Giá dầu hôm nay 2/1/2022: Động lực suy yếu, giá dầu có tuần giảm mạnh

08:13 | 02/01/2022

11,973 lượt xem
Theo dõi Petrovietnam trên
|
(PetroTimes) - Giá khí đốt lao dốc, nhu cầu tiêu thụ yếu khi các nước châu Á chuẩn bị bước vào kỳ nghỉ lễ cuối năm kéo dài là những tác nhân khiến giá dầu hôm nay chốt tuần giao dịch với xu hướng giảm mạnh.

Ngay trong phiên giao dịch đầu tuần, thị trường dầu thô đã ghi nhận một loạt các thông tin không mấy lạc quan làm gia tăng các lo ngại về triển vọng tiêu thụ dầu thô.

Giá dầu hôm nay 2/1/2022: Động lực suy yếu, giá dầu có tuần giảm mạnh
Ảnh minh hoạ
Giá vàng hôm nay 2/1/2022 khởi đầu năm mới tăng giá mạnhGiá vàng hôm nay 2/1/2022 khởi đầu năm mới tăng giá mạnh

Cụ thể, giá khí đốt trên sàn TTF của Hà Lan đã bất ngờ lao dốc khi thị trường bước vào kỳ nghỉ lễ Giáng sinh. Giá khí đốt lao dốc sau thông tin ít nhất 10 tàu chở khí đốt đến châu Á thay đổi hành trình giữa đường để cung cấp hàng cho châu Âu, nơi sẵn sàng trả một khoản phí chênh lệch lớn trong bối cảnh nguồn cung eo hẹp và giá lập đỉnh mới.

Nhiều nguồn tin cũng cho biết hiện đang có 20 tùa khác đang vượt Đại Tây Dương nhưng không công bố điểm đến cuối cùng. Các tàu này chở khí đốt của Mỹ đến châu Âu được cho là giải quyết tạm thời nhu cầu cầu năng lượng ở châu Âu.

Trong khi nhu cầu tiêu thụ dầu suy yếu, giá dầu còn chịu sức ép giảm giá với khả năng nguồn cung tăng khi các cuộc đàm phán hạt nhân được nối lại.

Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 27/12, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 2/2022 đứng ở mức 73,31 USD/thùng, giảm 0,48 USD/thùng trong phiên, trong khi giá dầu Brent giao tháng 2/2022 đứng ở mức 76,38 USD/thùng, giảm 0,47 USD/thùng trong phiên.

Tuy nhiên, khi những yếu tố trên bị lấn át bởi triển vọng phục hồi kinh tế toàn cầu, đặc biệt khi mà những lo ngại về biến thể Omicron dần được gạt bỏ, giá dầu thô đã liên tiếp tăng giá mạnh.

Lo ngại về dịch bệnh Covid-19 với sự xuất hiện của biến thể Omicron tiếp tục hạ nhiệt khi các nghiên cứu cũng như kết quả thực tế cho thấy biến thể này không gây nguy hiểm như các biến thể đã xuất hiện trước đó. Các loại vắc-xin hiện đang có trên thị trường cũng được khẳng định có tác dụng với biến thể này.

Mặc dù tốc độ lây lan dịch bệnh đang diễn ra khá nhanh nhưng nhiều quốc gia đã tuyên bố sẽ không đóng cửa nền kinh tế, hoặc mở rộng các biện pháp phòng chống dịch bệnh cũng như hoạt động đi lại.

Nguồn cung khí đốt từ Mỹ sang châu Âu trên các tàu chở khí đốt đã giúp hạ nhiệt giá khí đốt ở lục địa già nhưng có vẻ như là không đủ và chỉ là câu chuyện trước mắt, trong ngắn hạn.

