Xu hướng toàn cầu chuyển đổi sang nền kinh tế xanh và công bằng (Kỳ III)

06:04 | 05/08/2024

11,112 lượt xem
Theo dõi Petrovietnam trên
|
(PetroTimes) - Hiện doanh số bán ra xe điện EV toàn cầu đã phá những kỷ lục mới. Năng lượng mặt trời và gió dự kiến sẽ dẫn đầu mức tăng công suất tái tạo mới hàng năm lớn nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng năng lượng không tăng đủ nhanh và mức tiêu thụ năng lượng cũng như nhu cầu về công nghệ xanh ngày càng tăng đang thúc đẩy một “cơn sốt vàng” mới đối với các kim loại quý và quan trọng, điều này tạo ra những căng thẳng địa chính trị mới.

Năng lượng mặt trời và gió dẫn đến mức tăng công suất tái tạo mới hàng năm lớn nhất từ trước đến nay: Theo IEA, công suất năng lượng tái tạo bổ sung hàng năm trên toàn cầu đã tăng 1/3 (2023), do giá nhiên liệu hóa thạch cao hơn và quan ngại về an ninh năng lượng. Theo báo cáo mới nhất của IEA, tổng công suất điện tái tạo của thế giới đã tăng lên 4.500 gigawatt (GW), bằng tổng sản lượng điện của cả Trung Quốc và Hoa Kỳ cộng lại.

Xu hướng toàn cầu chuyển đổi sang nền kinh tế xanh và công bằng (Kỳ III)
Công suất năng lượng tái tạo bổ sung hàng năm trên toàn cầu đã tăng 1/3 vào năm 2023

Một số khung chính sách quan trọng đã hỗ trợ sự gia tăng năng lượng tái tạo này. REPowerEU của EU và đạo luật IRA của Hoa Kỳ đã tập trung vào việc đẩy nhanh sản xuất và sử dụng năng lượng tái tạo đồng thời thúc đẩy lĩnh vực công nghiệp địa phương. Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 (FPY) của Trung Quốc đã ban hành nhằm mục đích đóng góp gần một nửa tổng công suất năng lượng tái tạo mới bổ sung trên toàn cầu trong giai đoạn 2022-2027.

Năng lượng tái tạo cất cánh ở các nền kinh tế thu nhập thấp, thu nhập trung bình và mới nổi song mức tăng lại không đồng đều: Năng lượng mặt trời, gió và các dạng năng lượng tái tạo khác đang gia tăng trên khắp thế giới. Sự tăng trưởng này phần lớn được hỗ trợ bởi Trung Quốc, nơi có thị trường nội địa khổng lồ, tốc độ tăng trưởng năng lực tăng vọt và sự thống trị của chuỗi cung ứng toàn cầu đã đưa quốc gia này leo lên vị trí dẫn đầu trên thị trường toàn cầu với toàn bộ một nửa số cơ sở lắp đặt năng lượng tái tạo trên toàn cầu trong 5 năm kể từ năm 2023 sẽ diễn ra ở Trung Quốc.

CH Ấn Độ hiện cũng đang nổi lên như một cường quốc năng lượng tái tạo toàn cầu, với công suất lắp đặt năng lượng mặt trời và gió (2024) được dự báo sẽ tăng thêm 16,7GW công suất so với mục tiêu 500GW công suất nguồn năng lượng sạch (2030). CH Ấn Độ cũng đã công bố ngân sách tạm thời cho giai đoạn 2024-2025 với các biện pháp nhằm thúc đẩy các lĩnh vực năng lượng sạch và tái tạo, góp phần phấn đấu đạt được mục tiểu đảm bảo an ninh năng lượng cao hơn trong năm bầu cử 2024 trên thế giới.

CH Costa Rica hiện đang giữ kỷ lục thế giới về số ngày liên tiếp chỉ sử dụng năng lượng tái tạo, và trong một số năm, quốc gia này thậm chí còn có thể xuất khẩu lượng điện dư thừa mà họ đã tạo ra sang các nước trong thị trường điện khu vực Trung Mỹ, bao gồm các nước Guatemala, Nicaragua, Panama, Honduras và El Salvador.

Mặc dù châu Phi chỉ chiếm có 1/5 dân số toàn cầu song châu lục này hiện chỉ thu hút 3% đầu tư năng lượng toàn cầu. Marocco là nơi có tổ hợp năng lượng mặt trời Noor-Ouarzazate nằm trên sa mạc Sahara với công suất 580MW. Trang trại điện mặt trời này có diện tích lớn bằng 3.500 sân bóng đá và tạo ra đủ lượng điện để cung cấp cho một khu vực có diện tích lớn gấp đôi thành phố Marrakesh ở miền Trung Marocco.

