Sau 8 tháng, chính sách áp trần giá dầu Nga đã đem lại hiệu quả gì?

07:00 | 07/08/2023

6,932 lượt xem
Theo dõi Petrovietnam trên
|
(PetroTimes) - Áp trần giá dầu của Nga là một cơ chế mới trong gói biện pháp trừng phạt áp đặt lên quốc gia này vì đã mở ra cuộc đổ bộ quân sự vào Ukraine. Tuy có đóng góp vào việc cản trở doanh thu dầu mỏ của Moscow, cơ chế này vẫn chưa trải qua bài thử nghiệm thực sự: Chứng minh hiệu quả khi giá dầu vượt mức trần.
Sau 8 tháng, chính sách áp trần giá dầu Nga đã đem lại hiệu quả gì?

"Doanh thu dầu mỏ của Nga thấp hơn gần 50% so với một năm trước", theo lời của một quan chức cấp cao của chính quyền Mỹ vào hôm 1/8.

Theo ông, để đánh giá mức độ thành công của chính sách này, thì phải xem liệu "mặt bằng thu nhập chung của Nga có khác gì so với một thị trường không bị áp đặt hạn chế hay không".

Được G7 thiết kế và phê duyệt, cơ chế đi vào hiệu lực từ đầu tháng 12/2022. Theo nội dung cơ chế, dầu của Nga phải được giao dịch với giá bằng hoặc thấp hơn 60 USD/thùng.

Ngoài ra, những công ty có trụ sở tại các nước EU, G7 và Úc bị cấm cung cấp dịch vụ vận tải hàng hải (giao dịch, vận chuyển hàng hóa, bảo hiểm, cho thuê tàu, v.v.) cho dầu thô của Nga.

Mục đích của cơ chế: Gây ảnh hưởng đến doanh thu dầu mỏ của Nga, từ đó gián tiếp hạn chế tài lực chiến tranh của nước này, nhưng vẫn đảm bảo Nga sẽ tiếp tục bán dầu với giá chiết khấu thay vì rút khỏi thị trường và gây tăng giá.

Ông Matthew Holland - nhà phân tích tại công ty dữ liệu thị trường Energy Aspects (Vương quốc Anh), cho biết: “Cơ chế áp trần giá của G7 đã hoàn thành chức năng thiết kế của nó: Hạn chế doanh thu của Nga và giữ dầu trên thị trường”.

Trước khi nổ ra cuộc chiến, doanh thu dầu mỏ của Nga chiếm khoảng 1/3 ngân sách quốc gia. Thế nhưng, vào hôm 3/8, ông Eric Van Nostrand - Quyền Trợ lý Bộ trưởng về Chính sách Kinh tế Mỹ cho biết: Tỷ trọng này chỉ còn là 25% trong năm 2023.

Theo ông Helge André Martinsen - nhà phân tích tại ngân hàng đầu tư DNB Markets, xuất khẩu của Nga vẫn ở mức "ổn định một cách đầy kinh ngạc ".

Thật vậy, để khuyến khích người mua không quay lưng lại với dầu thô của Nga, Moscow đã đưa ra "những hợp đồng giao dầu dài hạn với mức chiết khấu đáng kể, thấp hơn những 30% so với giá dầu Brent, cho người mua ở Đông Nam Á và Ấn Độ".

Từ tháng 12, giá dầu Brent vẫn ở mức dưới 90 USD/thùng, còn dầu WTI của Mỹ thì có giá dưới 85 USD/thùng.

Vượt ngưỡng

Trong tám tháng, phần lớn dầu Urals của Nga được giao dịch dưới mức trần.

Nhưng kể từ đó, nguồn cung thị trường đã bị thắt chặt đáng kể. Từ tháng 5/2023, Chín thành viên quốc gia thuộc OPEC+ (Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và Các Đồng minh), bao gồm hai nước khai thác dầu mỏ khổng lồ là Ả Rập Xê-út và Nga, đã đưa ra những quyết định cắt giảm sản lượng tự nguyện cho đến năm 2024, với tổng mức là 1,6 triệu thùng/ngày.

Vào tháng 6, Ả Rập Xê-út đã công bố cắt giảm thêm một triệu thùng/ngày bổ sung kể từ tháng 7 và giữ nguyên quyết định xuyên suốt tháng 8. Nga cũng tiếp nối họ với quyết định cắt giảm 500.000 thùng/ngày khỏi hạn ngạch xuất khẩu dầu thô của tháng 8.

Vào giữa tháng 7, theo dữ liệu từ Argus Media, giá dầu thô của Nga đã vượt qua mức trần 60 USD/thùng.

Ông Helge André Martinsen nói: “Có thể đây mới chính là bài thử nghiệm thực sự và đầu tiên”.

Đối với ông Holland, hiện tượng vượt giá trần sẽ làm dầu Urals “đánh mất sự quan tâm của một vài khách hàng” như Ấn Độ vì họ sẽ đối mặt với nguy cơ bị trừng phạt.

Ông Eric Van Nostrand cảnh báo: "Chúng ta đều biết (...) Nga đang cố gắng thoát khỏi cơ chế này".

Nhưng điều này đi kèm với một "cái giá". Theo vị quan chức người Mỹ, "chính phủ Nga đang thực hiện” một khoản đầu tư đáng kể vào “đội tàu ma hoặc những công ty bảo hiểm của riêng họ để bán dầu trên mức trần giá".

Dầu thô bị áp giá trần, Nga có thể vẫn thắng G7 trong cuộc chiến năng lượngDầu thô bị áp giá trần, Nga có thể vẫn thắng G7 trong cuộc chiến năng lượng
Giá dầu thô tiếp tục ghi nhận tuần tăng vọtGiá dầu thô tiếp tục ghi nhận tuần tăng vọt
Giá dầu thô tiếp đà đi, kỳ vọng lên mức 100 USD/thùngGiá dầu thô tiếp đà đi, kỳ vọng lên mức 100 USD/thùng

Ngọc Duyên

AFP

DMCA.com Protection Status