Nguy cơ về một cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu là rất lớn khi Nga hạn chế các nguồn cung cấp. Triển vọng cải thiện tình trạng này cũng hết sức u ám khi trong diễn biến mới nhất, Đức cho biết đường ống dẫn dầu Nord Stream 2 của Nga sẽ không được thông qua vào nửa đầu năm 2022. Điều này có nghĩa châu Ấu vẫn sẽ phải đối diện với tình trạng thiếu hụt nguồn cung lớn cho đến ít nhất là hè 2022.

Áp lực nguồn cung khí đốt ở châu Âu càng trở lên khó khăn hơn khi tình hình căng thẳng giữa Nga – Ukraine tiếp tục gia tăng có thể kéo theo các biện pháp trừng phạt kinh tế của Mỹ nhắm vào Nga.

Và khi các hầm chứa khí đốt cạn kiệt do nhu cầu khí đốt dùng cho sưởi ấm trong mùa đông tăng cao, một cuộc khủng hoảng, thiếu hút năng lượng trầm trọng có thể sẽ xảy ra. Giá khí đốt sẽ tiếp tục tăng cao và điều này sẽ là động lực lớn thúc đẩy giá dầu đi lên.

Triển vọng kinh tế 2022 cũng được hỗ trợ tích cực bởi các nước đang tập trung đẩy mạnh tiêm các mũi vắc-xin Covid-19 tăng cường cho người dân, qua đó càng làm giảm các nguy cơ về dịch bệnh, tăng cơ hội mở cửa trở lại, khai thông các nút thắt về chuỗi cung ứng, sản xuất, tiêu dùng toàn cầu...

Giá dầu còn được thúc đẩy bởi các nhu cầu đi lại, sản xuất hàng hoá phục vụ mua sắm của người dân tại nhiều quốc gia châu Á, trong đó có Trung Quốc và Ấn Độ, khi các nước này bước vào mùa lễ hội cuối năm.

Đà tăng của giá dầu tiếp tục được củng cố khi thông tin dự trữ dầu thô của Mỹ giảm được phát đi và đồng USD mất giá mạnh.

Cụ thể, theo số liệu vừa được Viện Xăng dầu Mỹ (API) công bố, dự trữ dầu thô của Mỹ trong tuần kết thúc vào ngày 24/12 đã giảm 3,1 triệu thùng. Lượng xăng dự trữ được ghi nhận giảm 319.000 thùng, trong khi các sản phẩm chưng cất dự trữ đã giảm 716.000 thùng.

Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 30/12, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 2/2022 đứng ở mức 76,56 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent giao tháng 2/2022 đứng ở mức 79,30 USD/thùng.

Tuy nhiên, trong phiên giao dịch cuối tuần, khi những kỳ vọng về nhu cầu tiêu thụ dầu sụt giảm mạnh sau thông tin Trung Quốc siết mạnh hạn ngạch nhập khẩu dầu trong đợt đầu tiên của năm 2022 và OPEC+ không có ý định thay đổi kế hoạch sản lượng, giá dầu đã giảm mạnh.

Trung Quốc, quốc gia nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, đã cắt giảm hạn ngạch nhập khẩu dầu đợt đầu tiên năm 2022 đối với hầu hết các nhà máy lọc dầu độc lập khoảng 11% so với hạn ngạch cùng kỳ 2020.

Những lo ngại về biến thể Omicron đã hạ nhiệt, không còn là nguy cơ quá lớn đối với triển vọng phục hồi kinh tế toàn cầu năm 2022. Tuy nhiên, để hạ chế mức độ ảnh hưởng của dịch bệnh, nhiều quốc gia châu Á vẫn đang áp dụng nhiều biện pháp hạn chế đi lại, tổ chức các lễ hội... điều này được dự báo sẽ tác động tiêu cực đến nhu cầu dầu.

OPEC+ dự kiến sẽ nhóm họp vào ngày 4/1/2022 để xem xét kế hoạch sản lượng thời gian tới, và theo các thông tin được phát đi trên thị trường thì nhiều khả năng OPEC+ sẽ tiếp tục tăng sản lượng thêm 400.000 thùng/ngày trong tháng 2/2022.

