Chi phí tài chính cho các dự án dầu khí đã khác

15:00 | 12/12/2021

975 lượt xem
Theo dõi Petrovietnam trên
|
(PetroTimes) - Vừa qua, nghiên cứu mới được công bố của Đại học Oxford về theo dõi chi phí tài chính cho các dự án năng lượng, thông qua chi phí vay (loan spread), cho thấy đã có sự thay đổi đáng kể trong vòng 20 năm qua.

Đại học Oxford phát hiện ra rằng các tổ chức tài chính đánh giá năng lượng tái tạo ít rủi ro hơn, và than nhiều mạo hiểm hơn. Chi phí tài chính cho dầu và khí cho thấy ít biến động hơn đáng kể.

Chi phí tài chính cho các dự án dầu khí đã khác
Chi phí tài chính cho các dự án dầu khí đã ít biến động và thấp hơn nhiều so với các dự án nhiệt điện than.

Trong đó, khi so sánh giai đoạn 2007-2010 với giai đoạn 2017-2020, năng lượng tái tạo có chi phí vay giảm trung bình 12% đối với điện gió trên bờ và 24% đối với điện gió ngoài khơi. Xu hướng này càng trở nên rõ ràng kể từ năm 2015 khi lắp đặt năng lượng tái tạo tăng lên, trong đó chi phí tài trợ điện mặt trời, điện gió trên đất liền và điện gió ngoài khơi giảm lần lượt là 20%, 15% và 33% (so sánh giai đoạn 2010-2014 với 2015-2020). Nghiên cứu cũng cho thấy giữa các khu vực địa lý có sự khác biệt. Trong khoảng thời gian này, chi phí tài chính cho điện gió ngoài khơi ở châu Âu đã giảm 39%; điện gió trên đất liền ở Úc, Bắc Mỹ và châu Âu giảm lần lượt 41%, 14% và 11%; và điện mặt trời ở Bắc Mỹ và châu Âu giảm 32% và 27%.

Trái ngược với năng lượng tái tạo, so sánh 2007-2010 với 2017-2020, các nhà máy điện than và mỏ than đã chứng kiến chi phí vay​​ tăng mạnh, lần lượt là 38% và 54%. Xu hướng này cũng tương tự khi so sánh giai đoạn 2000-2010 với 2011-2020, chi phí vay tăng lần lượt là 56% và 65%. Nghiên cứu phát hiện chi phí tài chính cho các mỏ than tăng nhiều nhất ở các nước phát triển, với chênh lệch chi phí vay tăng 80% ở Bắc Mỹ, 134% ở châu Âu và 71% ở Úc khi so sánh giai đoạn 2000-2010 với 2011-2020.

Tuy nhiên, đối với dầu mỏ và khí đốt, những biến động trong chi phí tài chính phức tạp hơn nhiều và trong nhiều trường hợp đã giảm tốc trong thập kỷ qua. Ví dụ, dù mức chi phí vay đối với các nhà máy điện khí đốt tăng đến 68% trong thời kỳ từ 2000-2010 đến 2011-2020, nhưng trong thập kỷ qua mức tăng chỉ dừng ở 7%. Trong khi đó, chi phí vay của điện than tăng 38% (so sánh 2007-2010 với 2017-2020).

Giữa các khu vực trên thế giới cũng có sự khác biệt lớn như mức chi phí vay của điện khí giảm 23% ở ASEAN, nhưng tăng 16% ở Bắc Mỹ khi so sánh giai đoạn 2000-2010 với 2011-2020. Nhưng trong thập kỷ qua, chi phí vay của nhiệt điện khí đã giảm 28% ở Bắc Mỹ (so sánh 2007-2010 với 2017-2020).

Về sản xuất dầu và khí đốt, mặc dù chi phí tài chính ngày càng giảm nếu so sánh giữa 2000-2010 và 2011-2020, nhưng trong thập kỷ qua, mức chi phí vay chủ yếu vẫn ổn định, chỉ tăng 3%. Trên thực tế, chi phí vay đối với một số phân ngành đã giảm trong giai đoạn này, chẳng hạn như mức -41% của dầu ngoài khơi. Điều này chứng tỏ những hạn chế tài chính đối với dầu và khí đốt đã không có tác động giống như đối với than đá.

Chi phí tài chính cho các dự án dầu khí đã khác
Anh xem xét lệnh cấm thăm dò dầu khí ở Biển Bắc.

Tiến sĩ Ben Caldecott, đồng tác giả kiêm Giám đốc Chương trình Tài chính Bền vững Oxford và Phó Giáo sư Tài chính Bền vững Lombard Odier tại Đại học Oxford cho biết: “Đây là một tin tốt cho chi phí năng lượng tái tạo, vì chi phí tài chính là yếu tố quyết định chính cho chi phí tổng thể. Mức chi phí vay giảm đối với năng lượng tái tạo có nghĩa là các dự án này sẽ thậm chí rẻ hơn cho người nộp thuế và người chịu thuế, đó là một tin tốt cho tiến trình phi carbon hóa nhanh lĩnh vực năng lượng”.

Caldecott cho biết nói thêm: “Rủi ro chuyển đổi do yếu tố liên quan đến khí hậu trong lĩnh vực năng lượng đôi khi được coi là rủi ro dài hạn và trong tương lai xa. Phát hiện của chúng tôi củng cố kết luận rằng chi phí cho điện than tăng và chi phí cho năng lượng tái tạo giảm. Thách thức ở đây là xu hướng này không diễn ra đồng đều, và chắc chắn vẫn chưa đủ nhanh để đối phó với biến đổi khí hậu. Đặc biệt, các chi phí tài chính sẽ cần tăng lên đối với các dự án dầu khí”.

Tiến sĩ Xiaoyan Zhou - Trưởng nhóm về Hiệu suất Đầu tư Bền vững tại Chương trình Tài chính Bền vững Oxford và là tác giả chính của nghiên cứu cho biết: “Nếu xu hướng này tiếp tục duy trì, chúng ta sẽ được chứng kiến chi phí vốn đối với dầu khí đi theo con đường của than đá, thì đây có thể mang ý nghĩa rất quan trọng về kinh tế của dự án dầu khí trên thế giới. Điều này có thể dẫn đến tài sản bị mắc kẹt và gây ra rủi ro đáng kể về tái cấp vốn”.

Đại học Oxford: "Chi phí cho các nhà máy điện than đã tăng 56% so với cùng kỳ 10 năm, dầu khí ít thay đổi".

Thành Công

Gần 500 dự án dầu khí mới dự kiến sẽ được phát triển ở châu Phi trước năm 2025 Gần 500 dự án dầu khí mới dự kiến sẽ được phát triển ở châu Phi trước năm 2025
Total đầu tư hơn 5 tỉ USD cho dự án dầu khí tại Uganda Total đầu tư hơn 5 tỉ USD cho dự án dầu khí tại Uganda
Các dự án dầu khí ngoài khơi sẽ phục hồi kỷ lục trong 5 năm tới Các dự án dầu khí ngoài khơi sẽ phục hồi kỷ lục trong 5 năm tới
PVN ứng phó tác động “kép”, đảm bảo nguồn tài chính cho các dự án dầu khí PVN ứng phó tác động “kép”, đảm bảo nguồn tài chính cho các dự án dầu khí

DMCA.com Protection Status