Thủ tục gia hạn thăm dò dầu khí, hợp đồng dầu khí trong trường hợp đặc biệt

08:14 | 29/07/2023

8,506 lượt xem
Theo dõi Petrovietnam trên
|
(PetroTimes) - Ngày 1/7/2023 Chính phủ đã ban hành Nghị định 45/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Dầu khí 2022. Trong đó, Điều 27 (Chương IV) quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục thẩm định và chấp thuận gia hạn thời hạn của giai đoạn tìm kiếm thăm dò dầu khí, thời hạn hợp đồng dầu khí trong trường hợp đặc biệt.
Thủ tục gia hạn thăm dò dầu khí, hợp đồng dầu khí trong trường hợp đặc biệt
Giàn khoan dầu khí trên mỏ Bạch Hổ

Cụ thể, theo hướng dẫn của Nghị định 45/2023/NĐ-CP, chậm nhất 60 ngày trước ngày kết thúc giai đoạn tìm kiếm thăm dò dầu khí hoặc 1 năm trước ngày kết thúc hợp đồng dầu khí, trên cơ sở đề nghị của nhà thầu được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thông qua, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trình Bộ Công Thương 2 bộ hồ sơ (gồm 1 bộ hồ sơ gốc và 1 bộ hồ sơ bản sao, gửi trực tiếp hoặc qua bưu chính) đề nghị gia hạn thời hạn tìm kiếm thăm dò dầu khí hoặc gia hạn thời hạn hợp đồng dầu khí trong trường hợp đặc biệt để thẩm định.

Hồ sơ này bao gồm: Văn bản đề nghị chấp thuận gia hạn thời hạn của giai đoạn tìm kiếm thăm dò dầu khí hoặc gia hạn thời hạn của hợp đồng dầu khí, trong đó nêu rõ lý do và việc đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 4 Điều 31 Luật Dầu khí; kế hoạch triển khai hoạt động dầu khí trong thời gian gia hạn; các cam kết công việc bổ sung, cam kết tài chính tương ứng và các đề xuất khác dự kiến thực hiện trong thời gian được gia hạn (nếu có);

Cùng với đó là đánh giá của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam về đề xuất của nhà thầu; văn bản tiếp thu, giải trình của nhà thầu (nếu có) và các văn bản, tài liệu khác có liên quan.

Nghị định 45 cũng nêu rõ, trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thương gửi hồ sơ lấy ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (trong trường hợp Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tham gia hợp đồng dầu khí với tư cách nhà thầu) và các bộ, ngành có liên quan.

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ lấy ý kiến của Bộ Công Thương, các bộ, ngành phải có ý kiến bằng văn bản về nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình gửi Bộ Công Thương.

Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thương hoàn thành thẩm định đề nghị gia hạn thời hạn tìm kiếm thăm dò dầu khí hoặc gia hạn thời hạn hợp đồng dầu khí trong trường hợp đặc biệt, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận.

Hồ sơ này bao gồm: Văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thẩm định và đề nghị chấp thuận gia hạn thời hạn tìm kiếm thăm dò dầu khí hoặc gia hạn thời hạn hợp đồng dầu khí trong trường hợp đặc biệt; Hồ sơ đề nghị chấp thuận gia hạn thời hạn của giai đoạn tìm kiếm thăm dò dầu khí hoặc thời hạn hợp đồng dầu khí trong trường hợp đặc biệt của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam theo quy định trên; Báo cáo tổng hợp tiếp thu, giải trình ý kiến của các bộ, ngành và bản sao văn bản góp ý của các bộ, ngành.

Thủ tục thẩm định và chấp thuận gia hạn thời hạn của Hợp đồng dầu khíThủ tục thẩm định và chấp thuận gia hạn thời hạn của Hợp đồng dầu khí
Hồ sơ gia hạn tìm kiếm thăm dò dầu khí cần lấy ý kiến những cơ quan nào?Hồ sơ gia hạn tìm kiếm thăm dò dầu khí cần lấy ý kiến những cơ quan nào?

H.T

DMCA.com Protection Status