Giá dầu thô đồng loạt lao dốc, mất hơn 3 USD/thùng

07:59 | 08/03/2023

2,729 lượt xem
Theo dõi Petrovietnam trên
|
(PetroTimes) - Lo ngại Fed sẽ tăng mạnh lãi suất, chấp nhận một cuộc suy thoái kinh tế để hạ nhiệt lạm phát khiến giá dầu hôm nay sụt giảm mạnh, trong đó dầu Brent đã tụt về mức 82,88 USD/thùng.
Giá dầu thô đồng loạt lao dốc, mất hơn 3 USD/thùng
Ảnh minh họa
Giá vàng hôm nay (8/3) lao dốc trước tín hiệu tăng tốc lãi suất của FedGiá vàng hôm nay (8/3) lao dốc trước tín hiệu tăng tốc lãi suất của Fed

Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 8/3/2023, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 5/2023 đứng ở mức 77,35 USD/thùng, giảm 0,37 USD trong phiên. Và nếu so với cùng thời điểm ngày 7/3, giá dầu WTI giao tháng 5/2021 đã giảm tới 3,22 USD/thùng.

Trong khi giá dầu Brent giao tháng 5/2023 đứng ở mức 82,88 USD/thùng, giảm 0,41 USD trong phiên và đã giảm tới 3,3USD so với cùng thời điểm ngày 7/3.

Giá dầu hôm nay sụt giảm mạnh do lo ngại khả năng Fed sẽ tăng mạnh lãi suất và duy trì mặt bằng lãi suất ở mức cao hơn dự kiến nhằm hạ nhiệt lạm phát.

Cụ thể, phát biểu trong phiên điều trần trước Ủy ban Ngân hàng Thượng viện Mỹ ngày 7/3, Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết cơ quan này có thể sẽ tăng lãi suất cao hơn dự kiến để phù hợp với những dữ liệu mạnh mẽ gần đây của nền kinh tế.

Chủ tịch Fed cũng cho biết có thể sẽ áp dụng thêm những biện pháp cứng rắn hơn để kiểm soát lạm phát.

Sau phát biểu trên, giới phân tích nhận định Fed có thể sẽ có động thái tăng lãi suất thêm 50, thậm chí 75 điểm phần trăm trong lần tăng lãi xuất tiếp theo sau đợt tăng lãi suất vào cuối tháng 3/2023.

Giá dầu hôm nay giảm mạnh còn do đồng USD phục hồi và dữ liệu về nhu cầu dầu của Trung Quốc yếu hơn kỳ vọng. Theo dữ liệu được công bố, nhập khẩu dầu thô trong tháng 1 và 2/2023 của Trung Quốc đã giảm 1,3% so với cùng kỳ 2022, xuống còn 10,4 triệu thùng/ngày.

Còn theo dữ liệu từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc, xuất khẩu các sản phẩm từ dầu như xăng, dầu diesel và nhiên liệu bay trong 2 tháng đầu năm 2023 đã tăng tới 74,2%. Điều này càng làm gia tăng lo ngại về triển vọng tiêu thụ dầu của nước này.

Hoạt động sản xuất của Mỹ cũng xuất hiện dấu hiệu tiêu cực. Theo một báo cáo được phát đi tuần trước, số đơn đặt hàng lâu bền của Mỹ đã giảm mạnh 4,5%, cao hơn mức dự báo trong tháng 1/2022, và là mức giảm lớn nhất kể từ tháng 4/2020. Còn theo một báo cáo được công bố ngày 6/3, số đơn đặt hàng mới đối với hàng hóa do Mỹ sản xuất cũng giảm trong tháng 1.

Lo ngại về một đợt tăng lãi suất mới từ các ngân hàng trung ương sau các đợt tăng lãi suất của Fed sẽ khiến kinh tế toàn cầu sớm rơi vào suy thoái và suy thoái với mức độ trầm trọng hơn cũng là yếu tố khiến giá dầu ngày 8/3 lao dốc.

Tại thị trường trong nước, hiện giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau: Giá xăng E5 RON 92 không cao hơn 22.421 đồng/lít; giá xăng RON 95 không cao hơn 23.325 đồng/lít; giá dầu diezen 0.05S không cao hơn 20.255 đồng/lít; giá dầu hỏakhông cao hơn 20.474 đồng/lít; giá dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 14.555 đồng/kg.

Hà Lê

EU cấm vận dầu Nga đã thay đổi dòng dầu thô ra sao?EU cấm vận dầu Nga đã thay đổi dòng dầu thô ra sao?
Mỹ trở thành nhà cung ứng năng lượng lớn nhất nhờ chiến sựMỹ trở thành nhà cung ứng năng lượng lớn nhất nhờ chiến sự
Thực hư việc UAE xem xét rời OPECThực hư việc UAE xem xét rời OPEC
Đức vẫn là khách hàng mua năng lượng lớn thứ 2 của NgaĐức vẫn là khách hàng mua năng lượng lớn thứ 2 của Nga

DMCA.com Protection Status