0222-picture1

[E Magazine] Nâng cấp, mở rộng NMLD Dung Quất: Chiến lược mang tính cấp thiết

Trên thế giới, việc mở rộng một NMLD là gần như bắt buộc, kể cả ở những nước có nền công nghiệp lọc hóa dầu phát triển như Nga, Nhật, Mỹ. Giai đoạn 1 là xây dựng một nhà máy cơ sở, sau đó vận hành và đánh giá, từ đó có giai đoạn 2 nâng cấp, mở rộng. Bên cạnh đó, việc tiêu thụ và giá xăng dầu thay đổi liên tục nên phải tính toán lại, nâng cấp, tối ưu hóa để nâng cao hiệu quả của các NMLD.

Trở lại câu chuyện của NMLD Dung Quất. Ở giai đoạn 1, nhà máy được thiết kế để chế biến nguồn dầu thô mỏ Bạch Hổ. Ngay từ thiết kế ban đầu, nhà máy đã được định hướng đến giai đoạn 3 là lọc được các loại dầu “chua”, hiệu quả hơn so với dầu thô mỏ Bạch Hổ. Dầu thô mỏ Bạch Hổ dễ lọc, gọi là “dầu ngọt”, vì chứa ít lưu huỳnh, tác hại mài mòn các chi tiết của nhà máy rất thấp. Bạch Hổ là mỏ dầu lớn nhất trên thềm lục địa Việt Nam. Các chuyên gia ước tính trữ lượng của mỏ khoảng 300 triệu tấn, được khai thác thương mại từ giữa năm 1986. Sau hơn 30 năm khai thác, sản lượng dầu thô mỏ Bạch Hổ đang giảm mạnh. Theo tính toán, chỉ khoảng 5 năm nữa, dầu Bạch Hổ sẽ không còn đủ đáp ứng được nhu cầu đầu vào của NMLD Dung Quất.

[E Magazine] Nâng cấp, mở rộng NMLD Dung Quất: Chiến lược mang tính cấp thiết

Nâng cấp, mở rộng NMLD Dung Quất là để đa dạng hóa đầu vào, nhà máy có đủ năng lực chế biến các loại dầu “chua” nhập khẩu với giá rẻ hơn dầu “ngọt” của mỏ Bạch Hổ, nhưng cho ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế. Thời gian qua, Công ty CP Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR - doanh nghiệp quản lý, vận hành NMLD Dung Quất) đã tích cực tìm kiếm, thử nghiệm, để đa dạng hóa nguồn dầu đầu vào cho NMLD Dung Quất và đã thu được nhiều kết quả tích cực. Đến tháng 9-2019, BSR xác định được 67 loại dầu thô tiềm năng có thể phối trộn với dầu thô mỏ Bạch Hổ, trong đó có 9 loại dầu Việt Nam và 58 loại dầu nhập khẩu. Trên thực tế, nhà máy đã chế biến được 19 loại dầu thô khác nhau ngoài dầu thô mỏ Bạch Hổ.

[E Magazine] Nâng cấp, mở rộng NMLD Dung Quất: Chiến lược mang tính cấp thiết

Chính vì vậy, nâng cấp, mở rộng NMLD Dung Quất là chiến lược mang tính cấp thiết. Dự án nâng cấp, mở rộng NMLD Dung Quất, nâng công suất từ 6,5 triệu tấn lên 8,5 triệu tấn/năm, tương đương 192.000 thùng dầu/ngày, đã được Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất cấp giấy chứng nhận đầu tư ngày 24-12-2014.

[E Magazine] Nâng cấp, mở rộng NMLD Dung Quất: Chiến lược mang tính cấp thiết

Theo sự chỉ đạo của Chính phủ và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, BSR đã thành lập Ban Quản lý Dự án nâng cấp, mở rộng NMLD Dung Quất (DQRE). Đến thời điểm hiện tại, thiết kế FEED (thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật tổng thể) và dự toán xây dựng đã hoàn thành và được Đại hội đồng cổ đông BSR phê duyệt.

Gói thầu EPC (thiết kế - mua sắm - xây dựng) đã được mở thầu vào ngày 7-10-2020 với 2 liên danh nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu. Từ ngày 8-10-2020, tổ chuyên gia bắt đầu đánh giá và chấm thầu, dự kiến thời gian hoàn thành là 30 ngày.

Công tác thu xếp vốn, đấu thầu gói thầu tư vấn thu xếp tài chính đã hoàn thành và đã ký kết hợp đồng trong tháng 6-2020. Nhà thầu tư vấn sẽ hoàn thành phương án tài chính cho dự án vào tháng thứ 6 của hợp đồng và dự kiến triển khai ký hợp đồng vay vốn vào tháng thứ 14 của hợp đồng (8-2021).

