Dầu mỏ, Tiền bạc và Quyền lực (Kỳ 12)

21:52 | 21/11/2022

7,079 lượt xem
Theo dõi Petrovietnam trên
|
(PetroTimes) - Năm 1919, tổng cầu về dầu ở Mỹ là 1,03 triệu thùng một ngày, năm 1929 tăng lên 2,58 triệu thùng, như vậy là tăng gấp 2,5 lần. Tỷ trọng dầu mỏ trong tổng mức tiêu thụ năng lượng trong cùng kỳ tăng từ 10 đến 25%.

CHƯƠNG 11: TỪ THIẾU HỤT ĐẾN DƯ THỪA: THỜI ĐẠI XĂNG DẦU

Năm 1919, Dwight D. Eisenhower còn là một đại úy quân đội Mỹ, do chán nản và mệt mỏi với đời sống thu nhập thấp của quân nhân trong thời bình, đã định đến làm việc ở Indianapolis theo lời mời của một người bạn thân. Nhưng sau đó, ông được biết quân đội huy động quân nhân để tổ chức một cuộc hành trình vòng quanh nước Mỹ bằng ôtô nhằm chứng tỏ khả năng của vận tải ôtô và kiểm tra năng lực giao thông của nước Mỹ. Eisenhower đã tình nguyện tham gia để giải khuây và sắp xếp đi nghỉ với gia đình ở miền Tây. Sau này, ông kể lại: "Một đoàn xe từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương vào thời đó là một cuộc thám hiểm thật sự". Ông nhớ đến chuyến đi này như là chuyến đi "xuyên qua nước Mỹ lạc hậu và tối tăm bằng xe tải và xe tăng".

Chuyến đi bắt đầu từ ngày 7 tháng 7 năm 1919. Điểm xuất phát là cột kilômét số 0 phía nam thảm cỏ của Nhà Trắng. Đoàn xe gồm 42 xe tải, 5 ôtô chở các sĩ quan chỉ huy và lính trinh sát; một số lượng lớn xe môtô, xe cấp cứu, xe xitec, bếp ăn dã chiến và cửa hàng sửa chữa di động, cùng đoàn xe tải của Binh chủng Thông tin. Đội xe do những người lái xe quen thuộc với các đội kỵ binh hơn là xe chạy bằng động cơ đốt trong điều khiển, trong đó có Eisenhower. Ba ngày đầu, đoàn xe cố gắng đi với tốc độ 5,6 dặm một giờ. Eisenhower nói: "Chậm hơn cả xe lửa chở binh lính".

Trong chuyến đi, rất nhiều lỗi kỹ thuật đã xảy ra như trục xe bị vỡ, dây quạt bị đứt, phích cắm bị vỡ, phanh xe bị hỏng. Những con đường cũng ngày càng xấu hơn. "Ở vài nơi, những chiếc xe tải nặng đã phá hỏng mặt đường và chúng tôi phải kéo từng chiếc một bằng ôtô xích. Ngày trước, chúng tôi có thể đi được 60 hoặc 70 hoặc 100 dặm nhưng giờ thì chỉ 3 hoặc 4 dặm". Rời Washington ngày 7 tháng 7 và mãi đến ngày 6 tháng 9 đoàn xe mới đến San Francisco. Tại đây, những người lái xe được chào đón bằng một cuộc diễu hành và tiếp theo là bài phát biểu của Thống đốc bang California. Trong bài diễn văn, thống đốc đã so sánh họ với những người bất tử". "Đoàn xe hộ tống cũ kỹ khiến tôi suy nghĩ đến những con đường hai làn đẹp đẽ", Eisenhower nhớ lại.

Cuối cùng, 35 năm sau, với tư cách Tổng thống Mỹ, ông quản lý một hệ thống những con đường lớn giữa các tiểu bang. Nhưng năm 1919, nhiệm vụ "xuyên qua nước Mỹ tăm tối" chậm như rùa bò của Eisenhower đã đánh dấu buổi bình minh của một kỷ nguyên mới – kỷ nguyên cơ giới hóa của người Mỹ.

"Thế kỷ của hoạt động đi lại"

Năm 1916 Henri Deterding viết cho một thành viên Hội đồng Quản trị cao cấp của Shell ở Mỹ, "Đây là thế kỷ của hoạt động đi lại", "và do tình trạng bất ổn của chiến tranh, nhu cầu đi lại sẽ lớn hơn". Lời tiên đoán của ông nhanh chóng được kiểm chứng trong những năm tháng sau Chiến tranh thế giới thứ nhất và không chỉ làm thay đổi ngành dầu mỏ, mà thực tế còn làm thay đổi người Mỹ và cách thức sống trên toàn cầu. Sự thay đổi diễn ra với tốc độ kinh ngạc.

Năm 1916, Deterding ước tính chỉ có khoảng 3 đến 4 triệu chiếc xe ôtô đã đăng ký ở Mỹ. Nhưng trong những năm 1920, khoảng thời gian hòa bình phồn thịnh, số lượng ôtô được hoàn thiện bằng các dây chuyền lắp ráp tăng lên đáng kinh ngạc. Cuối thập kỷ này, số lượng ôtô đăng ký ở Mỹ lên đến 23,1 triệu. Ôtô di chuyển ngày càng nhiều hơn. Năm 1919, mỗi xe đi khoảng 4.500 dặm/năm nhưng đến năm 1929 là 7.500 dặm/năm và chúng chạy bằng xăng dầu. Diện mạo nước Mỹ thay đổi vì sự tràn ngập ôtô với quy mô lớn.

Trong cuốn Only Yesterday (Chỉ ngày hôm qua), Frederich Lewis Allen đã miêu tả diện mạo mới của những năm 1920. "Các ngôi làng trên tuyến đường 61 đầy các gara ôtô, nhà ga, quán bán xúc xích, nhà hàng phục vụ món thịt gà cho bữa tối, phòng trà, nhà nghỉ, điểm cắm trại và khu vui chơi giải trí. Xe điện liên thành phố giảm dần… các hệ thống đường sắt cũng giảm dần vai trò trong giao thông… Đầu thập kỷ này, ở các thị trấn chỉ cần một nhân viên giao thông duy nhất ở ga đầu mối để kiểm soát giao thông của phố chính và phố trung tâm. Nhưng vào cuối thập kỷ này, một sự thay đổi lớn đã xuất hiện! – đèn đỏ và đèn xanh, các đèn hiệu, các đường phố một chiều, các điểm dừng xe trên đại lộ và quy định về chỗ đỗ xe ngày càng nghiêm ngặt hơn – giao thông đông đúc trên những đoạn đường dọc phố chính vào mỗi chiều thứ bảy và chủ nhật… đó là thời đại của động cơ đang tạo ra thời đại xăng dầu".

Cuộc cách mạng ôtô có ảnh hưởng đến nước Mỹ lớn hơn nhiều so với bất kỳ nơi nào khác.

Năm 1929, 78% ôtô sản xuất trên thế giới được tiêu thụ ở Mỹ. Trong năm đó, tỷ lệ ôtô trên đầu người ở Mỹ là 1/5 so với 1/30 ở Anh, 1/33 ở Pháp, 1/102 ở Đức, 1/702 ở Nhật Bản và 1/6.130 ở Liên Xô. Do đó, Mỹ là vùng đất dẫn đầu về tiêu thụ xăng dầu. Sự thay đổi chiều hướng cơ bản của ngành dầu mỏ không kém phần mạnh mẽ. Năm 1919, tổng cầu về dầu ở Mỹ là 1,03 triệu thùng một ngày, năm 1929 tăng lên 2,58 triệu thùng, như vậy là tăng gấp 2,5 lần. Tỷ trọng dầu mỏ trong tổng mức tiêu thụ năng lượng trong cùng kỳ tăng từ 10 đến 25%. Tuy nhiên, mặt hàng xăng dầu có tỷ lệ tăng trưởng lớn nhất – tăng gấp hơn 4 lần. Xăng dầu và nhiên liệu chiếm 85% tổng khối lượng tiêu thụ dầu mỏ năm 1929. Trong khoảng thời gian này, sản lượng dầu hỏa dùng thắp sáng không thấm vào đâu và "nguồn ánh sáng mới" đã nhường chỗ cho "nguồn nhiên liệu mới".

"Sự kỳ diệu của xăng dầu"

Sự biến đổi của nước Mỹ sang nền văn hóa ôtô xảy ra cùng với sự phát triển thật sự quan trọng: sự xuất hiện và phát triển của một "thánh địa" dành cho nhiên liệu mới và lối sống mới – trạm xăng dầu phục vụ người đi ôtô. Trước năm 1920, hầu hết xăng dầu được bán bằng phương thức giao nhận từng can nhiên liệu động cơ môtô hay các thùng đựng nhiên liệu được bày bán ở quầy hoặc phía sau kho. Sản phẩm không có nhãn hiệu và người lái xe ôtô không biết chắc mình đang mua loại nào. Hơn nữa, một hệ thống phân phối như vậy thật nặng nề và chậm chạp. Trong thời kỳ trứng nước của thời đại ôtô, một số người bán lẻ đã thử nghiệm phân phối xăng bằng xe bồn. Ý tưởng này hầu như không thực hiện được do xe bồn thường dễ cháy nổ. Một phương thức phân phối xăng dầu ưu việt hơn, đó là xây dựng các trạm xăng dầu cung cấp cho ôtô. Có nhiều ‎ý kiến khác nhau về người đầu tiên thiết lập hệ thống phân phối này, tuy nhiên, theo tạp chí National Petroleum News, thì đó là Công ty Automobile Gasoline ở St. Louis năm 1907.

Sự ra đời của thương mại xăng dầu được đề cập trong một câu chuyện nhỏ dưới nhan đề "Trạm xăng dầu cho những người lái xe ôtô" mà "Theo báo cáo của Công ty Automobile Gasoline, một cách tiếp cận mới trực tiếp đối với việc bán xăng đang được thử nghiệm thành công ở St. Louis". Nhà kinh doanh xăng dầu giới thiệu hình thức phân phối mới cho biên tập viên tạp chí, tuy nhiên họ đã cười và nói: "Ồ, đó thật là ý tưởng ngu ngốc". Mặc dù biên tập viên này chưa nhìn thấy trạm xăng dầu đầu tiên nhưng ông đã đến thăm trạm thứ hai của Automobile Gasoline ở St. Louis và theo quan điểm của ông, đó thật sự là một điều ngu ngốc. Một lán nhỏ chứa một vài thùng xăng dầu và bên ngoài là hai thùng nước nóng cũ kỹ được đặt trên những giá đỡ cao, với các ống thép dài để dẫn xăng vào bồn chứa. Toàn bộ các hoạt động được diễn ra trên một lô đất đầy bùn. Những trạm xăng dầu đầu tiên khá nhỏ, chật hẹp, bẩn thỉu, xiêu vẹo và chỉ có một hay hai téc dầu. Mãi đến những năm 1920, các trạm xăng mới bắt đầu mở rộng và phát triển.

Năm 1920 có chưa đầy 100.000 trạm xăng và một nửa trong số đó là các cửa hàng tạp phẩm, các cửa hàng tổng hợp, các cửa hàng bán dụng cụ và đồ dùng trong nhà. Năm 1929, số trạm bán xăng lẻ đã tăng lên đến 300.000 và chủ yếu là các trạm xăng hay gara. Số trạm xăng cung cấp trực tiếp cho ôtô đã tăng từ 12.000 năm 1921 lên đến khoảng 143.000 năm 1929. Các trạm xăng xuất hiện ở khắp mọi nơi, khắp những góc phố của thành phố lớn, những phố chính ở các thị trấn nhỏ, các ngã tư ở phía tây dãy Rockies. Những chỗ như vậy gọi là "các trạm đổ xăng", còn ở phía đông dãy Rockies được gọi là "các trạm bảo dưỡng". Người ta có thể dự đoán tương lai của các trạm xăng này khi vào năm 1921, một trạm xăng cao cấp được mở tại Fort Worth, bang Texas, với tám máy bơm xăng và ba lối ra vào khác nhau. Nhưng California và cụ thể là Los Angeles mới là nơi hình thành các ‎ý tưởng thật sự về tiêu chuẩn của các trạm bảo dưỡng hiện đại bao gồm biển hiệu, chỗ nghỉ, mái che, nơi ngắm cảnh, lối vào lát đá… Các trạm xăng dầu dạng "hộp bánh quy" do Shell xây dựng tăng nhanh với tốc độ đáng kinh ngạc trên khắp nước Mỹ.

