Giá xăng dầu hôm nay (20/6): Dầu ổn định giá, nguồn cung dần phục hồi

10:21 | 20/06/2023

9,071 lượt xem
Theo dõi Petrovietnam trên
|
(PetroTimes) - Giá xăng dầu hôm nay (20/6) đi ngang trước quyết định cắt giảm lãi suất cơ bản của Trung Quốc để thúc đẩy đà phục hồi kinh tế đang chậm lại. Nga dự kiến sẽ tăng xuất khẩu dầu diesel và gasoil bằng đường biển trong tháng này, vượt xa các khoản cắt giảm trước đó của OPEC.
Ảnh minh hoạ
Ảnh minh họa

Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 20/6/2023, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchange, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 9/2023 ở mức 71,16 USD/thùng, giảm 0,88 USD trong phiên và giảm 0,12 USD/thùng so với cùng thời điểm ngày 19/6.

Trong khi giá dầu Brent giao tháng 9/2023 đứng ở mức 75,76 USD/thùng giảm 0,82 USD trong phiên và giảm 0,06 USD/thùng so với cùng thời điểm ngày 19/6.

Giá xăng dầu hôm nay (20/6) đi ngang trước quyết định cắt giảm lãi suất cơ bản của Trung Quốc để thúc đẩy đà phục hồi kinh tế đang chậm lại.

Chính phủ Trung Quốc đã họp vào tuần trước để thảo luận về các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng trong nền kinh tế và một số ngân hàng lớn đã cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2023 trong bối cảnh lo ngại đà phục hồi sau Covid đang chững lại.

Theo khảo sát của Reuters, Trung Quốc sẽ cắt giảm lãi suất cho vay cơ bản sau khi Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cắt giảm các khoản vay chính sách trung hạn giữa tuần trước, lần giảm lãi suất đầu tiên trong 10 tháng.

Khảo sát cũng cho thấy dữ liệu kinh tế của Trung Quốc trong lĩnh vực bán lẻ và nhà máy đang gặp khó khăn trong việc duy trì đà tăng trưởng.

ANZ Research cho biết: “Sự hoài nghi đối với các biện pháp kích thích của Trung Quốc đã ảnh hưởng đến tâm lý của các nhà đầu tư và thị trường nhiên liệu. Bên cạnh đó, thị trường cũng thiếu định hướng khi Mỹ đóng cửa, khiến thanh khoản giảm".

Jorge Leon, Phó chủ tịch cấp cao của Rystad Energy nhận định, nền kinh tế toàn cầu có phục hồi hay không phần lớn sẽ phụ thuộc vào hiệu suất kinh tế của Trung Quốc trong nửa cuối năm nay và hiệu quả của các biện pháp được công bố gần đây của nước này, cũng như khả năng của Mỹ và châu Âu trong việc tránh suy thoái kinh tế trong bối cảnh lãi suất tăng.

Hai nhà hoạch định chính sách tại Ngân hàng Trung ương châu Âu đã lập luận về việc tăng lãi suất nhiều hơn trong bối cảnh rủi ro lạm phát cao hơn. Các thị trường cũng đang chờ phát biểu từ Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell vào cuối tuần để có thêm dữ kiện dự báo về lãi suất trong tương lai.

Các chuyên gia cho rằng, lãi suất cao hơn sẽ làm giảm nhu cầu chi tiêu và có thể làm giảm nhu cầu dầu mỏ.

Về phía cung, xuất khẩu dầu thô và sản lượng dầu của Iran đã đạt mức cao mới vào năm 2023 bất chấp lệnh trừng phạt của Mỹ.

Nga dự kiến sẽ tăng xuất khẩu dầu diesel và gasoil bằng đường biển trong tháng này, vượt xa các khoản cắt giảm trước đó của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh, bao gồm cả chính Moscow.

Các nhà phân tích của JPMorgan cho biết: “Nguồn cung đã phục hồi và bất ngờ tăng từ một số nguồn như: Mỹ, các nước khác ngoài OPEC, trong OPEC+ (Nigeria, Iran, Venezuela)”.

Các nhà phân tích nhận định, việc cắt giảm sản lượng dầu của OPEC+ là không đủ để cân bằng cung và cầu toàn cầu ngay cả khi chúng được gia hạn đến năm 2024.

Tại thị trường trong nước, giá xăng dầu hôm nay được niêm yết phổ biến như sau: Giá xăng E5 RON 92 không cao hơn 20.878 đồng/lít; giá xăng RON 95-III không cao hơn 22.015 đồng/lít; giá dầu diesel 0.05S không cao hơn 18.028 đồng/lít; giá dầu hỏa không cao hơn 17.823 đồng/lít; giá dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 14.719 đồng/kg.

Giá xăng dầu hôm nay (18/6): Kết thúc tuần tăng giáGiá xăng dầu hôm nay (18/6): Kết thúc tuần tăng giá
Giá xăng dầu hôm nay (19/6): Giảm trong phiên giao dịch đầu tuầnGiá xăng dầu hôm nay (19/6): Giảm trong phiên giao dịch đầu tuần
Giá xăng dầu hôm nay (16/6): Dầu thô tìm thấy động lực phục hồiGiá xăng dầu hôm nay (16/6): Dầu thô tìm thấy động lực phục hồi
Giá xăng dầu hôm nay (17/6): Dầu thô tiếp đà tăng giáGiá xăng dầu hôm nay (17/6): Dầu thô tiếp đà tăng giá

Minh Đức

DMCA.com Protection Status