Để xác định bất thường khi biên độ biến đổi theo khoảng cách (AVO), có thể tính các thuộc tính khác nhau như: thuộc tính hệ số cố định (P) và hệ số biến đổi (G), thuộc tính cộng sóng mạch gần và mạch xa, thuộc tính trở sóng đàn hồi, thuộc tính hệ số phản xạ sóng dọc Rp và hệ số phản xạ sóng ngang Rs. Ngoài ra còn có thể xác định thuộc tính tích hệ số cố định và hệ số biến đổi PxG có giá trị luôn dương ở cả nóc và đáy vỉa chứa, thuộc tính tổng P+G thể hiện tỷ lệ biến đổi của hệ số Poisson: P+G= 2.25Δσ, thuộc tính hiệu P-G tỷ lệ với hệ số phản xạ sóng ngang: Rs = 0,5(P - G). Trên hình 5.38 là hình ảnh thuộc tính hệ số cố định (P) và hệ số biến đổi (G), trên hình 5.39 là hình ảnh thuộc tính tổng hệ số cố định và hệ số biến đổi có giá trị tỷ lệ với hệ số Poisson và hình 5.40 là hình ảnh thuộc tính hiệu hệ số cố định và hệ số biến đổi có giá trị tỷ lệ với hệ số phản xạ sóng ngang Rs. Hình 5.41 là hình ảnh lát cắt thuộc tính hệ số cố định (P), hệ số biến đổi (G) và thuộc tính PxG.
 |
Hình 5.38 - Hình ảnh thuộc tính hệ số cố định (P) và hệ số biến đổi (G) - a. Thuộc tính hệ số cố định (P); b. Thuộc tính hệ số biến đổi (G) |
 |
Hình 5.39 - Hình ảnh thuộc tính tổng hệ số cố định và hệ số biến đổi (P+G) |
 |
Hình 5.40 - Hình ảnh thuộc tính hiệu hệ số cố định và hệ số biến đổi (P-G) |
 |
Hình 5.41 - Lát cắt thể hiện các thuộc tính hệ số cố định (P), hệ số biến đổi G và PxG |
Trên hình 5.42 là hình ảnh thuộc tính hệ số phản xạ sóng dọc (Rp) và sóng ngang (Rs). Hình 5.43 là hình ảnh so sánh bản đồ thuộc tính biên độ của các mạch gần, mạch giữa và mạch xa liên quan đến vỉa cát chứa khí. Trên các mạch gần có biên độ nhỏ, các mạch giữa có biên độ vừa phải và các mạch xa biên độ lớn.
 |
Hình 5.42 - Hình ảnh thuộc tính hệ số phản xạ sóng dọc và hệ số phản xạ sóng ngang a. Thuộc tính hệ số phản xạ sóng dọc (Rp); b. Thuộc tính hệ số phản xạ sóng ngang (Rs) |
 |
Hình 5.43 - So sánh bản đồ thuộc tính biên độ của các mạch gần và mạch xa - a. Mạch gần; b. Mạch giữa; c. Mạch xa |
Theo Minh giải địa chấn trong thăm dò và khai thác dầu khí