Cuối những năm 1920, họ có thu nhập không chỉ từ xăng dầu mà còn từ những thứ như: lốp xe, pin và các đồ phụ tùng. Hãng Standard ở Idiana đang biến các trạm xăng thành những cửa hàng lớn hơn và các lái xe có thể tìm thấy ở đây toàn bộ các sản phẩm từ dầu động cơ môtô, dầu đánh bóng đồ nội thất, dầu máy khâu và máy hút bụi. Một loại máy bơm mới gồm có quả cầu thủy tinh ở phía trên đầu máy bơm để khách hàng có thể nhìn thấy trước khi nó chảy qua vòi bơm xăng vào thùng nhiên liệu trong ôtô nhanh chóng được ưa chuộng trên khắp nước Mỹ. Khi các trạm bảo dưỡng mở rộng thì quá trình cạnh tranh được hâm nóng, họ kéo cao biển hiệu và những biểu tượng của thời đại mới: ngôi sao của Texaco, vỏ sò của Shell, viên kim cương sáng chói của Sun, "76" của Union, "66" của Phillips, ngựa bay của Socony, đĩa cam của Gulf, vòng hoa đỏ của Standard ở Indiana, khủng long ăn cây của Sinclair, và màu đỏ, trắng, vàng của Standard ở Jersey. Sự cạnh tranh thúc đẩy các công ty dầu mỏ phát triển thương hiệu để bảo đảm nhãn hiệu quốc gia được nhận biết rộng rãi.

Chúng trở thành các biểu tượng sự sùng bái muôn thuở, giúp những người lái xe cảm thấy thân thuộc, tin tưởng, an toàn và cả sự phụ thuộc. Người ta có thể bắt gặp những biểu tượng này từ những dải ruy băng giăng trên khắp các tuyến đường của nước Mỹ. Các trạm bán xăng dầu giúp hình thành cơ sở để thiết lập hệ thống bản đồ giao thông đường bộ và như một chuyên gia đã mô tả, đó là "những đóng góp duy nhất của người Mỹ đối với sự phát triển của hoạt động nghiên cứu bản đồ". Tấm bản đồ đường bộ đầu tiên dành cho ôtô có lẽ là tấm bản đồ xuất hiện trên tờ Chicago Times Herald năm 1895 trong một cuộc đua 54 dặm do tờ báo này tài trợ. Nhưng chỉ đến năm 1914, khi hãng Gulf mở trạm xăng dầu đầu tiên ở Pittsburg, một nhân viên quảng cáo địa phương đã gợi ý việc vẽ tay những tấm bản đồ của khu vực.

Ý tưởng này nhanh chóng lan truyền vì người Mỹ cần tìm đường trong những năm 1920 và cứ như thế chẳng mấy chốc, tấm bản đồ trở thành vật dụng quan trọng. Khách hàng luôn bị quyến rũ trước những điều thú vị và hấp dẫn. Năm 1920, hãng Shell ở California cho những người bán xăng mặc đồng phục và trả tiền giặt là ba lần một tuần. Công ty này cấm những người bán xăng đọc báo, tạp chí khi đang làm việc và cấm nhận tiền boa. Năm 1927, người ta mong đợi "những người kinh doanh ở trạm bảo dưỡng" sẽ hỏi khách hàng: "Tôi có thể kiểm tra lốp xe cho ông/bà không?" Việc quảng cáo và tính đại chúng giúp tạo ra những nhãn hiệu lớn ở từng bang và trên toàn quốc.

Và chính Bruce Barton, một người làm nghề quảng cáo, là người đã tìm cách đẩy doanh thu bán xăng dầu đạt mức cao nhất. Ông đã giành được danh hiệu người bán hàng giỏi nhất nước Mỹ trong cả năm 1925 và 1926, và chứng tỏ Jesus không chỉ là "vị khách mời đặc biệt nhất trong bữa ăn tối ở Jerusalem", mà còn là "nhà sáng lập hoạt động kinh doanh hiện đại", và là "nhà quảng cáo vĩ đại nhất trong thời đại của ông". Giờ đây, năm 1928, Barton kêu gọi những người kinh doanh dầu mỏ suy nghĩ về "sự kỳ diệu của xăng dầu". Ông thuyết phục họ "đứng một giờ bên cạnh một trạm đổ xăng và nói chuyện với khách hàng. Tự tìm hiểu xem sự kỳ diệu của một đô-la xăng dầu mang lại những gì cho cuộc sống của họ". "Các bạn của tôi, các bạn đang bán phần tinh hoa của suối nguồn tuổi trẻ bất diệt. Đó là sức khỏe. Đó là sự thoải mái. Đó là sự thành công. Và bạn đã bán chỉ đơn thuần là một thứ chất lỏng nặng mùi với quá nhiều xu cho mỗi gallon. Bạn không bao giờ đưa nó ra khỏi danh mục chi phí không mong muốn... Bạn phải tự đặt mình vào vị trí của những người đàn ông và phụ nữ mà xăng của bạn đã tạo ra những điều kỳ diệu trong cuộc sống của họ". Điều kỳ diệu là mọi việc có tính lưu động cao; con người có thể đến bất cứ nơi nào và vào bất cứ khi nào. Đây là thông điệp được đưa ra đối với những người kinh doanh dầu mỏ − những người lo lắng về lợi nhuận, sản lượng, hàng tồn kho, thị phần, lợi tức béo bở.

Cuối thập niên 1920, doanh thu bán lẻ xăng dầu đã khiến ngành kinh doanh này trở thành ngành kinh doanh lớn và có tính cạnh tranh cao.

Sóng gió ở Teapot

Những năm 1920, giá xăng dầu có ảnh hưởng đến cuộc sống và vận mệnh của quá nhiều người Mỹ. Mọi biến động giá của xăng dầu đều trở thành nguồn gốc của sự thù địch và là một chủ đề luôn được báo chí quan tâm, luôn được các thống đốc và các thượng nghị sĩ thảo luận và sẽ bị các cơ quan trong chính quyền Mỹ điều tra, xem xét. Năm 1923, sau khi xăng dầu tăng giá, Robert La Follette, thượng nghị sĩ theo chủ nghĩa dân túy bang Wisconsin đã tiến hành những phiên điều trần về giá xăng dầu với tinh thần trách nhiệm cao. Ông và tiểu ban của ông đã khuyến cáo rằng, "nếu một vài công ty dầu mỏ" được phép tiếp tục "kiểm soát giá xăng dầu trong một vài năm nữa và như họ đã làm từ tháng 1 năm 1920, thì người dân nước Mỹ sắp phải trả ít nhất 1 đô-la mỗi gallon xăng".

dau mo tien bac va quyen luc ky 12
Mỏ dầu Teapot Dome ở Wyoming

Khuyến cáo của ông giảm sức thuyết phục khi mức dư thừa tăng lên và giá xăng giảm. Tháng 4 năm 1927, giá xăng bán lẻ giảm xuống còn 13 xu một gallon ở San Francisco và 10 xu rưỡi ở Los Angeles, cách xa mức dự đoán kinh khủng của La Follette. Nhưng La Follette không quan tâm nhiều đến những động cơ làm giá xăng biến động. Mục tiêu của ông lại là một kịch bản khác. Ông là người dẫn đầu chiến dịch đầu tiên ở thượng nghị viện đã khám phá ra một trong những vụ xì-căng-đan nổi tiếng nhất và kỳ lạ nhất trong lịch sử nước Mỹ – Sự kiện Teapot Dome.

Teapot Dome ở Wyoming là một trong ba mỏ dầu (hai mỏ dầu khác ở California) được các chính quyền Tổng thống Taft và Wilson coi là nơi"dự trữ dầu mỏ của hải quân", là kết quả của cuộc tranh cãi trước Chiến tranh thế giới thứ nhất về việc Hải quân Mỹ chuyển từ sử dụng than đá sang sử dụng dầu mỏ. Cuộc tranh cãi này giống một cuộc tranh luận ở Anh có sự tham gia của Winston Churchill, Đô đốc Fisher và Marcus Samuel. Mặc dù thừa nhận ưu thế của dầu mỏ so với than đá và thừa nhận ưu thế sản xuất vượt trội của Mỹ, nhưng cả Mỹ và Anh đều rất lo lắng về khả năng xảy ra điều gọi là "thiếu nguồn cung... đe dọa khả năng cơ động của hạm đội và sự an toàn của quốc gia".

Điều gì sẽ xảy ra nếu không có dầu vào giây phút quyết định? Tuy nhiên, những lợi thế của dầu mỏ là không thể phủ nhận được. Năm 1911, hải quân Mỹ chuyển sang sử dụng dầu, cùng năm với quá trình chuyển đổi ở Anh. Trong những năm tiếp theo, để giảm bớt nỗi lo về nguồn cung dầu, Washington bắt đầu xây dựng các nguồn dự trữ dầu cho hải quân ở những khu vực sản xuất tiềm năng. Các nguồn dự trữ dầu này sẽ tạo "sự phòng ngừa đối với nguy cơ giảm sút mức cung khi không kiểm soát được", và có thể được đưa vào sản xuất kịp thời trong chiến tranh hay trong tình trạng khủng hoảng.

Một cuộc tranh luận kéo dài diễn ra ở Washington về việc xây dựng một trong những nguồn dự trữ này, và về vấn đề liệu các cá nhân thuê mỏ có chấp nhận chỉ khai thác một phần. Cuộc tranh luận đó là một phần của cuộc đấu tranh về chính sách đang diễn ra ở Mỹ trong thế kỷ XX giữa việc đấu tranh cho sự phát triển của các nguồn lực ở các vùng đất công vì lợi ích cá nhân, và việc ủng hộ quá trình bảo tồn và bảo vệ các nguồn lực đó trên cương vị quản lý của chính quyền liên bang.

Khi Warren G. Harding được chọn làm ứng cử viên tổng thống của viên Đảng Cộng hòa vì một trong những lý do là ông "trông có vẻ giống một vị tổng thống", thắng cử tại Nhà Trắng năm 1920, thì cũng như bất cứ chính trị gia tài giỏi nào khác, ông tìm cách kêu gọi cả hai phe trong cuộc tranh luận về nguồn năng lượng này và xây dựng "mối quan hệ hài hòa giữa bảo tồn và phát triển". Nhưng khi lựa chọn Thượng nghị sĩ Albert B. Fall của bang New Mexico cho cương vị Bộ trưởng Nội vụ, Harding đã không thể che giấu đường lối phát triển của mình. Fall là một chủ trang trại, một luật sư và một người khai thác mỏ thành công và có quyền lực chính trị. Một tạp chí đã viết: ông là một người dân ở vùng biên giới, một chiến sĩ có hai bàn tay thô ráp và luôn sẵn sàng chiến đấu, trông giống một quận trưởng cảnh sát của Texas, và thời trai trẻ có khả năng điều khiển súng với tốc độ và sự chính xác cao. Fall tin vào xu hướng không bị kiểm soát của các vùng đất công. Ông điển hình cho người miền Tây thể hiện ở chiếc mũ đen vành rộng và tình yêu đối với những con ngựa".

Những người có quan điểm khác trong cuộc tranh luận nhìn nhận Fall rất khác biệt. Một người đứng đầu phe bảo thủ mô tả Fall là thành viên của "bọn khai hoang". Vị này nói thêm: "Chính phủ vẫn có thể lựa chọn một tay tồi hơn cho chức Bộ trưởng Nội vụ, song không dễ có một tay tồi hơn thế". Fall thành công trong việc giành quyền kiểm soát nguồn dự trữ dầu mỏ của hải quân Mỹ khỏi Bộ Hải quân về tay Bộ Nội vụ. Bước tiếp theo sẽ là cho thuê các nguồn dự trữ các công ty tư nhân. Các hoạt động của ông đã bị xem xét.

