Minh giải địa chấn trong thăm dò và khai thác dầu khí

Các yếu tố trầm tích vùng biển nước sâu

07:38 | 07/02/2023

8,654 lượt xem
Theo dõi Petrovietnam trên
|
(PetroTimes) - Các đơn vị trầm tích và các yếu tố cấu trúc trầm tích nước sâu có sự tăng quy mô từ lắng đọng của dòng chảy trọng lực thành các lớp, các yếu tố đến tập hợp hệ thống phức tạp.

Trên hình 1.21 là hình ảnh các yếu tố trầm tích và cảnh quan sắp xếp các yếu tố trầm tích vùng nước sâu từ các lớp, các yếu tố là các nhóm lớp có hình bao khác nhau đến các hệ thống và cách xếp chồng của chúng tạo nên cấu trúc của địa tầng trầm tích vùng nước sâu. Sự phát triển theo của các trầm tích bồi tụ này là một chu kỳ bồi tụ lũy tiến với các trầm tích được xếp chồng lên nhau theo chiều dọc.

Các yếu tố trầm tích vùng biển nước sâu
Hình 1.21 - Các yếu tố và cảnh quan sắp xếp các yếu tố trầm tích trầm tích vùng nước sâu a. Các yếu tố trầm tích; b. Cảnh quan sắp xếp các yếu tố trầm tích

Trên hình 1.22 là sơ đồ khối mô tả các yếu tố trầm tích từ thềm đến vùng nước sâu và các lát cắt địa chấn cắt qua các vị trí đặc biệt. Lát cắt A-A cắt qua hẻm sâu ở chân sườn với tướng địa chấn thể hiện đặc điểm trầm tích lấp đầy hẻm. Lát cắt B-B cắt qua kênh phân nhánh có bờ kênh với tướng địa chấn thể hiện đặc điểm trầm tích bãi bồi, lấp đầy kênh và lát cắt C-C ở vùng biển sâu với tướng địa chấn thể hiện các trầm tích dòng mảnh vụn (Bouma, 1962).

Các yếu tố trầm tích vùng biển nước sâu
Hình 1.22 - Sơ đồ các yếu tố trầm tích vùng nước sâu và các lát cắt địa chấn ở một số vị trí

- Các loại quạt: Sự hình thành các loại quạt sườn, quạt đáy bể là những đặc trưng - của trầm tích vùng nước sâu. Các quạt phía trên hoặc vùng gần được biểu thị bằng một hẻm bị bào mòn mà phần hạ thấp xuống phía quạt ở vùng giữa sẽ trở thành một phức hợp kênh bào mòn hoặc bồi đắp (thung lũng quạt). Các quạt ở vùng giữa có tính bồi tụ và được đặc trưng bởi một phức hệ kênh bắt đầu ở gần chân dốc. Các quạt phía ngoài hoặc phía xa - nổi lên bởi các kênh nhỏ tạm thời sụt dần tạo thành các phức hệ vỉa cát đánh dấu phần xa của rìa quạt.

Trên hình 1.23 là mô hình thể hiện sự thay đổi đặc tính của các loại quạt ngầm giàu cát, hỗn hợp bùn cát và giàu bùn khi thay đổi địa hình, nguồn và kích thước hạt. Trên hình 1.24 là hình ảnh sự hình thành quạt đáy biển vùng nước sâu, vật liệu từ các châu thổ ven thềm được vận chuyển theo các dòng chảy qua hẻm ngầm và kênh rạch ở sườn dốc chuyển xuống biển sâu tạo nên các quạt đáy biển. Hình 1.25 là sự phân bố các loại quạt từ sườn đến vùng biển sâu. Các quạt ở sườn có các tướng địa chấn biến đổi từ các tập phản xạ liên tục đến không liên tục và trong suốt. Các quạt ở chân dốc liên quan đến quá trình sụt lún có tướng địa chấn thay đổi từ không liên tục đến hỗn độn. Các quạt ở đáy biển sâu liên quan đến cát dạng tấm có tướng địa chấn phân lớp song song, liên tục (Lowe, 2004). Hình 1.26 là khái quát về hệ thống quạt trầm tích vùng biển nước sâu.