Doanh số bán xe ô-tô điện EV phá kỷ lục mới: Theo IEA, tổng cộng 14% tổng doanh số bán xe ô-tô mới là xe điện EV (2022), tăng từ khoảng 9% (2021) và dưới 5% (2020) với ba thị trường thống trị doanh số bán hàng xe điện EV toàn cầu là Trung Quốc, EU và Hoa Kỳ bởi do các chính sách tiích cực đã đóng một vai trò quan trọng. Hiện EU đã áp dụng các tiêu chuẩn khí thải CO₂ mới và gói tín dụng thuế theo đạo luật IRA của Hoa Kỳ kết hợp với việc một số tiểu bang bang áp dụng quy định “Xe sạch nâng cao II của tiểu bang California”, tất cả có thể đem lại mức 50% tổng doanh thu cho xe ô-tô điện EV (2030).

“Cơn sốt vàng” mới đối với các khoáng sản quan trọng: Quá trình chuyển đổi năng lượng xanh phụ thuộc vào các khoáng sản quan trọng. Nhu cầu về colbalt, đồng, lithium và nickel đều được dự báo sẽ tăng gấp bốn lần (2040), điều này sẽ tạo ra “cơn sốt vàng” trên toàn thế giới. Ví dụ như để sản xuất một chiếc xe ô-tô điện EV thì cần hơn 200 kg hỗn hợp các nguyên tố đồng, lithium, nickel, manganese, colbalt, than chì, kẽm và đất hiếm, so với mức ít hơn chỉ gồm 35 kg đồng và manganese cho mô hình sản xuất, chế tạo xe ô-tô động cơ đốt trong ICE.

Việc sản xuất và khai thác các khoáng sản quan trọng tập trung cao chỉ ở một số quốc gia trên thế giới, điều này đang gây ra một loạt căng thẳng về an ninh địa chính trị mới. Ví dụ như vào năm 2022, Trung Quốc chiếm tới 70% sản lượng đất hiếm toàn cầu rất quan trọng cho việc sản xuất pin. Điều này có nghĩa là các công ty khai khoáng và khoáng sản của Trung Quốc kiểm soát điểm nghẽn toàn cầu của chuỗi cung ứng và trên thực tế có thể kiểm soát tốc độ chuyển đổi năng lượng xanh.

Các mối đe dọa và cơ hội khai thác khoáng sản quan trọng đối với những quốc gia nghèo nhất thế giới: Châu Phi hiện chiếm hơn 40% trữ lượng colbalt, manganese và bạch kim toàn cầu, đây là những khoáng sản quan trọng cho công nghệ pin và hydrogen. Các khuôn khổ quản trị doanh nghiệp và quốc gia đang phải vật lộn để bắt kịp nhu cầu ngày càng gia tăng đối với các khoáng sản quan trọng trên toàn thế giới. Các công ty khai thác khoáng sản mới song không có giấy phép xã hội để hoạt động, hiện đang nổi lên để tận dụng sự bùng nổ của nhu cầu về khoáng sản quan trọng, có khả năng gây ra xung đột, vi phạm nhân quyền, hối lộ và nạn tham nhũng, khí thải, căng thẳng về nước và tổn thất về đa dạng sinh học.

Hiện một phần đáng kể các kim loại như colbalt, đồng, thiếc, vonfram, tantalum và sắt được sản xuất thông qua khai thác “thủ công” quy mô nhỏ, không chính thức. Ví dụ như có tới 70% colbalt của thế giới được khai thác ở CHDC Congo (DRC) và 20% trong số đó được khai thác bởi các cộng đồng khai thác không chính thức. Việc khai thác thủ công đem lại nguồn thu nhập ổn định cho một số người nghèo nhất thế giới, do đó, việc hợp tác chặt chẽ với các cộng đồng đó để phát triển các khuôn khổ quản trị khoáng sản một cách công bằng và toàn diện là điều cần thiết.

Link nguồn:

https://www.greeneconomycoalition.org/assets/reports/GEC-Reports/GEC_Status_of_Transition_Green_Fair_Economies_2024_FINAL.pdf

Tuấn Hùng

Green Economy Coalition

DMCA.com Protection Status