Mùa xuân năm 1922, trước khi các hợp đồng cho thuê được ký, Walter Teagle của Standard Oil bất ngờ xuất hiện tại văn phòng của Albert Lasker, người chỉ đạo chiến dịch vận động của Harding và từng có thời gian đứng đầu Cục Đường thủy Mỹ. "Tôi hiểu", Teagle nói với Lasker, "Bộ Nội vụ sẽ hoàn tất hợp đồng cho thuê Teapot Dome và tất cả ngành dầu mỏ đều cảm nhận được điều này. Tôi không quan tâm đến Teapot Dome. Nó không đem lại bất cứ lợi ích nào cho Standard Oil ở New Jersey, nhưng tôi thấy ông nên giải thích việc này với tổng thống". Lasker miễn cưỡng đến gặp tổng thống và nhắc lại lời của Teagle. Harding đi đi lại lại phía sau bàn làm việc. "Đây không phải là lần đầu tiên tôi nghe được tin đồn này", ông nói, "nhưng nếu Albert Fall không phải là một người trung thực, thì tôi cũng không phù hợp với vị trí Tổng thống Mỹ này". Cả hai nhận định này đều nhanh chóng được kiểm chứng. Fall đã cho Harry Sinclair thuê Teapot Dome trong một vụ làm ăn rất hấp dẫn và bảo đảm cho hãng Sinclair Oil một thị trường an toàn – đó là Chính phủ Mỹ. Ông cũng cho Edward Doheny thuê một nguồn dự trữ ở California dồi dào hơn là Đồi Elk. Cả hai đều nằm trong số các nhà buôn dầu mỏ nổi tiếng nhất của Mỹ. Họ là các doanh nhân, "những nhà kinh doanh mới" thành đạt nhờ năng lực của mình nhằm tạo ra các doanh nghiệp mới ngoài hệ thống những doanh nghiệp thừa kế Standard Oil lâu đời.

Câu chuyện về Doheny có điều gì đó huyền thoại. Ông bắt đầu sự nghiệp bằng công việc thăm dò quặng. Ông từng phải nằm liệt giường khi bị gãy cả hai chân do ngã xuống hầm mỏ. Trong thời gian nằm viện, ông học tập để trở thành một luật sư. Trong những năm 1920, Doheny tích lũy được một khối tài sản lớn và công ty của ông, Pan American, thật sự là một công ty sản xuất dầu mỏ lớn hơn bất cứ công ty nào khác trong hệ thống cũ của Standard Oil. Bản thân Doheny rất cẩn thận khi đưa ra một ý tưởng nhằm bảo trợ và giúp đỡ các chính trị gia của cả hai đảng. Cũng tương tự như vậy, Harry Sinclair là con trai của một dược sĩ tại một thị trấn nhỏ ở Kansas, ông đã để tự học để trở thành một dược sĩ. Nhưng ở tuổi 20, ông đánh mất cửa hàng thuốc của gia đình trong một vụ đầu tư. Do khánh kiệt, ông kiếm sống bằng cách bán gỗ làm thiết bị khoan và sau đó mua và bán những mỏ dầu nhỏ ở đông nam Kansas và hạt Osage Indian ở Oklahoma.

Để thu hút các nhà đầu tư, ông bắt đầu xây dựng hàng loạt công ty dầu nhỏ, mỗi công ty một hợp đồng cho thuê. Ông trở thành một nhà giao dịch đầy quyền lực và là một nhà kinh doanh mạnh mẽ, quyết đoán. Với sự tự tin, ông là người không khoan nhượng với bất cứ ai và đặc biệt là đối với các nhà đầu tư của mình. Ông đã đầu tư toàn bộ tiền vào Glenn Poll ở Oklahoma và kiếm được một khoản tiền. Ông đã đi đến những mỏ dầu mới ở Oklahoma khi các mỏ này bị ngập trong dầu do sản lượng quá nhiều trong khi hệ thống ống chưa được nối với các đường ống dẫn. Ông đã mua tất cả lượng dầu mỏ mà ông có thể mua với giá 10 xu một thùng. Sau đó, ông chất dầu lên những chiếc xe tăng bọc thép và đợi các đường ống dẫn được hoàn thiện. Sau đó, ông bán dầu với giá 1,20 đô-la một thùng.

Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, Sinclair là một nhà sản xuất dầu độc lập lớn nhất của châu lục. Nhưng việc phải bán công ty cho các công ty lớn đã được củng cố, hợp nhất là điều cực kỳ xúc phạm đối với ông. Ông thu được 50 triệu đô-la và năm 1916 nhanh chóng sáp nhập công ty dầu mỏ hợp nhất của ông, chẳng bao lâu sau trở thành một trong mười công ty lớn nhất trong nước. Gần như là quốc vương duy nhất tại công ty của mình, Sinclair sẵn sàng đấu tranh cho việc kinh doanh ở khắp nơi trên đất nước. Ông đã quen với suy nghĩ rằng khi ông muốn làm điều gì thì không có gì cản trở được và một thứ mà ông muốn là Teapot Dome. Bộ Nội vụ ký hợp đồng với Doheny và Sinclair vào tháng 4 năm 1922 trong khi những tin đồn vẫn rùm beng khắp nơi. Một thành viên Đảng Bảo thủ đã nói: "Ngài Fall khá quen thuộc với những lợi ích lớn của dầu mỏ tự nhiên".

Thượng nghĩ sĩ La Follette bắt đầu điều tra. Ông phát hiện ra các sĩ quan hải quân, những người phản đối việc chuyển quyền kiểm soát nguồn dự trữ từ Bộ Hải quân về tay Bộ Nội vụ đã bị thuyên chuyển đến các địa điểm xa xôi và hẻo lánh. Những nghi ngờ của ông có căn cứ xác thực hơn, tuy nhiên, đó vẫn chỉ là những nghi ngờ. Một năm sau, tháng 3 năm 1923, Fall từ chức Bộ trưởng Nội vụ, ông vẫn đáng tin cậy và đáng kính, dù là một nhân vật ngày càng gây ra nhiều tranh cãi trong công chúng. Ở điểm này, Chính quyền Harding đang lún sâu vào vũng lầy của xì-căng-đan và những hành vi sai trái. Bản thân Harding đang cố gắng đối phó với những lời buộc tội ông có tình nhân. "Tôi không gặp rắc rối với những kẻ thù của tôi", tổng thống buồn rầu nói khi chiếc ôtô của ông lăn bánh trên vùng Kansas, "Mà chính là… những người bạn của tôi đã mang đến rắc rối cho tôi".

Không lâu sau đó, ông đột ngột qua đời ở San Francisco. Một bác sĩ đã nói ông bị "tắc động mạch", nhưng tổng biên tập của một tờ báo đã phản đối và cho rằng đó là "một căn bệnh phần vì khiếp sợ, phần vì xấu hổ và phần vì hoảng loạn!". Người kế vị ông là Phó tổng thống Calvin Coolidge. Trong khi đó, Ủy ban Quản lý đất công của thượng nghị viện tiếp tục giải quyết vấn đề Teapot Dome. Vẫn không có gì nghiêm trọng và một số người nói rằng toàn bộ điều này không khác gì "nước sôi trong bình trà". Song những khoản lợi tức khổng lồ và bất ngờ đã được để ‎ ý đến. Fall thực hiện việc nâng cấp mở rộng và tốn kém nông trại New Mexico vào thời gian cho thuê Teapot Dome. Ông cũng mua một phần nông trại lân cận với những hóa đơn hàng trăm đô-la mà ông đã lấy từ một chiếc hộp thiếc nhỏ. Bằng cách nào ông ta đột nhiên trở nên giàu có? Trả lời câu hỏi về sự giàu có nhanh chóng, Fall nói ông nhận được khoản vay 100.000 đô-la từ Ned McLean, chủ báo Washington Post. Được phỏng vấn ở Palm Beach − vấn đề rắc rối bị coi là lý do ngăn cản việc đi du lịch của ông – McLean thừa nhận khoản cho vay, nhưng sau đó lại nói, Fall nói thẻ của ông chưa chuyển thành tiền mặt. Những phát hiện đáng xấu hổ hơn đã bị tiết lộ. Thư ký của Sinclair xác nhận rằng Sinclair từng nói với anh ta rằng ông sẽ đưa cho Fall 25.000 hoặc 30.000 đô-la nếu Fall đề nghị. Và Fall đã đề nghị với ông. Bản thân Sinclair, người bất ngờ khởi hành đến châu Âu với một thông báo ngắn gọn, đã vội vàng rời Paris đến Versailles để lẩn tránh các phóng viên.

Sau đó, ngày 24 tháng 1 năm 1924, Edward Doheny thông báo với Ủy ban thượng nghị viện là ông đã cung cấp 100.000 đô-la cho Fall, khoản tiền mặt này được con trai của ông mang trong "một chiếc túi nhỏ màu đen" đến văn phòng của Fall. Nhưng Doheny khẳng định đó không phải là một khoản tiền mua chuộc, mà nhấn mạnh đó chỉ là một khoản tiền cho bạn cũ vay. Họ đã cùng nhau đi tìm vàng hàng chục năm trước đây. Thậm chí ông đưa ra một công hàm liên quan đến nhiều phía mà người ta cho rằng Fall đã ký, tuy nhiên chỗ chữ ký đã bị xé. Doheny giải thích rằng vợ ông đã giữ phần có chữ ký, vì vậy, để tránh gây thêm phiền toái cho Fall, Doheny bất ngờ tìm đến cái chết. Đó quả là một tình bạn sâu sắc. Bản thân Fall nói ông quá ốm yếu để có thể chứng thực và điều này nhắc một số người nhớ đến một sự việc bất ngờ xảy ra chỉ cách đây vài năm. Hồi đó, Fall là một trong hai thượng nghị sĩ đến Nhà trắng năm 1920 để điều tra về việc Woodrow Wilson bị đột quỵ bất ngờ hay chỉ bị mất trí nhớ như lời đồn đại. Vào thời điểm đó, Fall đã trịnh trọng nói: "Thưa Tổng thống, tất cả chúng tôi đều đang cầu nguyện cho ngài", Wilson không hiểu rõ nên đã hỏi lại: "Bằng cách nào, thưa ông thượng nghị sĩ?". Giờ đây, mọi người nói phải điều tra căn bệnh của Fall. Danh tiếng của ông bị hủy hoại ở khắp nơi khi câu chuyện kỳ lạ tiếp tục được tiết lộ.

Các nhà điều tra tìm ra những bức điện tín của Bộ Tư pháp cũ đã được chuyển từ McLean, chủ báo Washington Post và nhiều người trong Washington. Một tên cướp tàu đã giải nghệ ở Oklahoma đã làm chứng trước Ủy ban thượng nghị viện. Hary Sinclair bị xét xử vì đã khinh miệt thượng nghị viện khi từ chối trả lời các câu hỏi. Sau đó, Hary Sinclair đã thuê Cơ quan thám tử Burns theo dõi các thành viên của hội thẩm đoàn và đó là hành vi chưa từng có trong ngành luật Anglo-Saxon. Năm 1924, báo The New Republic viết, cả Washington "đang ngập trong dầu… Các phóng viên không viết về điều gì khác. Trong các khách sạn, trên đường phố, tại bàn ăn tối, chủ đề duy nhất được thảo luận là dầu. Quốc hội đã bỏ bê tất cả các hoạt động khác". Cuộc bầu cử tổng thống năm 1924 sắp đến và Calvin Coolidge đang có kế hoạch giành chiến thắng ở Nhà trắng. Chiến lược của ông lúc này là càng tránh xa dầu mỏ càng tốt và tránh mọi tiếng xấu từ xì‑căng-đan Teapot Dome.

dau mo tien bac va quyen luc ky 12
Biếm họa về xì‑căng-đan Teapot Dome

Trước những biện pháp phòng vệ của Coolidge, một nghị sĩ Quốc hội thuộc Đảng Cộng hòa liên tục nhấn mạnh vào mối liên hệ chặt chẽ giữa Coolidge và Teapot, nơi ông ta từng thề dưới ánh sáng của ngọn đèn dầu. Các thành viên Đảng Dân chủ có ý định đưa xì-căng-đan của Teapot Dome vào chiến dịch bầu cử với hy vọng bôi nhọ hình ảnh của Calvin Coolidge. Nhưng họ đã đánh giá thấp khả năng chính trị của Calvin Coolidge. Họ cũng không chú ý đến khả năng dễ bị tổn thương của chính mình sau những việc làm đó. Khi đó, Doheny là một thành viên Đảng Dân chủ đã tạo công ăn việc làm, đem lại thu nhập đối với ít nhất là bốn cựu thành viên trong Nội các của Woodrow Wilson. Ông cũng đã trả 150.000 đô-la thù lao cho William McAdoo, con rể của Woodrow Wilson và là người có triển vọng được Đảng Dân chủ bổ nhiệm năm 1924. McAdoo đã mất chức khi khoản thù lao được công khai trước công chúng và Đảng Dân chủ đã bổ nhiệm John W.Davis là người thay thế trong cuộc đua sắp tới. Người ta vỡ lẽ ra rằng Doheny đã thảo luận một "đề xuất" về dầu mỏ ở Montana với thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ, người sẽ đứng đầu cuộc điều tra của thượng nghị viện về Teapot Dome.

