo Minh.

Ông Lê Văn Hùng nhớ lại, thời điểm đó, Bảo hiểm PVI lại gặp một khó khăn vô cùng lớn, tưởng chừng không thể vượt qua, từ các “quyết định hành chính”. Đó là việc các chuyên gia của Bộ Tài chính trong quá trình xây dựng chiến lược bảo hiểm đã dựa vào các số liệu cũ (trước năm 2000) nên đánh giá PVI là một công ty bảo hiểm nhỏ, trình độ yếu, không thể phân tán được rủi ro của ngành Dầu khí. Từ đó, Bộ Tài chính lập tờ trình Chính phủ để sáp nhập Bảo hiểm PVI vào Bảo Minh, không cho thành lập các công ty bảo hiểm chuyên ngành ở Việt Nam. Sau đó, các bước sáp nhập đã được Bảo Minh triển khai, Bộ Tài chính đã họp các công ty bảo hiểm, môi giới bảo hiểm trong nước và quốc tế để phổ biến chiến lược bảo hiểm, trong đó có việc sáp nhập Bảo hiểm PVI với Bảo Minh, bất chấp sự phản đối của PVI, PJICO, PTI….

Ngẫm lại ông Hùng thấy tuy là chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam là rất đúng đắn nhưng nó đã được soạn thảo và ban hành chẳng khác nào “một trận đánh úp”. Bởi chính Bảo hiểm PVI và một số công ty bảo hiểm khác không biết thông tin, không được có ý kiến phản biện. Thậm chí chiến lược đó còn có điểm trái luật như việc sáp nhập một công ty thuộc Petrovietnam với một công ty thuộc Bộ Tài chính. Sau khi chiến lược được phổ biến, ông Hùng vào công tác tại Chi nhánh Vũng Tàu, nhiều người nói vui: “Bảo Minh nói là lần này sẽ mang xe bò sang để chở Bảo hiểm Dầu khí về”. Và, ông Hùng không kìm được cảm xúc chua xót: “Chúng tôi như bị giật khỏi tay những gì quý giá nhất mà mình đã bao công xây đắp, tạo dựng”.

Trước tình hình thương hiệu Bảo hiểm PVI có thể bị xóa sổ, một điều rất may mắn là Bảo hiểm PVI có được sự hỗ trợ của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam, nên không nản chí, đi “gõ cửa” hầu hết các lãnh đạo của Chính phủ, Trung ương Đảng, để trình bày về thực tế phát triển mạnh mẽ, tương lai khả quan của Bảo hiểm PVI; thực tế hoạt động của Bảo hiểm PVI; sự tất yếu của việc các tập đoàn kinh tế lớn thành lập các công ty bảo hiểm chuyên ngành để chiếm lĩnh thị trường trong nước và quốc tế, các công ty bảo hiểm chuyên ngành của Hàn Quốc, Nhật Bản đi theo công ty mẹ sang Việt Nam đầu tư, chiếm lĩnh thị trường bảo hiểm Việt Nam..., nhằm thuyết phục lãnh đạo Đảng và Nhà nước.

Bảo hiểm PVI - Những chặng đường chông gai - Kỳ cuối : Nâng tầm vị thế
Đoàn công tác PVI làm việc tại thị trường London

Cuối cùng, năm 2005, Chính phủ đã đồng ý giữ nguyên Bảo hiểm PVI là đơn vị thành viên 100% vốn của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam. Nhiều công ty bảo hiểm chuyên ngành tiếp tục được thành lập như: Bảo hiểm Quân đội, Bảo hiểm Hàng không, Bảo hiểm Than khoáng sản... đã chứng tỏ sự nhìn nhận đúng đắn của lãnh đạo Đảng và Nhà nước đối với lĩnh vực bảo hiểm.

Cũng năm 2005, Bảo hiểm PVI ghi nhận mốc doanh thu gần 800 tỉ đồng. Một lần nữa, thương hiệu Bảo hiểm PVI được khẳng định trên thị trường trong nước và quốc tế.

Sang năm 2006, Bảo hiểm PVI đã tăng vốn điều lệ lên 150 tỉ đồng, các quỹ dự phòng đạt trên 250 tỉ đồng, hứa hẹn đạt doanh thu trên 1.000 tỉ đồng.

Giữa năm 2006, Tổng công ty Dầu khí Việt Nam đã quyết định bổ sung 350 tỉ đồng để nâng vốn điều lệ của Bảo hiểm PVI lên 500 tỉ đồng.

Tháng 9-2006, Tổng công ty Dầu khí Việt Nam đã quyết định cổ phần hóa Bảo hiểm PVI. Xác định đây là một xu thế tất yếu và thấy rõ các điều kiện thuận lợi của thị trường bảo hiểm, ban lãnh đạo Bảo hiểm PVI đã tập trung sức lực triển khai nhanh cổ phần hóa.