[E Magazine] Nâng cấp, mở rộng NMLD Dung Quất: Chiến lược mang tính cấp thiết

Công tác giải phóng mặt bằng đã cơ bản hoàn thành. Ngày 12-6-2020, Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp Quảng Ngãi thay mặt cho UBND tỉnh Quảng Ngãi đã ký Biên bản bàn giao phần diện tích 1.018.316,0 m2 đất trong tổng số 108,2 ha mặt bằng cho BSR.

Theo kế hoạch, đầu tháng 2-2021, công tác san lấp mặt bằng bắt đầu triển khai và sẽ hoàn thành vào đầu quý IV/2021.

Trong quá trình triển khai các công việc, DQRE gặp nhiều khó khăn, thách thức. Việc lựa chọn nhà thầu EPC không thuận lợi do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Gói thầu EPC là gói thầu lớn, phức tạp nên tiềm ẩn nhiều rủi ro trượt tiến độ. Nhà thầu cần gia hạn thêm thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu để đạt được các cam kết về thu xếp vốn...

[E Magazine] Nâng cấp, mở rộng NMLD Dung Quất: Chiến lược mang tính cấp thiết

Với việc không có bảo lãnh của Chính phủ cho các khoản vay, các tổ chức tín dụng có biện pháp phòng vệ bằng cách rút ngắn thời hạn, giảm khối lượng cho vay, tăng lãi suất, làm giảm tính khả thi của việc thu xếp vốn, kéo dài thời gian triển khai dự án. Hiện tại, thời hạn trả nợ tối đa chỉ ở mức 10 năm khi không có bảo lãnh của Chính phủ.

[E Magazine] Nâng cấp, mở rộng NMLD Dung Quất: Chiến lược mang tính cấp thiết

Ông Nghiêm Đức Dương, Trưởng ban Quản lý Dự án nâng cấp, mở rộng NMLD Dung Quất, cho biết: Hiện tại, tiến độ của dự án đang bị chậm và nhiều vấn đề phát sinh, đặc biệt là về tài chính. BSR đang nỗ lực kiểm soát tiến độ các công việc chính để dự án không bị chậm thêm, đồng thời xem xét, tối ưu hóa các bước thực hiện công việc trong thời gian tới. BSR đang thúc đẩy, giám sát tiến độ triển khai hợp đồng tư vấn thu xếp tài chính chặt chẽ để bảo đảm tiến độ các mốc thu xếp tài chính cho dự án.

[E Magazine] Nâng cấp, mở rộng NMLD Dung Quất: Chiến lược mang tính cấp thiết

Mặt khác, BSR tiến hành đàm phán, thương thảo hợp đồng với nhà thầu EPC để rút ngắn tiến độ triển khai hợp đồng, tối ưu hóa thời gian xử lý công việc, nhằm đạt được các điều kiện để hợp đồng EPC có hiệu lực và triển khai trong thời gian sớm nhất có thể.

“Chúng tôi đang nỗ lực tăng cường nguồn lực nhân sự cho dự án. BSR đã kiện toàn nhân sự một số vị trí chủ chốt của Ban Quản lý dự án, thời gian tới sẽ tiếp tục tăng cường nhân sự có kinh nghiệm cho các bộ phận của Ban Quản lý dự án. Bên cạnh đó, BSR huy động nhân sự có kinh nghiệm tham gia tổ chuyên gia đánh giá hồ sơ đấu thầu, thương thảo hợp đồng của các gói thầu... để bảo đảm tiến độ các bước công việc trong đấu thầu, đặc biệt là đối với gói thầu EPC” - ông Nghiêm Đức Dương nhấn mạnh.

Bên cạnh các khó khăn, thách thức đó, dự án cũng có những cơ hội lớn. Đó là xu hướng sử dụng nhiên liệu ngày càng sạch hơn để bảo vệ môi trường và lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải của Chính phủ sẽ là động lực mạnh mẽ thúc đẩy triển khai dự án. Dự án sẽ giúp BSR giữ vững và duy trì năng lực cạnh tranh trên thị trường, tăng năng lực sản xuất sản phẩm xăng dầu trong nước, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Quảng Ngãi và khu vực miền Trung.

[E Magazine] Nâng cấp, mở rộng NMLD Dung Quất: Chiến lược mang tính cấp thiết

Nội dung: Thanh Hiếu

Thiết kế: Duy Tiến

[E-Magazine] Bảo dưỡng “chòm sao lớn”[E-Magazine] Bảo dưỡng “chòm sao lớn”
[E-Magazine] PV GAS dẫn dắt ngành công nghiệp khí Việt Nam[E-Magazine] PV GAS dẫn dắt ngành công nghiệp khí Việt Nam
[E-Magazine] Petrovietnam: Điểm sáng trong “khủng hoảng kép”[E-Magazine] Petrovietnam: Điểm sáng trong “khủng hoảng kép”