Khi những tiếng kêu la của công chúng đối với Teapot Dome tăng lên, Coolidge đã phản công. Ông sa thải những người dưới quyền của Harding, tố cáo những hành vi sai trái và đưa hai người ra khởi tố tại tòa án đặc biệt − một của Đảng Dân chủ và một của Đảng Cộng hòa. Sau đó, ông đã thật sự không còn dính líu gì đến xì-căng-đan này và trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 1924, ông đã làm tất cả mọi việc để xứng đáng với danh hiệu "Cal lặng lẽ". Chiến lược của ông là trung lập hóa các vấn đề bằng cách phớt lờ các vấn đề đó − một chiến dịch im lặng. Chiến lược này đã có tác dụng.

Thật đáng ngạc nhiên, vụ xì-căng-đan lớn như Teapot Dome đã không trở thành một vấn đề lớn trong chiến dịch này và Coolidge đã giành chiến thắng thuận lợi. Vụ xì-căng-đan kéo dài trong suốt thời gian còn lại của thập kỷ 1920. Năm 1928, người ta phát hiện ra rằng Sinclair đã chuyển hơn mấy trăm nghìn đô-la cho Fall thông qua một công ty ma, Công ty Continental Trading. Điều đó có nghĩa là Fall nhận được ít nhất 409.000 đô-la từ các dịch vụ của ông cho hai người bạn cũ. Cuối cùng, năm 1931, Fall suy đồi và tham lam đã bị tống giam. Người đứng đầu Nội các đã tuyên án và bỏ tù ông ta vì phạm trọng tội trong thời gian tại quyền. Sinclair bị kết án tù sáu tháng rưỡi do có thái độ khinh miệt tòa án và thượng nghị viện. Trên đường áp giải, ông dừng lại để tham gia một cuộc họp hội đồng quản trị của Công ty dầu mỏ Thống nhất Sinclair, trong đó các giám đốc khác bỏ cho ông "một lá phiếu kín của công chúng". Doheny được xử vô tội và không bao giờ phải vào tù. Điều này khiến cho một thượng nghị sĩ phải than phiền rằng: "Bạn không thể kết án một triệu đô-la ở Mỹ".

Vị đại tá và trái phiếu tự do

Vụ xì-căng-đan thậm chí còn gây ra những hậu quả lớn hơn khi các cuộc điều tra phát hiện công ty ma Continental Trading thật sự là một cơ chế mà thông qua đó, một nhóm các nhà kinh doanh dầu mỏ nổi tiếng đã nhận tiền lại quả dưới hình thức trái phiếu tự do của chính phủ để mua bán dầu của chính công ty mình. Harry Sinclair đã sử dụng một phần tiền lại quả để thanh toán nốt cho Fall bằng trái phiếu. Ông cũng đưa một số trái phiếu cho Ủy ban Quốc gia của Đảng Cộng hòa. Nước Mỹ đã bị sốc khi biết rằng trong số những người nhận được tiền lại quả dưới hình thức trái phiếu tự do có một trong số các nhà kinh doanh dầu mỏ nổi tiếng, thành công và mạnh mẽ nhất, Đại tá Robert Stewart, Chủ tịch Standard bang Indiana. Một người đàn ông cao lớn có vầng trán rộng, Stewart thường cưỡi ngựa cùng với Teddy Roosevelt. Không giống như những người đứng đầu các công ty dầu mỏ lớn khác, ông chưa hề có kinh nghiệm gì trong lĩnh vực dầu mỏ. Đầu tiên ông làm luật sư cho Standard của Indiana và ông là người am hiểu về pháp luật hàng đầu công ty.

Những thách thức pháp luật trước và sau vụ giải thể đã chi phối và phân định lại ngành dầu mỏ. Từ năm 1907, Stewart trở thành trung tâm của mọi vụ việc liên quan đến Standard của Indiana. Độc đoán, đầy uy quyền và hiếu chiến, ông mang đến công ty sự hung dữ và biến công ty trở thành hãng kinh doanh xăng dầu số một ở Mỹ trong suốt những năm 1920. Ông thường được gọi là "Đại tá Bob", là một trong số những người đáng kính trọng và đáng ngưỡng mộ nhất, không chỉ trong ngành dầu mỏ mà còn trong tất cả các lĩnh vực kinh doanh ở Mỹ.

Ai có thể tin một người nào đó sẽ cúi đầu để làm vấy bẩn chính mình trong bùn lầy của Teapot Dome? Tuy nhiên, sau những năm lẩn tránh các câu hỏi về sự dính líu của ông với Continental Trading và trái phiếu tự do, cuối cùng Stewart thú nhận đã nhận khoảng 760.000 đô-la bằng trái phiếu. Khi Stewart bị lôi kéo sâu hơn vào cuộc tranh cãi xung quanh Teapot Dome, cổ đông lớn nhất ở Standard của Indiana − người trước đó hầu như không can thiệp vào việc quản lý của công ty, đã hối thúc Stewart "từ bỏ những lý luận giải thích về những lời chỉ trích". Tuy nhiên, Stewart không hợp tác. Cuối cùng, năm 1928, cổ đông này đã quyết định Stewart phải ra đi.

Cổ đông lớn nhất của Standard, người được gọi là "Junior", là con trai duy nhất của John D. Rockefeller. Rockefeller con là một người thấp, nhút nhát, nghiêm nghị, thích sống ẩn dật và tôn thờ cha. Ông toàn tâm toàn ý tiếp thu những bài học của cha về sự tiết kiệm. Là một sinh viên của trường Đại học Brown, Rockefeller con luôn được mẹ dạy dỗ nghiêm khắc và nhắc nhở về "bổn phận", "trách nhiệm" và phải luôn trung thực. Dù ông muốn sống độc lập với cha, nhưng ông mang ra khỏi nhà phần lớn tài sản của gia đình. Bản thân ông cũng dành nhiều thời gian cho các công việc dân sự và xã hội cụ thể là ông từng đại diện cho thành phố New York chủ trì cuộc điều tra chính thức về nạn mại dâm. Rockefeller con thậm chí đã tổ chức một cuộc đối thoại với Ida Tarbell, "bà bạn" của cha và tìm cách báo thù. Ông đã gặp bà tại một cuộc hội nghị năm 1919 và đã tỏ ra cực kỳ lịch sự, thậm chí hào hiệp với bà. Vài năm sau đó, ông đề nghị Tarbell xem một loạt bài phỏng vấn cha ông để làm cơ sở cho cuốn sách ông sắp viết.

Để việc này thuận lợi, ông đã trực tiếp mang tài liệu tới căn hộ của Tarbell ở Công viên Gramercy tại Manhattan. Sau khi nghiên cứu các cuộc phỏng vấn, Tarbell nói các câu trả lời phỏng vấn của Rockeffeller cha đã củng cố thêm những lời buộc tội ông. "Junior" đã bị thuyết phục. Sau này, Rockeffeller viết cho một đồng nghiệp: "Cô Tarbell đã nghiên cứu lý lịch của cha tôi và những gợi ý của cô ta hết sức có giá trị". Như vậy, "rõ ràng chúng tôi sẽ bị cản trở cho dù đó chỉ là những ý nghĩ về việc xuất bản tài liệu này dưới bất kỳ hình thức nào". Đó là năm 1924 và bốn năm sau đó, Rockeffeler con không bằng lòng và luôn bị ám ảnh về những hành vi sai trái ở Standard bang Indiana.

Theo suy nghĩ của những người trong nghề, ông là một người nhân từ chứ không phải là một nhà kinh doanh dầu mỏ, ông có thói quen không dính líu đến công việc kinh doanh của các công ty ông thừa kế. Còn đối với nhiều người ở trong nước, cha ông vẫn là một kẻ hung đồ và giờ đây, con trai của ông ta lấy lòng công chúng bằng một chiêu bài hoàn toàn khác − một nhà cải tổ. Và ông ta có ý định mang lớp vỏ cải tổ đến trái tim Standard Oil của Indiana. Ông nói với một ủy ban của thượng nghị viện rằng, trong sự kiện Đại tá Stewart, không gì khác ngoài "sự hợp nhất cơ bản" của công ty và thực tế là toàn bộ ngành dầu đang bị đe dọa. Tuy nhiên, cho dù Rockefeller rất quan tâm cũng chỉ nắm quyền kiểm soát 15% số cổ phiếu của công ty. Khi Stewart từ chối từ chức, Rockefeller đã tranh đấu để hất cẳng ông ta và vị đại tá cũng phản công mạnh mẽ. "Nếu nhà Rokefeller muốn đấu tranh", ông ta tuyên bố, "tôi sẽ chỉ cho họ thấy đấu tranh là thế nào". Đại tá Stewart có một thành tích kinh doanh nổi bật trong suốt 10 năm lãnh đạo công ty.

Tài sản ròng của công ty tăng gấp bốn lần, giá cổ phiếu tăng và cổ tức cũng tăng. Một số người coi cuộc đấu tranh này là một trận chiến giữa phương Đông và phương Tây giành quyền kiểm soát dầu mỏ. Số khác lại nói Rockefeller muốn khẳng định lại quyền kiểm soát của ông đối với toàn bộ ngành dầu. Nhưng lực lượng của Rockefeller không phản đối ầm ĩ vì cổ tức, họ muốn chiến thắng và họ đã tổ chức một chiến dịch. Tháng 3 năm 1929, họ đã chiến thắng và với 60% phiếu bầu của các cổ đông, Stewart đã bị loại. John D. Rockefeller con can thiệp trực tiếp, công khai vào công việc của một trong những công ty kế nhiệm của Tờ-rớt Standard Oil của cha ông. Ông làm như vậy không phải vì lợi nhuận đơn thuần mà để bảo vệ một nhãn hiệu có tiêu chuẩn cao và nhằm bảo vệ ngành dầu trước những cuộc công kích mới của chính phủ và công chúng – và để bảo vệ cái tên Rockefeller.

Những nỗ lực của ông bị chỉ trích rất nhiều. Một người ủng hộ Stewart đã viết cho Rockefeller đầy giận dữ: "Nếu ngài nhìn vào thành tích của cha ngài trong những ngày đầu của Công ty Standard Oil, ngài sẽ thấy nó cũng không có gì đáng tự hào vì những phi vụ bẩn thỉu mà thậm chí còn tệ hơn 10 lần so với những gì ngài buộc tội Đại tá Stewart… Trên thế giới không có đủ xà phòng để rửa sạch đôi bàn tay nhơ bẩn của Rockefeller cha 50 năm trước đây". Một giáo sư của trường đại học tỏ ra bất đồng với ý kiến trên. "Với tôi, không có khoản tiền trợ cấp nào cho trường đại học, cũng không có sự ủng hộ nào đối với một bài nghiên cứu có thể sánh với việc giáo dục công chúng hướng về kinh doanh trung thực". Chủ nghĩa tư bản Mỹ và ngành dầu mỏ sẽ không bao giờ có lại tham vọng như trước kia mà giờ đây tương lai của ngành dầu chứ không phải tài sản của một vài người đang bị đe dọa. Giờ đây, ngành công nghiệp dầu mỏ phải giữ gìn bộ mặt của mình. Nhưng nếu Rockefeller con là người trong sạch, thì toàn bộ xì-căng-đan "Teapot Dome" do Fall, Doheny, Sinclair và Stewart tạo ra, đã khiến khi nhắc đến tờ-rớt Standar Oil, người ta luôn liên tưởng đến hình ảnh hung bạo của quyền lực và tham nhũng.