Sự kiện cổ phần hóa Bảo hiểm PVI đã để lại nhiều dấu ấn trên thị trường chứng khoán Việt Nam như: Công ty tiến hành cổ phần hóa nhanh nhất. Chỉ sau quyết định hơn 3 tháng, Bảo hiểm PVI đã tiến hành IPO. Số người mua cổ phần của Bảo hiểm PVI nhiều nhất. Giá cổ phiếu của Bảo hiểm PVI cao nhất, bình quân trên 160.000 đồng/CP.

Với quyết sách đúng đắn, tận dụng tốt cơ hội trong đợt IPO, Bảo hiểm PVI đã nộp về cho ngân sách trên 2.000 tỉ đồng, hoàn toàn xứng đáng với tên gọi Tổng công ty CP Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam.

Sau cổ phần hóa, Bảo hiểm PVI đã có Hội đồng quản trị và Ban Tổng giám đốc vững mạnh, có gần 20 công ty thành viên, trên 1.000 lao động, hoạt động kinh doanh bảo hiểm trên toàn lãnh thổ Việt Nam và triển khai nhiều lĩnh vực kinh doanh ra thị trường quốc tế.

Nhắc đến chuyện Bảo hiểm PVI “thăng cấp” lên tổng công ty, ông Hùng chia sẻ: Lúc ấy, lãnh đạo Tổng công ty Dầu khí Việt Nam có hỏi ông lý do thuyết phục để Bảo hiểm PVI thành tổng công ty là gì? Ông Hùng trả lời rất ngắn gọn: Hiện nay, vốn của PVI lớn hơn Bảo Minh, doanh thu của PVI cũng vượt Bảo Minh, mà Bảo Minh là tổng công ty thì không có lý nào PVI không phải là tổng công ty.

Sau cổ phần hóa, Bảo hiểm PVI đã có Hội đồng quản trị và Ban Tổng giám đốc vững mạnh, có gần 20 công ty thành viên, trên 1.000 lao động, hoạt động kinh doanh bảo hiểm trên toàn lãnh thổ Việt Nam và triển khai nhiều lĩnh vực kinh doanh ra thị trường quốc tế.

Năm 2007, ban lãnh đạo Bảo hiểm PVI đã quyết định tăng vốn điều lệ lên 1.000 tỉ đồng, đưa tổng tài sản lên trên 3.000 tỉ đồng. Bảo hiểm PVI đã trở thành doanh nghiệp bảo hiểm có vốn và tài sản lớn nhất thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam.

Như vậy, ngay sau khi cổ phần hóa PVI đã nộp về cho Nhà nước một khoản thặng dư ngoạn mục. Với bản thân công ty thì đã chớp cơ hội thị trường khi tiên hành tăng vốn lên 1.000 tỉ đồng, tổng vốn và quỹ dự phòng lên đến 3.000 tỉ đồng. Doanh thu cũng đạo hơn 3.000 tỉ đồng/năm. Với việc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cho phép PVI tạm giữ phần tiền IPO với lãi xuất thấp (lãi xuất tài khoản trung tâm), PVI có tổng cộng 5.000 tỉ đồng trong tay.

Xác định đây là một cơ hội lớn PVI đã cùng Tổng Công ty PTSC và PVFC mua tàu chứa dầu để cho thuê, xây dựng tòa nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch – TP HCM, đấu giá đất xây dựng trụ sở tại Hà Nội, đầu tư xây dựng Cáp treo Chùa Hương và tham gia cổ phiếu với ngân hàng Techcombank… Các quỹ dự phòng cũng được PVI trích với tỉ lệ cao nhất để tăng tỉ lệ tự bảo hiểm của Tổng Công ty và triển khai các công trình bảo hiểm của PVN tại nước ngoài, liên doanh với PLATO để bảo hiểm thị trường Nga… Các thương vụ nêu trên ngay lập tức đã đem lại lợi nhuận hàng năm hơn 300 tỉ đồng cho PVI trong các năm 2007-2009. Nhìn thấy tiềm năng phát triển của PVI, các nhà đầu tư quốc tế đã ngay lập tức đầu tư và tăng dần tỉ lệ vốn trong PVI.

Bảo hiểm PVI  - Những chặng đường chông gai (Kỳ I): Khởi đầu gian nanBảo hiểm PVI - Những chặng đường chông gai (Kỳ I): Khởi đầu gian nan
Bảo hiểm PVI hoàn thành vượt mức kế hoạch doanh thu 9 tháng đầu năm 2021Bảo hiểm PVI hoàn thành vượt mức kế hoạch doanh thu 9 tháng đầu năm 2021

Tùng Dương

DMCA.com Protection Status