Điều gì đang chi phối thị trường dầu khí?

09:45 | 04/11/2022

9,147 lượt xem
Theo dõi Petrovietnam trên
|
(PetroTimes) - Vào hôm 3/11, giá dầu thô đã chững lại trong bối cảnh đầy phức tạp: Nguồn cung trở nên thắt chặt do quyết định cắt giảm sản lượng của OPEC+, lệnh cấm vận dầu thô Nga của EU, lo ngại về tình trạng nhu cầu gia tăng khi giá khí đốt leo thang một lần nữa.
Điều gì đang chi phối thị trường dầu khí?

Phiên sáng 3/11 (Giờ Việt Nam), giá dầu WTI giảm 0,99 USD/thùng, tương ứng 1,10% xuống mức 89,01 USD/thùng; Dầu Brent giảm 0,81 USD/thùng, tương ứng 0,84% xuống mức 95,35 USD/thùng.

Kết thúc phiên hôm qua, giá dầu WTI kỳ hạn tháng 12 trên sở NYMEX chạm ngưỡng 90 USD/thùng sau khi tăng 1,84%, trong khi Brent kỳ hạn tháng 1 trên sở ICE cũng tăng khá mạnh 1,6% lên mức 96,16 USD/thùng.

Ông Stephen Brennock - nhà phân tích tại công ty kinh doanh dầu khí PVM Energy (Anh) cho biết: “Nguồn cung đang chịu ảnh hưởng bởi quyết định cắt giảm của OPEC+ và lệnh cấm nhập khẩu dầu thô sắp tới của EU”.

Hơn nữa, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và Đồng minh (OPEC+) đã cắt giảm 2 triệu thùng/ngày khỏi hạn ngạch sản xuất trong tháng 11, chỉ 1 tháng trước khi lệnh cấm vận dầu mỏ đi vào hiệu lực.

Mặt khác, về mặt nhu cầu, ông Stephen Brennock nhắc lại: “Những cơ quan năng lượng lớn đều đã hạ dự báo tiêu thụ khi chứng kiến nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại. Nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu đang bao phủ thị trường dầu mỏ như một chiếc bóng, khiến giá vàng đen luôn dao động”.

Mặt khác, khí tự nhiên đã tăng trở lại. Hiện nay, giá giao dịch đạt mức 122,92 euro/MWh tại sàn TTF của Hà Lan.

Ông Ole Hvalbye thuộc tổ chức nghiên cứu Seb Research (Thụy Điển) cảnh báo: “Tuy giá đã giảm đáng kể trong hai tháng qua, thị trường khí đốt tự nhiên ở châu Âu vẫn đang rất căng thẳng. Tình trạng đầy kho trữ đang che mắt thị trường”.

Chưa kể, tuy nhiệt độ ấm hơn bình thường đang góp phần làm giảm nhu cầu tiêu thụ, nhất là trong việc sưởi ấm, châu Âu vẫn phải chuẩn bị cho khả năng mùa đông trở lạnh hơn.

Ngoài ra, ông Ole Hvalbye đưa một cảnh báo khác: “Những căng thẳng địa chính trị liên quan đến Nga đang ở mức rất cao. Moscow có thể sẽ tấn công vào những cơ sở hạ tầng năng lượng quan trọng của Ukraine trong mùa đông”. Ông cũng đề cập đến khả năng Nga sẽ cắt luôn nguồn năng lượng hiện còn vận chuyển đến châu Âu một khi mùa đông trở lạnh hơn.

Theo đó, vào sáng 31/10, Nga đã phát động nhiều cuộc tấn công lớn nhằm vào cơ sở hạ tầng của Ukraine, khiến 350.000 hộ gia đình ở Kyiv bị mất điện tạm thời.

Theo các nhà chức trách Ukraine, vào tháng trước, những cuộc tấn công của Nga cũng đã phá hủy khoảng 1/3 công suất điện được chuẩn bị cho mùa đông này. Hiện Ukraine đang tiếp tục thúc giục người dân tiết kiệm năng lượng càng nhiều càng tốt.

Giá dầu hôm nay 4/11 giảm khi đồng USD mạnh lênGiá dầu hôm nay 4/11 giảm khi đồng USD mạnh lên
Các nước vùng Vịnh sẽ kiếm được 1.000 tỷ USD từ dầu mỏ?Các nước vùng Vịnh sẽ kiếm được 1.000 tỷ USD từ dầu mỏ?
Dự báo mới nhất về giá dầu từ nay đến năm 2023Dự báo mới nhất về giá dầu từ nay đến năm 2023

Ngọc Duyên

AFP

DMCA.com Protection Status