Địa vật lý và sự may mắn

Trong giai đoạn đầu của thời đại tự động hóa, nhiều người Mỹ lo lắng nguồn cung "nhiên liệu mới" sắp cạn kiệt. Những năm 1917 đến 1920, nhìn chung không có phát hiện mới nào đem lại hy vọng cho người Mỹ. Những nhà địa chất học hàng đầu đã phỏng đoán, giới hạn đối với việc sản xuất của Mỹ đang ở rất gần. Áp lực sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đối với nguồn cung khiến tình trạng thiếu hụt nguồn nguyên liệu ở các nhà máy lọc dầu thêm nghiêm trọng. Một số nhà máy lọc dầu chỉ có thể hoạt động với 50% công suất vì tình trạng thiếu cung nguồn dầu thô và các đại lý bán lẻ trên khắp nước Mỹ tiếp tục thiếu dầu lửa và xăng. Tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng đến mức Walter Teagle ở Standard Oil của New Jersey từng nhận xét, sự bi quan về nguồn cung dầu thô đã trở thành một căn bệnh mãn tính trong kinh doanh dầu mỏ.

Nguồn cung dầu thô khan hiếm cộng với giá dầu thô leo thang kích thích cuộc tìm kiếm những mỏ dầu mới. Năm 1916, dầu thô Oklahoma có giá 1,20 đô-la một thùng, nhưng năm 1920, đã tăng lên đến 3,36 đô-la và hầu hết các nhà máy lọc dầu luôn trong tình trạng khan hiếm nguyên liệu. Chính vào giai đoạn này, một số lượng giếng dầu kỷ lục đã được khoan thăm dò. Công nghệ tìm dầu cũng sắp được cải thiện.

Năm 1920, những ứng dụng của ngành địa chất vào ngành dầu mỏ mới chỉ dừng ở việc đánh giá trữ lượng dầu mỏ dựa trên bề mặt thực địa, tuy nhiên, năm 1920, các nghiên cứu dưới mặt đất đã được tiến hành và thông qua nghiên cứu cấu trúc các địa tầng của các lớp đất và thành phần của chúng, người ta có thể phỏng đoán chính xác hơn khả năng trữ dầu của vùng địa tầng đó? Nhiều công nghệ nghiên cứu địa chất mới được đưa vào ứng dụng trong suốt Chiến tranh thế giới thứ nhất. Một là cân xoắn, công cụ đo sự thay đổi của lực hấp dẫn từ điểm này tới điểm khác trên bề mặt và có thể cho biết cấu trúc địa tầng dưới bề mặt ở chừng mực nào đó. Phương pháp này do một nhà vật lý người Hungary phát triển trước chiến tranh và được người Đức sử dụng trong suốt Chiến tranh thế giới thứ nhất, nhằm phục hồi sản xuất các mỏ dầu của Hungary.

Một ứng dụng mới khác được áp dụng là việc sử dụng từ kế đo lường sự thay đổi theo chiều dọc từ trường trái đất và kết quả đó đưa ra những gợi ý rõ ràng hơn về những gì nằm dưới bề mặt. Thiết bị đo địa chấn cũng được sử dụng để thăm dò dầu mỏ và được xem là công cụ hiệu quả nhất. Thiết bị đo địa chấn được phát triển vào giữa thế kỷ XIX để ghi và phân tích hiện tượng động đất. Người Đức đã sử dụng thiết bị này trong suốt chiến tranh để định vị địa điểm đặt pháo của đối phương. Đông Âu là nơi đầu tiên ứng dụng kỹ thuật này trong việc thăm dò và dự đoán các mỏ dầu. Thiết bị này được một công ty Đức đưa vào sử dụng ở Mỹ năm 1923-1924. Các chi phí về đi-na-mít cũng tăng lên, và kết quả là những làn sóng năng lượng được khúc xạ thông qua cấu trúc dưới mặt đất, được nhận biết bằng tai nghe – "máy dò âm thanh dưới mặt đất" – trên bề mặt, giúp tìm các mỏ dầu dưới lòng đất.

Địa chấn kế phản xạ được áp dụng cùng thời gian này và nhanh chóng thay thế kỹ thuật khúc xạ, ghi những dải sóng đi ra khỏi mặt phân cách đá dưới lòng đất, cho phép vẽ đồ thị các dạng và độ sâu của tất cả các loại cấu trúc dưới lòng đất. Do đó, một công nghệ thăm dò dầu mỏ mới được áp dụng trong thực tế và nhiều mỏ dầu lớn được tìm thấy trong những năm 1920 và nó cũng được sử dụng để đánh giá lại chính xác hơn tiềm năng các mỏ đang khai thác.

Từ đó, các nhà địa chất càng đóng vai trò quan trọng trong quá trình thăm dò và khai thác dầu mỏ. Với công nghệ này, các nhà kinh doanh dầu mỏ đã tìm cách "nhìn xuyên" lòng đất. Họ cũng tìm được những kỹ thuật mới bằng cách quan sát từ trên không. Trong Chiến tranh thế giới, việc quan sát trên không đã được áp dụng ở châu Âu để phát tín hiệu cho binh lính. Kỹ thuật này nhanh chóng được cải tiến và áp dụng cho ngành dầu mỏ. Đầu năm 1919, Union Oil thuê hai cựu trung úy thực hiện nhiệm vụ của Lực lượng Viễn chinh Mỹ là chụp ảnh phong cảnh ở California. Một phát minh khoa học mới là việc phân tích hóa thạch bằng kính hiển vi của các vi sinh vật học ở các độ sâu khác nhau của lòng đất. Kỹ thuật này cung cấp những thông tin rõ ràng hơn về loại và thời đại của trầm tích ở trong lòng đấthàng nghìn feet. Đồng thời, những cải tiến quan trọng trong công nghệ khoan dầu cho phép dự đoán chính xác hơn trữ lượng của các giếng dầu. Những giếng dầu sâu nhất năm 1918 đã đạt tới 6.000 feet; năm 1930, giếng dầu sâu nhất có độ sâu đạt tới 10.000 feet.

Yếu tố cuối cùng đóng vai trò quan trọng đó là sự may mắn. Yếu tố may mắn là một yếu tố không dễ phân tích, song dường như luôn đi kèm với ngành dầu mỏ. Thập niên 1920 là một thập niên may mắn vì rất nhiều dầu mỏ được tìm thấy trong suốt thập niên đó. Một trong những phát hiện có ý nghĩa nhất là ở Đồi Signal cao 365 feet, nằm ở chính Nam Los Angeles. Từ đỉnh đồi, những người Indian địa phương ra hiệu cho những người anh em của họ trên Đảo Catalina. Tuy nhiên sau đó, ngọn đồi hiện ra sừng sững trước con mắt háo hức của những người khai phá địa chất.

Tháng 6 năm 1921 là thời gian diễn ra quá trình chia nhỏ các lô dân cư khi một giếng dầu có tên Alamitos số 1 đang được thăm dò của Shell, bị thổi bay. Phát hiện này tạo ra tình trạng hỗn loạn. Nhiều lô đất chưa được xây dựng, dù đã được bán cho những chủ nhà tương lai. Các công ty dầu mỏ, những nhà môi giới và cả những tay nghiệp dư tranh nhau dùng tiền để mua toàn bộ ngọn đồi nhằm có được hợp đồng thuê sau này. Những lô đất quá nhỏ và mật độ máy khoan dày đặc đến mức chân đỡ của chúng đan chéo vào nhau. Những máy khoan dầu có tiềm năng tuyệt vời đến mức một số người sở hữu đất có thể nhận được tiền thuê mỏ là 50%. Thân nhân của những người đã được chôn cất ở nghĩa trang Sunnyside trên đường phố Willow còn nhận được những tấm séc cho tiền thuê mỏ khai thác dưới mảnh đất mồ mả của gia đình. Nhiều người thật sự đã nghĩ họ có thể trở nên giàu có bằng cách mua một phần 500.000 đô-la với lãi suất 1/6 cho một giếng dầu, thậm chí còn chưa được khoan.

Đồi Signal dường như có khả năng sinh lời cao đến mức khó tin và một số người mua thật sự đã kiếm được tiền nhờ hoạt động đầu tư của họ. Đồi Signal chỉ là một phát hiện nổi bật trong rất nhiều phát hiện quan trọng trong và xung quanh Los Angeles, biến California thành một bang sản xuất dầu hàng đầu của Mỹ năm 1923, đóng vai trò cung cấp 1/4 toàn bộ sản lượng dầu mỏ thế giới trong năm đó. Tuy vậy, những lo ngại về tình trạng thiếu hụt dầu thô vào giai đoạn này vẫn rất căng thẳng. Ủy ban thương mại liên bang trong một nghiên cứu về dầu mỏ năm 1923 đã khuyến cáo: "Cung dầu thô ở nước này đang nhanh chóng bị cạn kiệt", nhưng cũng trong năm đó, lần đầu tiên trong cả thập kỷ, sản lượng dầu thô của Mỹ đã vượt quá cầu.

Vua Dầu mỏ

Henry Doherty là một người đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh dầu mỏ. Với cặp kính quá khổ, trông ông có vẻ giống một diễn viên trên sân khấu trong vai một "vị giáo sư" hơn là một nhà kinh doanh nhiên liệu. Nhưng ông là một nhà doanh nhân vĩ đại trong những năm 1920, ông kiểm soát rất nhiều công ty và trong đó có Cities Service. Một tác giả đã gọi ông là "con đường tiếp cận gần nhất" trên phố Wall để tới Ned và là Newsboy trong những câu chuyện của nhà văn Horatio Alger. Đó là sự mô tả rất phù hợp với tính cách của ông. Từ năm 9 tuổi, Doherty đã làm công việc bán báo trên các đường phố ở Columbus, Ohio. Ông bỏ học khi 12 tuổi. Ông nói: "Tôi đã không đến trường 10 ngày và tôi nhận thấy tôi thật sự ghét trường học còn hơn cả quỷ Satan". Nhưng với tinh thần làm việc chăm chỉ và động lực học tập, ông đã tham gia vào các lớp học buổi tối và rèn luyện thêm kỹ năng trong nghề kỹ sư. Sau này, ông trở thành giám đốc của hơn 150 công ty. Lĩnh vực quản lý của ông bao gồm khí đốt, thiết bị điện công nghiệp,… do đó, công ty của ông mang tên "Cities Service". Một trong những công ty của ông tiến hành khoan thăm dò khai thác khí gas ở Kansas đã tìm ra một mỏ dầu mới và ông trở thành nhà kinh doanh dầu mỏ. Ông còn là tác giả của nhiều bài thơ trào phúng:

Đừng bao giờ ra lệnh

Hãy đưa ra những lời chỉ dẫn…

Hãy sáng tạo một trò chơi trong khi bạn làm việc…

Cổ tức lớn nhất trong cuộc đời của con người là hạnh phúc"

Ông rất thích lái ôtô xuyên qua hệ thống giao thông ở thành phố New York. Không khí trong lành đem lại lòng nhiệt tình, sức khỏe và tinh thần sảng khoái. Là một doanh nhân kiên nhẫn và tháo vát, Doherty không đưa ra lý lẽ biện hộ nào đối với những người phản đối ông. Ông là một người suy nghĩ độc lập và thích vào vai một nhà trí thức hay châm chọc ngành kinh doanh dầu mỏ. Khi vận động cho những ý tưởng của mình, ông rất kiên trì và mạnh mẽ như khi tiến hành những vụ giao dịch. Ông luôn kiên định với khái niệm: "luật sở hữu" phải bị loại bỏ. "Luật sở hữu" tiếp tục thống trị mọi hoạt động của ngành dầu mỏ từ những ngày đầu nó ra đời ở miền tây Pennsyvania. Một số chủ đất than phiền với tòa án là dầu mỏ của họ bị những người hàng xóm khai thác, tuy nhiên, luật pháp chỉ đưa ra lời an ủi và đề nghị: "Hãy làm điều tương tự".

dau mo tien bac va quyen luc ky 12
Henry Doherty

Được đạo luật này khuyến khích, những người kinh doanh dầu ở khắp mọi nơi trên đất Mỹ khai thác dầu và sản xuất với tốc độ nhanh nhất có thể. Không chỉ dừng lại việc khai thác dầu dưới lòng đất họ sở hữu mà họ còn tìm cách khai thác của những vùng đất lân cận trước khi người hàng xóm khai thác. Đạo luật này làm gia tăng tình trạng khai thác bừa bãi và giá dầu mỏ luôn dao động mỗi khi có một mỏ mới được kết luận. Doherty tin rằng, phát triển theo cấp số nhân của các giếng dầu và sản lượng tăng nhanh là do luật sở hữu làm giảm áp suất dưới lòng đất của mỏ dầu nhanh hơn so với những gì cần trên thực tế. Và hậu quả là lượng lớn dầu mỏ sẽ không thể khai thác được và nằm lại dưới lòng đất vì không có đủ áp suất từ gas và nước để tạo ra lực áp suất đẩy dầu lên mặt đất.