Các yếu tố trầm tích vùng biển nước sâu
Hình 1.23 - Sự thay đổi đặc tính của các quạt ngầm khi thay đổi địa hình, nguồn vật liệu và kích thước hạt
Các yếu tố trầm tích vùng biển nước sâu
Hình 1.24 - Hình ảnh hình thành quạt đáy biển vùng biển nước sâu
Các yếu tố trầm tích vùng biển nước sâu
Hình 1.25 - Sự phân bố các loại quạt từ sườn đến vùng biển sâu
Các yếu tố trầm tích vùng biển nước sâu
Hình 1.26 - Khái quát về hệ thống quạt trầm tích vùng biển nước sâu

- Các hệ thống kênh: Trong các hẻm và thung lũng ở giữa và gần sườn, phần lấp đầy kênh này thường được trộn lẫn vào nhau. Chuyển xuống phía chân dốc, phần lấp đầy có thể tràn ra ngoài rìa kênh tùy thuộc vào đặc điểm của độ dốc và vùng nguồn trầm tích, cát ít bị trộn lẫn và có thể xen kẽ với lớp trầm tích mịn hơn. Đặc điểm phản xạ biên độ cao phổ biến đối với các đối tượng lấp đầy cát. Trên các mặt cắt địa chấn cắt ngang các kênh hướng về phía biển từ miệng hẻm núi cho thấy hình dạng “cánh chim” được hình thành bởi các trầm tích gần bờ kênh. Các kênh bị bào mòn thường xảy ra ở quạt giữa đến các khu vực xa của sườn rìa thềm.

Trên hình 1.27 là hình ảnh các hệ thống dạng kênh đơn lẻ, phức hợp liên đến quan các quạt đáy biển với sự phân bố các loại cát kết, cát kết-bột kết, bột kết giàu chất hữu cơ. Hình 1.28 là hình ảnh đặc điểm các kiểu xếp chồng các loại kênh trong quá trình trầm tích ở vùng biển nước sâu như xếp chồng thẳng đứng, bao bọc, bồi tụ, hỗn hợp,... Trên hình 1.29 là hình ảnh hệ thống các yếu tố hỗn hợp vùng nước sâu để tạo nên kiến trúc hệ thống trầm tích vùng nước sâu. Trên hình 1.30 là so sánh đặc điểm trầm tích vùng nước sâu và nước nông thể hiện phạm vi hoạt động của dòng chảy, mối quan hệ nguồn cung cấp và sự thay đổi mực nước biển... (Kendall, 2008; Mudder, 2001).

Các yếu tố trầm tích vùng biển nước sâu
Hình 1.27 - Các hệ thống dạng kênh
Các yếu tố trầm tích vùng biển nước sâu
Hình 1.28 - Đặc điểm xếp chồng kênh
Các yếu tố trầm tích vùng biển nước sâu
Hình 1.29 - Hệ thống các yếu tố hỗn hợp tạo nên kiến trúc hệ thống nước sâu
Các yếu tố trầm tích vùng biển nước sâu
Hình 1.30 - Hệ thống trầm tích vùng nước nông và nước sâu

Theo Minh giải địa chấn trong thăm dò và khai thác dầu khí

Hội Dầu khí Việt Nam giới thiệu sách “Minh giải địa chấn trong thăm dò và khai thác dầu khí”Hội Dầu khí Việt Nam giới thiệu sách “Minh giải địa chấn trong thăm dò và khai thác dầu khí”
Các loại đáCác loại đá
Tướng đá và môi trường trầm tíchTướng đá và môi trường trầm tích
Quá trình trầm tích vùng biển nước sâuQuá trình trầm tích vùng biển nước sâu

DMCA.com Protection Status