Tại cuộc họp mới nhất diễn ra vào ngày 2/12, bất chấp những lo ngại về biến thể Omicron và nhiều nước xả kho dự trữ dầu thô, OPEC+ vẫn quyết định duy trì kế hoạch tăng 400.000 thùng/ngày trong tháng 1/2022.

Áp lực giảm giá đối với dầu thô càng gia tăng khi Saudi Arabia được cho sẽ thực hiện một đợt giảm giá mạnh đối với các khách hàng châu Á vào tháng 2/2022.

Theo nhiều nguồn tin trên thị trường, sau khi giảm giá dầu bán cho các nước Trung Đông, Ả Rập Xê Út có thể thiết lập các đợt giảm giá mạnh đối với khách hàng châu Á vào tháng 2 năm 2022. Riyadh dự kiến ​​sẽ giảm giá bán chính thức (OSP) sau khi đã tăng giá với với tất cả các loại dầu giao vào tháng Giêng 2022.

Mức giảm dự kiến ​​sẽ nhiều hơn một đô la trong tháng 2/2022 so với tháng 1/2022. Việc này sẽ đưa giá trở lại mức thấp nhất trong vòng ba tháng qua. Riyadh hiện đang chờ đợi cuộc họp OPEC+ tiếp theo dự kiến ​​vào ngày 4 tháng 1 năm 2022 để thiết lập chiến lược của mình.

Giá khí đốt lao dốc mạnh cũng là tác nhân khiến giá dầu thô lao dốc mạnh. Cụ thể, Giá khí đốt giao tháng 2 tại trung tâm TTF ở Hà Lan giảm xuống còn 796 USD / 1.000 mét khối tương đương 68 euro / MWh, thấp hơn nhiều mức kỷ lục hơn 2.000 USD / 1.000 mét khối được ghi nhận vào ngày 21/12/2021.

Khép tuần giao dịch, giá dầu ngày 2/1/2021 ghi nhận giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 2/2022 trên sàn New York Mercantile Exchanghe đứng ở mức 75,45 USD/thùng, giảm 1,54 USD/thùng trong phiên, trong khi giá dầu Brent giao tháng 3/2022 đứng ở mức 77,68 USD/thùng, giảm 1,85 USD/thùng trong phiên.

Với những diễn biến trong 2 phiên giao dịch cuối tuần, giá dầu thế giới trong tuần giao dịch từ ngày 3/1/2022 và có thể cả tháng 1/2022 được dự báo sẽ rất khó khăn khi mà nguồn cung dầu tiếp tục gia tăng và bài toán khí đốt ở châu Âu được cải thiện.

Hà Lê

VPI tổng kết công tác năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022VPI tổng kết công tác năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022
Petrovietnam tổ chức Tọa đàm Petrovietnam tổ chức Tọa đàm "Covid-19 và lạm phát, nguy cơ, thách thức của năm 2022"
Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Mạnh Hùng trúng cử Ban Chấp hành VCCI khóa VIITổng Giám đốc Petrovietnam Lê Mạnh Hùng trúng cử Ban Chấp hành VCCI khóa VII
Petrovietnam – 8 dấu ấn năm 2021Petrovietnam – 8 dấu ấn năm 2021
Triển khai đồng bộ, hiệu quả, để văn hoá Petrovietnam thấm sâu, lan toả tới từng người lao độngTriển khai đồng bộ, hiệu quả, để văn hoá Petrovietnam thấm sâu, lan toả tới từng người lao động
Petrovietnam mừng công hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu sản xuất năm 2021Petrovietnam mừng công hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu sản xuất năm 2021
Petrovietnam ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới: Chủ động thích ứng, sẵn sàng tâm thế cho giai đoạn phát triển mớiPetrovietnam ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới: Chủ động thích ứng, sẵn sàng tâm thế cho giai đoạn phát triển mới

DMCA.com Protection Status