Do nhận thấy dầu mỏ có vai trò quan trọng trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Doherty lo ngại rằng dầu mỏ sẽ là nguyên nhân gây ra các cuộc chiến tranh khác. Các hoạt động khai thác bừa bãi trên như ông gọi là "thô lỗ và lố bịch" sẽ hạn chế khả năng khai thác lượng dầu mỏ đáng kể ở các giếng khoan. Doherty đề xuất một giải pháp đối với vấn đề này. Những mỏ dầu sẽ được "đơn vị hóa". Nghĩa là chúng sẽ được phân thành từng đơn vị riêng lẻ và sản lượng dầu được chia cho nhiều người sở hữu khác nhau. Theo cách đó, dầu có thể được khai thác với mức có thể kiểm soát khi ứng dụng tốt các kỹ thuật hiện nay. Việc làm này giúp duy trì áp suất của mỏ và giúp quá trình khai thác thuận lợi.

Khi Doherty nói về "sự bảo đảm" của các mỏ dầu là ngụ ý nói đến những hoạt động sản xuất được kiểm soát nhằm bảo đảm nguồn dầu mỏ khổng lồ hoặc ít nhất là có thể khuyến khích việc tiêu thụ dầu có hiệu quả hơn. Nhưng "sự bảo đảm" của Doherty sẽ được thực hiện bằng cách nào? Bằng những lập luận này, Doherty gây sửng sốt cho tất cả những người trong ngành dầu. Ông lập luận, chính quyền liên bang sẽ phải trở thành một lực lượng đầu tàu, hoặc khuyến khích sự hợp tác trong ngành này.

Vào những năm 1920, chỉ một số ít người có cùng quan điểm với Doherty và ông đã bị nhiều người công kích, thậm chí xỉ nhục đầy ác ý. Một số người chỉ trích nói rằng ông đã lấy số liệu thực tế từ cuốn World Almanac (Niên giám thế giới). Nhiều người trong ngành dầu mỏ nghi ngờ những thông tin giá trị của ông về công nghệ sản xuất và coi lời kêu gọi sự can thiệp của chính quyền liên bang là một sự phản bội trong ngành dầu. Các công ty lớn hơn sẽ sẵn sàng chấp nhận sự hợp tác tự nguyện và tự điều tiết để duy trì sản xuất nhưng chỉ có thế mà thôi. Nhiều công ty độc lập không muốn đơn vị hóa các mỏ dầu và chịu sự kiểm soát, bất kể có tự nguyện hay không. Họ muốn có cơ hội trở nên giàu có. Doherty đã phản công. Ông luôn có ‎ý kiến tại các cuộc họp và các hội nghị. Ông viết những lá thư rất dài bày tỏ quan điểm của mình và ông là một "cái kim nhọn sắc sảo" đối với các nhà kinh doanh dầu mỏ khác. Ông luôn tìm mọi cơ hội thể hiện các quan điểm của mình. Đã ba lần ông đề xuất ý kiến lên Ban giám đốc Viện dầu mỏ Mỹ xem xét, nhưng đều bị phớt lờ.

Bị ngăn cản tại một cuộc họp của Viện dầu mỏ Mỹ khi trình bày những ý tưởng của mình, Doherty đã thuê hội trường để trình bày với bất cứ ai muốn nghe. Những người khác bắt đầu gọi ông là "người đàn ông điên rồ". Về phần mình, ông tuyên bố rằng "người kinh doanh dầu mỏ là những người man rợ khoác comple". Sau tất cả những nỗ lực, ông tìm thấy một người quan tâm đến những ý tưởng của mình, đó chính là Tổng thống Calvin Coolidge.

Tháng 8 năm 1924, Doherty viết một bức thư dài cho tổng thống: "Nếu một ngày nào đó công chúng nhận thức được rằng khi nhắc tới dầu mỏ thì chúng ta là một quốc gia đang trong tình trạng vỡ nợ và khi đó sẽ là quá muộn để bảo vệ cung dầu mỏ bằng các biện pháp bảo tồn. Tôi chắc chắn rằng họ sẽ đổ lỗi không chỉ cho những người kinh doanh trong ngành dầu mỏ mà còn cả nhà chức trách mà đáng lẽ cần thực hiện các biện pháp nhằm bảo tồn nguồn cung dầu mỏ. Sự thiếu hụt dầu mỏ không chỉ là một cuộc chiến nghiêm trọng bất lợi cho chúng ta mà còn lôi kéo người khác".

Khi Coolidge giành thắng lợi trong cuộc bầu cử năm 1924 và khi vụ xì-căng-đan Teapot Dome kịp lắng xuống, ông đã có thể quan tâm đến dầu mỏ. Đáp lại những lập luận của Henry Doherty, ông thành lập Cơ quan bảo tồn dầu mỏ Liên bang để xem xét cụ thể những điều kiện của ngành dầu. Dựa vào ý tưởng của Doherty, tổng thống giải thích rằng, các phương pháp sản xuất lãng phí không hiệu quả sẽ tạo ra các nguy cơ đe dọa vị thế công nghiệp, chính trị và an ninh của nước Mỹ. "Ưu thế của một quốc gia được khẳng định bởi việc sở hữu các nguồn dầu mỏ cũng như các sản phẩm của nó", Coolidge tuyên bố. Cơ quan bảo tồn dầu mỏ Liên bang khuyến khích những nghiên cứu về đặc điểm thể chất của sản xuất dầu mỏ, đến lượt mình, cho vay ngày càng nhiều để hỗ trợ những quan điểm của Doherty.

Trong khi Viện dầu mỏ Mỹ tuyên bố rằng, sự lãng phí trong ngành dầu không đáng kể, thì cơ quan bảo tồn dầu mỏ Liên bang cho rằng khí thiên nhiên "cũng là một thứ hàng hóa có giá trị thương mại", vì trên thực tế, khí thiên nhiên tạo ra áp suất dưới lòng đất để đẩy dầu lên bề mặt. Việc đốt bỏ khí thiên nhiên khi quá trình sản xuất hỗn loạn chính là đã làm mất áp suất cần thiết đó, và vì vậy, một lượng lớn dầu mỏ không được khai thác sẽ vĩnh viễn nằm dưới lòng đất. Khi đầu tư vào công tác nghiên cứu, một số chuyên gia bắt đầu ngả về phía Doherty. William Farish, Chủ tịch Humble, nhà sản xuất lớn nhất ở bang Texas, từng bác bỏ những ý tưởng của Doherty năm 1925 và năm 1928, ông ta cảm ơn Doherty vì ông này đã khiến ngành dầu thấy được những ưu điểm của "các phương pháp sản xuất tốt hơn". Farish trở thành người ủng hộ mạnh mẽ việc giảm thiểu các đơn vị trực tiếp khai thác và vận hành mỏ.

Trong bối cảnh thay đổi của nửa sau thập kỷ, ông quyết định tập trung vào việc hạ thấp chi phí sản xuất. Giảm thiểu các đơn vị trực tiếp khai thác và vận hành mỏ là một trong những biện pháp tốt nhất để bảo tồn nguồn dầu mỏ vì cần ít giếng dầu hơn thông số áp suất mỏ là chính xác hơn trong quá trình khai thác. Henry Doherty có những kinh nghiệm kỹ thuật nổi trội so với các đồng nghiệp về quy trình công nghệ bơm dầu từ dưới vỉa lên trên mặt đất cũng như quy trình công nghệ khai thác như thế nào sẽ bảo đảm khai thác tối đa mà không phá hủy các nguồn dự trữ. Tuy nhiên, ông lại không tập trung vào việc khai phá các mỏ dầu mới. Ông nhấn mạnh trong bức thư gửi Coolidge năm 1924 rằng sắp xảy ra tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng. Tuy nhiên, nhiều người có quan điểm khác với những đánh giá đầy thất vọng của Doherty về triển vọng của ngành dầu mỏ ở Mỹ.

Năm 1925 J. Howard Pew của Công ty Sun Oil là người phản đối quyết liệt việc chính phủ can thiệp vào ngành dầu mỏ, ông nhận xét mỉa mai: Nguồn nitơ trong đất trồng sẽ biến mất, dự trữ gỗ sẽ cạn kiệt và những dòng sông trên thế giới sẽ thay đổi dòng chảy trước khi nguồn dự trữ dầu cạn kiệt. "Cha tôi là một trong những người tiên phong trong ngành dầu mỏ", Pew nhấn mạnh: "Từ khi tôi còn bé, đã có những lo ngại về việc thiếu hụt dầu mỏ nhưng đi cùng với các dự báo đó thì nhiều năm tiếp theo, sản lượng khai thác luôn đạt mức cao chưa từng có".

Cơn thủy triều dầu mỏ

Ở điểm này thì Pew, chứ không phải Doherty, đã tiên tri chính xác hơn. Mùa xuân năm 1926, đã có những phát hiện đầu tiên về mỏ dầu Greater Seminole của bang Oklahoma.

Sự cạnh tranh dữ dội đã phát sinh và đánh dấu một trong những bước phát triển nhanh chóng nhất của ngành công nghiệp dầu mỏ mà thế giới từng chứng kiến. Đó là một cuộc cạnh tranh đầy nguy hiểm trong việc khoan dầu, vừa bừa bãi và vừa lãng phí. Một lần nữa, luật sở hữu lại được áp dụng. Sự hỗn loạn mang tính truyền thống và sự rối loạn về giao thông cũng như sự quá tải về cơ sở hạ tầng đã xảy ra ở các thị trấn.

Những đường phố bị tắc nghẽn bởi máy móc thiết bị, những người công nhân, những con bạc, những người chạy hàng, những người say rượu, những kiến trúc bằng gỗ được xây dựng vội vàng, mùi gas tỏa ra ngột ngạt và mùi nồng của dầu đang cháy trong giếng và dưới các hầm mỏ. Giá dầu liên tục giảm do sản lượng liên tục gia tăng nhờ những phát hiện mới. Chỉ 16 tháng sau những phát hiện lớn đầu tiên, hàng loạt những phát hiện lớn vào cuối những năm 1920 như mỏ Yates khổng lồ tạo nên vùng Lòng chảo Permian rộng lớn. Nơi bụi bặm và hoang vắng ở phía tây Texas và New Mexico trở thành một trong những nơi tập trung một lượng lớn dầu mỏ của thế giới.

Một yếu tố khác làm làn sóng dầu mỏ dâng lên đó là công nghệ. Công nghệ không chỉ góp phần làm tăng sản lượng mà còn làm thay đổi nhu cầu tiêu dùng. Công nghệ cracking được áp dụng rộng rãi làm tăng khối lượng xăng có thể sản xuất được từ mỗi thùng dầu. Công nghệ này đã làm giảm nhu cầu về dầu thô. Một thùng dầu được cracking có thể tạo ra lượng xăng nhiều gấp hai thùng dầu thô khi chưa cracking. Khi đó người ta phát hiện ra rằng xăng được cracking trên thực tế được ưa thích hơn xăng của quá trình chưng cất bởi vì nó có chỉ số óctan cao hơn. Do đó, mặc dù nhu cầu xăng tăng lên, song nhu cầu dầu thô không tăng theo cùng tỷ lệ mà làm trầm trọng thêm tình trạng dư thừa dầu thô.

