Chuyển đổi số trong doanh nghiệp: Vượt trở ngại tư duy
Doanh nghiệp còn ngần ngại tiếp cận công nghệ
Đánh giá về hoạt động chuyển đổi số của doanh nghiệp SME, bà Bùi Thu Thủy - Phó cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và đầu tư) cho biết, hầu hết các doanh nghiệp mới ở giai đoạn 1 và 2 - giai đoạn số hóa của quá trình chuyển đổi số. Qua khảo sát do Cục Phát triển doanh nghiệp thực hiện, doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp nhiều khó khăn trong chuyển đổi số. Trong đó, đa phần gặp khó khăn về chi phí đầu tư, ứng dụng công nghệ số; thiếu nhân lực nội bộ, thiếu cơ sở hạ tầng và thông tin về công nghệ số…
Ứng dụng công nghệ trong dệt may tập trung ở khâu thiết kế |
Cụ thể về các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp SME, ông Trần Minh Tuấn - Vụ trưởng Vụ Kinh tế số và Xã hội số (Bộ Thông tin và truyền thông) chia sẻ thêm mức độ thành thạo của doanh nghiệp trong ứng dụng công nghệ số diễn ra khá tốt trong lĩnh vực bán hàng, quản trị kinh doanh, thanh toán... Trong khi đó, các ngành chế biến, chế tạo, quản lý chuỗi cung ứng, cung cấp dịch vụ ở mức thấp.
Mức độ chuyển đổi số cũng khác nhau ở từng lĩnh vực. Trong lĩnh vực chế biến thực phẩm, doanh nghiệp lớn ứng dụng công nghệ số mạnh mẽ thì ngược lại, các doanh nghiệp nhỏ và vừa chủ yếu sử dụng máy móc do con người vận hành... Trong dệt may, công nghệ số được ứng dụng phổ biến ở công đoạn thiết kế còn các công đoạn khác lại hạn chế.
Từ thực tế hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển đổi số, ông Đỗ Hoàng Hải - Tổng giám đốc công ty CP công nghệ WICOM đồng tình với những đánh giá trên. Mỗi doanh nghiệp chuyển đổi số có khó khăn, vướng mắc riêng, đặt ra những bài toáncần giải quyết. “Đa số doanh nghiệp hiện nay có quy mô nhỏ, chỉ sử dụng 2 - 4 phần mềm rời rạc, sau đó rất khó để tích hợp các phần mềm này lại với nhau nên cần phần mềm có đầy đủ chức năng cho doanh nghiệp hoạt động” - ông Đỗ Hoàng Hải cho hay.
Những doanh nghiệp ở các tỉnh, huyện xa, việc tiếp cận và ứng dụng công nghệ còn gặp nhiều khó khăn hơn do thiếu nhân sự.
Hỗ trợ bằng phần mềm, ứng dụng thiết thực
Trước thực trạng trên, các bộ, ngành đã thiết kế các phần mềm, ứng dụng, nền tảng số hỗ trợ doanh nghiệp. Cụ thể, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư triển khai Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số (SMEdx) và vận hành Cổng kết nối, tương tác, tư vấn và hỗ trợ các doanh nghiệp SME tại địa chỉ: https://SMEdx.mic.gov.vn thu hút hơn 500 nghìn doanh nghiệp tham gia và có khoảng 70 nghìn doanh nghiệp đã sử dụng các nền tảng số.
Vượt qua trở ngại trong tư duy, doanh nghiệp SME mới thành công trong chuyển đổi số |
Cùng với các bộ, ngành, nhiều doanh nghiệp công nghệ, viễn thông, ngân hàng… đã tham gia hỗ trợ các doanh nghiệp SME chuyển đổi số thông qua việc cung cấp các sản phẩm tích hợp mọi chức năng. Cách làm này giúp các doanh nghiệp công nghệ, viễn thông, ngân hàng… mở rộng sản phẩm kinh doanh dựa trên việc phát huy lợi thế sẵn có về nền tảng công nghệ, nhân sự, đại lý phân phối. Trong khi đó, việc chuyển đổi số của doanh nghiệp SME dễ dàng và thuận lợi hơn khi có đội ngũ nhân viên tư vấn, sản phẩm tích hợp thường có giá thành hấp dẫn hơn so với đầu tư ứng dụng mới.
Ông Tô Dũng Thái - Chủ tịch Hội đồng thành viên tập đoàn VNPT cho biết, đồng hành với doanh nghiệp SME chuyểnđổi số phải theo hướng thiết thực, hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết vướng mắc để mang lại hiệu quả nhìn thấy được. Tuy nhiên, sự hỗ trợ này chỉ thành công khi doanh nghiệp nhận thức điều quan trọng nhất trong chuyển đổi số. Đó là lãnh đạo doanh nghiệp cũng cần phải chuyển đổi tư duy đầu tiên.
Nói cách khác, chuyển đổi số là chuyển đổi tư duy lãnh đạo, chứ không phải là công nghệ. Hiện nay, công nghệ có nhiều cách có thể đạt được nhưng người lãnh đạo phải quyết tâm.
Theo Diễn đàn Doanh nghiệp
Phải có tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược trong chuyển đổi số |
Chuyển đổi số trong doanh nghiệp: Tư duy và hành động mới |