Giá xăng dầu hôm nay 7/3/2022 lại tăng vọt từ đỉnh 9 năm, dầu Brent lên mức 128 USD/thùng

08:47 | 07/03/2022

7,130 lượt xem
Theo dõi Petrovietnam trên
|
(PetroTimes) - Thông tin về việc Mỹ và Liên minh châu Âu đang thảo luận việc cấm nhập khẩu dầu mỏ và khí đốt của Nga đã đẩy giá xăng dầu hôm nay tăng vọt từ đỉnh 9 năm.

Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 7/3/2022, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 4/2022 đứng ở mức 123,19 USD/thùng, tăng 7,51 USD/thùng trong phiên.

Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 5/2022 đứng ở mức 126,97 USD/thùng, tăng 8,86 USD/thùng trong phiên.

Giá xăng dầu hôm nay 7/3/2022 lại tăng vọt từ đỉnh 9 năm, dầu Brent lên mức 128 USD/thùng
Giá dầu Brent vọt lên mức 127 USD/thùng
Giá vàng hôm nay 7/3/2022 tiếp đà tăng mạnh, hướng mốc 2.000 USD/OunceGiá vàng hôm nay 7/3/2022 tiếp đà tăng mạnh, hướng mốc 2.000 USD/Ounce

Giá dầu ngày 7/3 tiếp tục tăng mạnh sau khi thị trường dầu thô ghi nhận thông tin Mỹ và Liên minh châu Âu đang thảo luận về việc cấm nhập khẩu dầu thô của Nga.

Ngày 6/3, trả lời phỏng vấn hàng tin NBC, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã cho biết thông tin trên, song đồng thời cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phải duy trì nguồn cung dầu mỏ ổn định trên toàn cầu.

“Chúng tôi đang thảo luận tích cực với các đối tác châu Âu về việc cấm nhập khẩu dầu của Nga vào các nước chúng ta, đồng thời vẫn duy trì nguồn cung dầu mỏ ổn định trên toàn cầu”, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói.

Giới phân tích cho rằng, nếu vấn đề trên được thực thi nó sẽ tạo ra một khoảng trống rất lớn, gây sự thiếu hụt nguồn cung nghiêm trọng trên thị trường dầu thô bởi thực tế hiện nay, dù chưa có bất kỳ lệnh trừng phạt nào nhắm vào các lĩnh vực năng lượng của Nga nhưng giá thành nhiều loại hàng hoá năng lượng, không chỉ dầu thô, đã tăng chóng mặt, tạo áp lực vô cùng lớn đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Giá dầu hôm nay tăng mạnh còn do thị trường lo ngại tình hình xung đột Nga và Ukraine kéo dài, các lệnh trừng phạt mới tiếp tục được Mỹ và các nước đồng minh áp đặt với Nga, có thể dẫn tới việc Nga áp dụng các biện pháp hạn chế, thậm chí là ngừng cấp khí đốt cho châu Âu. Điều này nếu diễn ra sẽ đẩy các nước châu Âu vào một cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng và có thể kéo tục đà tăng trưởng, phục hồi kinh tế ở khu vực.

Hiện động lực tăng giá của dầu thô là rất lớn khi nguồn cung trên thị trường ngày càng bị thắt chặt do các nhà giao dịch từ chối mua dầu của Nga và tìm các nguồn cung khác, trong khi nhiều nhà máy lọc dầu cũng từ bỏ dầu của Nga và dùng các loại dầu khác.

Từ nhiều tháng nay, từ trước khi xung đột Nga – Ukraine nổ ra, thị trường dầu thô đã luôn được cảnh báo sẽ rơi vào tình trạng thiếu hụt nguồn cung do các nhu cầu tiêu thụ dầu phục hồi mạnh. Tuy nhiên, đáp lại lời kêu gọi của Mỹ và các nước tiêu thụ dầu lớn, OPEC+ vẫn đang duy trì mức tăng sản lượng khiêm tốn 400.000 thùng/ngày mỗi tháng. Thậm chí, mức tăng sản lượng khiêm tốn này của OPEC+ cũng không được nhiều nước thành viên hoàn thành đủ hạn ngạch được phân bổ.

Tại thị trường trong nước, hiện giá xăng dầu hôm nay được niêm yết phổ biến trên thị trường như sau: Giá xăng E5 RON 92 không cao hơn 25.532 đồng/lít; giá xăng RON 95 không cao hơn 26.287 đồng/lít; giá dầu diesel 0.05S không cao hơn 20.801 đồng/lít; giá dầu hỏa không cao hơn 19.509 đồng/lít; giá dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 17.932 đồng/kg.

Hà Lê

Giá vàng hôm nay 7/3/2022 tiếp đà tăng mạnh, hướng mốc 2.000 USD/OunceGiá vàng hôm nay 7/3/2022 tiếp đà tăng mạnh, hướng mốc 2.000 USD/Ounce
Tập đoàn dầu lửa Anh bảo vệ quyết định mua dầu giá rẻ của NgaTập đoàn dầu lửa Anh bảo vệ quyết định mua dầu giá rẻ của Nga
Tổng thống Putin nêu điều kiện dừng chiến sự ở UkraineTổng thống Putin nêu điều kiện dừng chiến sự ở Ukraine
Thực hư thông tin Nga Thực hư thông tin Nga "ngắt khí đốt sang Đức qua đường ống Yamal-Europe"
Cuộc chiến Ukraine có thể loại bỏ 1 triệu thùng dầu mỗi ngàyCuộc chiến Ukraine có thể loại bỏ 1 triệu thùng dầu mỗi ngày

DMCA.com Protection Status