Cuối thập kỷ, những tiên đoán ảm đạm đầu những năm 1920 đã được gột sạch bởi cơn lũ dầu mỏ chảy vô hạn trên trái đất. Người tiêu dùng Mỹ hoàn toàn không thể sử dụng hết dầu mỏ đang được sản xuất. Dầu ngày càng nhiều và phải huy động rất nhiều kho chứa khắp nước Mỹ để chứa một lượng dầu lớn đang và sẽ tiếp tục được bơm lên. Nhưng những người kinh doanh dầu vẫn được định hướng sản xuất ở mức tối đa. Việc sản xuất quá nhiều dẫn đến tình trạng những nguồn tích trữ lớn bị phá hủy, làm giảm khả năng phục hồi. Lượng cung dư thừa khổng lồ đã phá vỡ thị trường, từ đó tạo ra sự sụt giá đột ngột. Tuy nhiên, mỉa mai thay, những phát hiện mới nối tiếp nhau làm tình trạng dư thừa trầm trọng hơn không được dự đoán trước. Dư luận trong ngành dầu bắt đầu sử dụng phương pháp kiểm soát của Henry Doherty − bảo vệ và kiểm soát sản xuất. Vấn đề ở đây không phải là kiểm soát để đối phó với sự thiếu hụt nguồn cung dầu như Henry Doherty đề xuất, mà ngược lại là kiểm soát nguồn dầu mỏ ngày càng tăng và là tác nhân làm rung chuyển mạnh cơ cấu giá. Nhưng ai sẽ kiểm soát sản xuất? Nó được tiến hành tự nguyện hay dưới sự sắp đặt của chính phủ? Bởi chính quyền liên bang hay chính quyền các bang? Những cuộc tranh luận mạnh mẽ tại các công ty đã nổ ra. Với sự ủng hộ kiểm soát tự nguyện của Teagle, Standard bang Jersey triển khai chia tách. Trong khi đó, Farish, người đứng đầu công ty con Humble, cho rằng nên để chính phủ can thiệp.

Năm 1927, Farish viết cho Teagle: "Ngành dầu mỏ không có quyền năng để tự giúp chính mình", "Chúng ta cần chính phủ giúp đỡ và cho phép làm những điều chúng ta không thể làm ngày hôm nay, và có lẽ những điều chính phủ cấm đoán (như sự lãng phí khí thiên nhiên) chính là những điều chúng ta đang làm hôm nay". Khi Teagle gợi ý rằng "những người sành sỏi" trong ngành dầu sẽ phát triển một kế hoạch điều tiết tự nguyện. Farish trả lời mạnh mẽ: "Hiện nay, không ai trong ngành dầu có đủ nhận thức hay hiểu biết đầy đủ về nó để có thể thực hiện kế hoạch này… Tôi đi đến kết luận rằng trong ngành dầu có nhiều cá nhân bị lừa bịp hơn so với bất cứ hoạt động kinh doanh nào khác".

Các nhà sản xuất độc lập nhỏ lại phản đối bất cứ hình thức điều tiết nào của chính phủ. "Không thể để nhà nước can thiệp vào việc vận hành doanh nghiệp của tôi", Tom Slick một người kinh doanh dầu mỏ độc lập lớn tiếng phản đối. Không thỏa mãn với Viện dầu mỏ Mỹ, các nhà sản xuất nhỏ đã thành lập tổ chức của riêng họ và thành lập Hiệp hội dầu mỏ độc lập. Họ đưa ra một chiến dịch với một hình thức can thiệp hoàn toàn khác, đó là đánh thuế dầu nhập khẩu. Mục tiêu chính là nhằm ngăn chặn dầu của Venezuela và các nước khác đang nhập khẩu vào Mỹ. Các nhà sản xuất độc lập cố gắng để khoản thuế đối với dầu mỏ được đưa vào Luật Smoot-Hawley năm 1930. Đạo luật khét tiếng này tăng thuế suất đối với tất cả mọi thứ trừ dầu mỏ. Những người đại diện ở Bờ biển Đông và các nhóm có ảnh hưởng khác như Hiệp hội Ôtô của Mỹ hoàn toàn không muốn giá nhiên liệu và xăng duy trì ở mức cao và họ đề nghị xây dựng hàng rào thuế quan. Hơn nữa, các nhà kinh doanh dầu mỏ độc lập đã bỏ qua những người ủng hộ tiềm năng mà tự mình thực hiện quá trình vận động hành lang ngu ngốc và hoàn toàn thiếu tế nhị. Theo cách nói của một trong những người ủng hộ ở thượng nghị viện, họ "khá ngu ngốc khi viết những bức điện tín và những bức thư". Trong khi vấn đề kiểm soát sản xuất vẫn chưa được giải quyết và vẫn đang trong quá trình tranh luận thì dòng thủy triều dầu mỏ vẫn tiếp tục dâng lên.

Sự cạnh tranh đang nổi lên

Ngay từ những ngày đầu tiên trên những ngọn đồi ở miền tây Pennsylvania, ngành dầu đã phải đối phó với tình trạng mất cân bằng thường xuyên của cung và cầu. Điều này giúp hình thành một xu thế hướng tới sự củng cố và hợp nhất giữa các công ty nhằm bảo đảm và điều tiết cung cầu, giành quyền tiếp cận thị trường, bình ổn giá cả, bảo vệ và tăng lợi nhuận. Sự củng cố có nghĩa là giành được các đối thủ cạnh tranh và các công ty con.

Sự hợp nhất có nghĩa là sự ràng buộc nhau của một số hay tất cả các phân đoạn của ngành, cả thượng nguồn và hạ nguồn, từ quá trình thăm dò, khai thác cho đến quá trình sản xuất, phân phối và bán lẻ. Tờ-rớt Standard Oil vĩ đại giải quyết một cách khôn khéo hợp nhất và hệ thống lại công ty theo cả hai hướng. Nhưng trong môi trường cung và cầu bất ổn của những năm 1920, những chính sách Standard Oil áp dụng rất thành công trong quá khứ cũng được các công ty mới nổi lên áp dụng và họ trở thành các đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ. Đó là nguyên nhân đem lại luồng gió mới cho quá trình cạnh tranh. Các công ty dầu mỏ đang trở thành các thương nhân và lần đầu tiên họ triển khai bán lẻ nhiên liệu ôtô, trực tiếp cung cấp cho những người lái xe ôtô. Các trạm bán xăng có tên hiệu xuất hiện khắp nước Mỹ.

Các cuộc cạnh tranh dầu mỏ không chỉ dừng lại ở thị trường cung và các thị trường ở nước ngoài, mà còn nổ ra trong cuộc cạnh tranh dữ dội trên những đường phố chính ở Mỹ. Và trong những nỗ lực nhằm thu hút người tiêu dùng, ngành dầu của Mỹ đã bắt đầu thực hiện nguyên tắc chung, hiện đại và quen thuộc. Sự tan rã năm 1911 để lại cho Standard Oil của New Jersey một công ty lọc dầu khổng lồ hầu như không có dầu mỏ của riêng nó, khiến nó phụ thuộc rất nhiều vào các công ty khác và do đó dễ bị tổn thương với những ý thích bất chợt của các nhà cung cấp và của thị trường.

Một trong những mục tiêu chiến lược và trọng tâm của Standard Oil của New Jersey là mở rộng và bảo đảm nguồn dầu mỏ cho mình, Walter Teagle đã tìm các nguồn cung trong nước cũng như ở nước ngoài.

Đầu năm 1919, Humble Oil là một nhà sản xuất hàng đầu của Texas rất cần vốn và Jersey đã mua hơn một nửa số cổ phần của Humble. Humble sử dụng hiệu quả và sinh lời số tiền đầu tư của Jersey. Năm 1921, Humble là nhà sản xuất lớn nhất của bang Texas và đóng góp phần quan trọng vào mục tiêu bảo đảm sự tiếp cận nguồn dầu mỏ của Teagle. Công ty lọc dầu Standard của Indiana cũng đã hành động quyết liệt để tự bảo đảm nguồn cung dầu thô cho các cơ sở sản xuất của mình ở Southwest và Wyoming, và do đó bảo đảm việc đầu tư vào hệ thống lọc dầu của Standard. Ngoài ra, Standard còn tiến hành mua Công ty Pan American Petroleum, một trong những công ty hàng đầu ở Mexico. Trong khi đó, các nhà sản xuất dầu thô lớn quyết tâm đầu tư thêm vào hạ nguồn để tự bảo đảm cho các thị trường cũng như chính nhu cầu của họ. Công ty dầu mỏ Ohio, sau này là Marathon, từng là công ty lớn nhất trong các công ty sản xuất của Standard Oil trước khi có sự chia tách năm 1911.

Giờ đây, Công ty dầu mỏ Ohio bắt đầu hoạt động trong lĩnh vực lọc dầu và buôn bán thông qua sự thỏa thuận mua lại và đó là sự chuyển hướng hết sức phù hợp. Trong giai đoạn 1926-1930, sản lượng của công ty tăng gần gấp đôi và công ty đã kiểm soát một nửa vùng mỏ Yates có khả năng sinh lợi cao ở Texas. Mục tiêu tiếp theo của công ty là triển khai tiếp cận trực tiếp các thị trường. Công ty dầu mỏ Phillips do Frank Phillips thành lập. Frank Phillips từng là thợ cắt tóc và người buôn bán trái phiếu, sau này ông đã rất thành công trong các thương vụ kinh doanh dầu mỏ. Ông là chủ ngân hàng và luôn có những dự án làm các nhà đầu tư tin tưởng, các nguồn tiền của ông ở New York, Chicago và các thành phố lớn khác luôn được các nhà đầu tư bỏ thêm vốn. Trong thời gian sa sút của ngành dầu mỏ, ông dự định rời bỏ công việc kinh doanh để bắt đầu dự án xây dựng hệ thống các ngân hàng xuyên suốt Midwest.

Việc Mỹ chính thức tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất đã đẩy giá dầu tăng, và đó là động lực kéo ông quay trở lại ngành dầu mỏ. Giữa những năm 1920, Phillips và anh trai đã xây dựng công ty trở thành một công ty độc lập lớn và cùng liên minh với Công ty Gulf và Texas. Tháng 11 năm 1927, để tạo đầu ra cho lượng cung dầu mỏ ngày càng tăng, Phillips mở công ty lọc dầu đầu tiên ở Texas Panhadle. Cùng tháng đó, công ty cũng mở trạm bảo dưỡng ở Wichita, Kansas. Để bắt đầu hoạt động ở Wichita, các quan chức của công ty đã lập kế hoạch tặng cho người mua hàng phiếu thưởng 10 gallon gas miễn phí, và họ muốn xin ‎ý kiến chỉ đạo của Frank Phillips trước khi tiến hành. Phillips trả lời: "Cứ làm đi và hãy tiến lên, dù sao nó cũng không có giá trị hơn nước. Hãy đem cho tất cả những gì anh muốn". Công ty đã chuyển sang lĩnh vực lọc dầu và buôn bán với tốc độ chóng mặt, thậm chí hơn tốc độ tăng trưởng của các nhà sản xuất dầu thô.

Năm 1930, sau ba năm kể từ ngày mở trạm xăng dầu đầu tiên, Phillips đã xây dựng và thiết lập được 6.750 cửa hàng bán lẻ ở 12 bang. Những áp lực cạnh tranh đã đẩy các công ty khác cũng phải hành động theo và không chỉ dừng lại ở hoạt động bán buôn, họ phải quan tâm hơn đến thị trường bán lẻ bằng cách nỗ lực giành các trạm xăng và các cơ sở kinh doanh của riêng họ. Họ xây dựng các nhà máy lọc dầu để kiểm soát những nguồn cung dầu thô mới. Giờ đây, họ phải chắc chắn rằng họ sẽ có các thị trường và các cửa hàng bán lẻ trực tiếp tới người tiêu dùng. Trong giai đoạn từ năm 1926 đến 1928, Gulf nhanh chóng mở rộng các hoạt động bán lẻ tới các bang ở phía bắc trung tâm. Hai hãng năng động nhất là Công ty Texas và Shell.

Cuối những năm 1920, cả hai công ty đều hoạt động kinh doanh ở tất cả 48 bang. Hơn nữa, các cửa hàng bán lẻ được thành lập phải mở rộng địa bàn để cố gắng bảo đảm khả năng sinh lợi khi các đối thủ cạnh tranh mới xâm lấn các lãnh thổ truyền thống của họ. Tờ-rớt Standard Oil vẫn tiếp tục phủ bóng tối trong một thập kỷ sau vụ chia tách năm 1911. Các công ty thừa kế khác nhau của tờ-rớt này vẫn bị ràng buộc với nhau bởi các hợp đồng, những thói quen, những quan hệ cá nhân, lòng trung thành và những mối quan tâm chung, cũng như các cổ đông có cổ phần chi phối.

Do những mối liên kết lịch sử của các công ty này và nỗ lực chung trong Chiến tranh thế giới thứ hai, họ cùng làm việc với nhau thân thiện. Mỗi công ty lọc dầu thừa kế, chẳng hạn như Standard Oil ở New Jersey, ở New York ở Indiana, và ở Atlantic được xây dựng dựa trên sự phân chia khu vực địa lý cụ thể. Và trong khoảng một thập kỷ, họ tôn trọng biên giới của nhau. Nhưng trong những năm 1920, họ bắt đầu xâm lấn lãnh thổ và thách thức công việc kinh doanh của nhau. Công ty lọc dầu Atlantic đã tiến vào các thị trường chính thức của cả Standard ở New Jersey và New York – theo báo cáo thường niên năm 1924, hành động đó "với lý do bảo vệ, chứ không phải mong muốn". Jersey và các công ty thừa kế ở phía đông khác đã bước vào cuộc chiến quyết liệt về giá với các công ty thừa kế ở giữa miền tây, trong đó có Standard của Indiana.

Ida Minerva Tarbell đã viết: "Có vẻ như Công ty Standard Oil có thể sẽ sụp đổ − sự sụp đổ xảy ra ở bên trong, trong các yếu tố nội tại chứ không phải là các ảnh hưởng khách quan bên ngoài. Theo thông lệ, công ty mẹ xác lập giá dầu thô và việc người họ hàng trẻ hùng mạnh ở phía tây từ chối chấp nhận mức giá đó là điều đã không xảy ra trong 40 năm". Ida Minerva Tarbell nói, đối với những người thường xuyên quan sát quá trình vận hành của thị trường dầu mỏ thì sựphát triển mới này "gần như không thể tin được". Mặc dù nhiều chính trị gia tiếp tục công kích "Tập đoàn Standard Oil", khái niệm về sự kiểm soát hoàn toàn ngày càng trở nên lỗi thời vào giữa những năm 1920. Trên thực tế, các công ty thừa kế đang tự chuyển mình thành các công ty lớn, hoạt động thống nhất. Công ty Texas và Gulf và một vài công ty khác được coi là "các chủ thể độc lập" đang cố gắng chi phối ngành dầu mỏ thay cho một tập đoàn khổng lồ có nhiều công ty rất lớn. Một nghiên cứu năm 1927 của Ủy ban thương mại liên bang cho thấy, "các công ty của Standard sau khi chia tách" đã kiểm soát 45% đầu ra của sản phẩm lọc dầu so với 80% sản phẩm lọc dầu của Công ty Standard Oil hai thập kỷ trước đây.

Những mối quan hệ tốt đẹp giữa các công ty thừa kế Standard Oil đã tan vỡ. Nghiên cứu của Ủy ban thương mại Liên bang còn phát hiện ra: "Không còn sự thống nhất kiểm soát của các công ty này thông qua việc cùng chia sẻ quyền lợi". Đối với câu hỏi có tính chất quyết định và không bao giờ kết thúc về việc kiểm soát giá cả, Ủy ban thương mại Liên bang hoài nghi các Công ty Standard Oil có khả năng thao túng giá cả theo bất cứ phương thức nào. "Những biến động về giá trong các thời kỳ dài hơn thực chất được quyết định bởi các điều kiện liên quan đến cung và cầu… Gần đây, không có bằng chứng nào chứng tỏ rằng sự thông cảm hay sự nhất trí hoặc sự thao túng giữa các công ty dầu mỏ là nguy cơ tăng hay kiểm soát giá các sản phẩm lọc dầu".

"Những kẻ sa lầy đáng ghét"

Sự chia tách của tờ-rớt Standard Oil thành các công ty mới năng động đã tăng cường khả năng cạnh tranh trong cuộc chơi này. Ngoài ra, sự xuất hiện của các công ty mới hình thành dựa trên các mỏ dầu mới phát hiện hoặc sự mở rộng của các công ty trong quá trình lọc và buôn bán dầu đều có những sự ảnh hưởng nhất định. Những bước phát triển này kết hợp với việc đẩy mạnh quá trình hợp nhất đã làm dấy lên làn sóng sáp nhập mạnh mẽ. Động cơ mua lại và hợp nhất của Rockefeller được thực hiện với một nỗ lực không chỉ nhằm giành quyền kiểm soát hoàn toàn mà còn nhằm bảo vệ và cải thiện vị thế cạnh tranh, và đó là những điều không dễ thực hiện. Standard Oil của New York đã mua một công ty sản xuất và lọc dầu lớn ở California và sau đó đã sáp nhập với Công ty Vacuum Oil để thành lập Công ty Socony-Vacuum và phát triển nhãn hiệu Mobil.

Ngoài ra, Standard của California đã giành được một nhà sản xuất lớn khác ở California. Shell nhanh chóng lớn mạnh trong những năm này một phần nhờ mua lại các công ty khác. Nhưng nó vẫn tiếp tục trung thành với một chính sách liên quan đến các nhà đầu tư Mỹ được phản ánh trong phát biểu của Deterding năm 1916: "Tất nhiên, ở bất cứ quốc gia nào, thật khó chịu khi thấy một doanh nghiệp hoạt động tốt mà không được người dân địa phương quan tâm (ngoài những mối quan tâm chính trị"... "Điều đó trái ngược với bản chất của con người, bất kể mối quan tâm có thể được định hướng bằng cách nào, hay nó có thể giành được sự quan tâm trong trái tim của con người nhiều như thế nào và đi cùng với nó là một cảm giác ghen tức đối với một công ty như vậy". Mặc dù hoài nghi nhưng Deterding từ đáy lòng mình nhận thấy bản thân ông vẫn bị cản trở bởi một số khía cạnh của việc kinh doanh sáp nhập và mua lại ở Mỹ. Cụ thể là, các hoạt động của các ngân hàng đầu tư ở Mỹ. "Trong số tất cả những cá nhân quan trọng tôi từng gặp", ông viết cho chủ tịch của một công ty con ở Mỹ của Shell, "các chủ ngân hàng ở Mỹ… hoàn toàn nắm quyền chi phối".

Năm 1924, Shell gần như mua được một công ty sản xuất có tên Belridge. Công ty Belridge nằm trên một vùng mỏ cùng tên có khả năng sinh lợi cao ở gần Bakersfield thuộc California. Công ty này có giá 8 triệu đô-la, nhưng Shell cho rằng giá đó quá cao và bỏ qua vụ làm ăn. Sau 55 năm, năm 1979, cuối cùng, Shell lại mua Belridge với giá 3,6 tỷ đô-la. Đầu những năm 1920, Shell cũng nhận thấy mình bị lôi kéo vào "một loại cảm giác ghen tức" mà Deterding đã cảnh báo trước. Thông qua việc mua lại, Shell đã sở hữu một phần tư Union Oil của California và việc giành được quyền kiểm soát hoàn toàn sẽ làm công ty trở nên hùng mạnh trên đất nước Mỹ. Nhưng các cổ đông California của Union Oil đã phát động phong trào chủ nghĩa yêu nước chống lại "các thành viên bên ngoài California". Họ cố gắng lôi kéo Thượng viện Mỹ, Ủy ban thương mại Liên bang và các quan chức Nội các khác, và liên tục khuyến cáo với tất cả mọi người rằng vụ giao dịch này "đi ngược lại với những lợi ích" của nước Mỹ. Cuối cùng, họ đã buộc Shell bán rẻ cổ phần ở Union, tuy nhiên, sự buồn chán của Shell được xoa dịu phần nào vì trên thực tế nó đã tạo ra thu nhập 50% từ một khoản đầu tư trong hai năm. Công ty Texas và Phillips đang hội bàn về vấn đề sáp nhập, Gulf và Standard Oil của Indiana cũng vậy.

Từ năm 1929 - 1933, Standard Oil của New Jersey và Standard của California đã dành nhiều thời gian thương lượng các điều khoản của một vụ sáp nhập. Để giữ bí mật những cuộc đàm phán và "những bức điện tín", Walter Teagle đã đi đến một điểm hẹn ở Hồ Tahoe trên một chiếc ôtô riêng dưới một cái tên khác. Tuy nhiên, những cuộc đàm phán cuối cùng đã đổ vỡ do lập trường đàm phán cứng rắn của Kenneth Kingsbury, vị chủ tịch Standard của California và các cộng sự. Họ gọi những người ở Jersey là "King Rex" và "những kẻ sa lầy đáng ghét". Một nguyên nhân quan trọng hơn dẫn đến vụ sáp nhập thất bại là hệ thống kế toán của Standard Jersey không thể xác minh được giá trị sổ sách hay khả năng sinh lợi thật sự.

Mặc dù hiểu biết khoa học về sản xuất dầu đã tiến bộ vào cuối những năm 1920, song việc phản đối sự điều tiết trực tiếp của Chính quyền liên bang đang bị lấn át. Nhà tài phiệt dầu mỏ Henry Doherty cho rằng, phần lớn ngành dầu mỏ luôn lên án những ý kiến của ông về vấn đề điều tiết, ông dự đoán: "Ngành dầu đang và sẽ gặp rắc rối trong một thời kỳ dài… Tôi không biết sẽ mất bao lâu, nhưng tôi đánh cược bằng chút danh tiếng cuối cùng của tôi rằng ngày đó sẽ đến khi tất cả những người kinh doanh dầu mỏ đều mong muốn tìm cách xây dựng luật pháp liên bang". Nhưng Doherty đã chán ngấy tranh luận và cuộc tranh luận căng thẳng kéo dài khiến sức khỏe của ông giảm sút.

Ông cho rằng ông đã chịu đựng sự công kích quá đủ rồi và từ giờ trở đi ông sẽ cố gắng đẩy sự công kích sang người khác. "Nếu một người đàn ông từng thực hiện một vụ giao dịch trong một ngành khác bẩn thỉu hơn so với các thương vụ tôi đã thực hiện ở ngành dầu mỏ, thì tôi rất muốn gặp anh ta", ông đã viết như vậy năm 1929. "Tôi thường cầu Chúa giá như tôi chưa bao giờ bước vào ngành kinh doanh dầu mỏ và ước gì tôi chưa bao giờ nỗ lực đưa ra những cải tiến trong kinh doanh dầu mỏ". Không ai quan tâm nhiều đến dự báo của ông về những khó khăn trong tương lai. Vì khi thập kỷ này kết thúc, các công ty khổng lồ đã chủ động dàn xếp để có những vị trí cạnh tranh, những triển vọng ổn định và điều chỉnh cân bằng cung − cầu hợp lý mà không cần chính phủ can thiệp. Nhưng sau đó, tất cả đã tan vỡ.

Thị trường chứng khoán luôn chao đảo và cao trào xảy ra vào tháng 10 năm 1929 đã báo trước một cuộc Đại suy thoái, tình trạng thất nghiệp, nghèo đói diễn ra trên khắp đất nước và chấm dứt giai đoạn tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ. Mùa thu năm 1930, đất nước phải chấp nhận rằng sự sụp đổ của thị trường chứng khoán không chỉ đơn thuần là sự sụp đổ của một thị trường mà còn báo trước một thảm họa kinh tế nói chung. Cũng vào lúc này, một mỏ dầu có trữ lượng lớn nhất trong 48 bang đã được phát hiện. Mỏ Black Giant với trữ lượng có thể đáp ứng phần lớn nhu cầu dầu ở Mỹ. Và dự đoán của Henry Doherty đã đúng.

(Còn tiếp)

Nam Hà (giới thiệu)

Dầu mỏ, Tiền bạc và Quyền lực (Kỳ 6)Dầu mỏ, Tiền bạc và Quyền lực (Kỳ 6)
Dầu mỏ, Tiền bạc và Quyền lực (Kỳ 7)Dầu mỏ, Tiền bạc và Quyền lực (Kỳ 7)
Dầu mỏ, Tiền bạc và Quyền lực (Kỳ 8)Dầu mỏ, Tiền bạc và Quyền lực (Kỳ 8)
Dầu mỏ, Tiền bạc và Quyền lực (Kỳ 9)Dầu mỏ, Tiền bạc và Quyền lực (Kỳ 9)
Dầu mỏ, Tiền bạc và Quyền lực (Kỳ 10)Dầu mỏ, Tiền bạc và Quyền lực (Kỳ 10)
Dầu mỏ, Tiền bạc và Quyền lực (Kỳ 11)Dầu mỏ, Tiền bạc và Quyền lực (Kỳ 11)

DMCA.com Protection Status