Giá xăng dầu hôm nay 9/3/2022 lại tăng chóng mặt, dầu Brent lên đỉnh 13 năm

08:43 | 09/03/2022

5,572 lượt xem
Theo dõi Petrovietnam trên
|
(PetroTimes) - Lo ngại quyết định cấm nhập khẩu dầu từ Nga của Mỹ sẽ tạo “hiệu ứng domino” khi các nước có bước đi tương tự, làm trầm trọng hơn tình trạng thiếu hụt nguồn cung trên thị trường đã đẩy giá xăng dầu hôm nay tăng vọt.

Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 9/3/2022, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 4/2022 đứng ở mức 125,62 USD/thùng, tăng 1,92 USD/thùng trong phiên. Tuy nhiên, nếu so với cùng thời điểm ngày 8/3, giá dầu WTI giao tháng 4/2022 đã tăng khoảng 5 USD/thùng.

Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 5/2022 đứng ở mức 129,60 USD/thùng, tăng 1,62 USD/thùng trong phiên và đã tăng khoảng 5,1 USD/thùng so với cùng thời điểm ngày 8/3.

Giá xăng dầu hôm nay 9/3/2022 lại tăng chóng mặt, dầu Brent lên đỉnh 13 năm
Ảnh minh hoạ
Giá vàng hôm nay 9/3/2022: Rủi ro gia tăng, vàng phi mãGiá vàng hôm nay 9/3/2022: Rủi ro gia tăng, vàng phi mã

Giá dầu ngày 9/3 lại tăng vọt sau khi thị trường dầu thô ghi nhận thông tin Mỹ quyết định cấm nhập khẩu dầu thô từ Nga.

Giới phân tích cho rằng, mặc dù không phải nước nhập khẩu lớn dầu thô của Nga nhưng quyết định trên của Mỹ có thể kéo theo các quyết định tương tự từ phía các nước đồng minh của nước này. Điều này có nghĩa các nhà nước nhập khẩu dầu thô sẽ buộc phải tìm kiếm các nguồn cung khác thay thế, qua đó làm trầm trọng hơn tình trạng thiếu hụt nguồn cung vốn đang diễn ra trên thị trường nhiều tháng qua.

Theo các dữ liệu thống kê được công bố, hiện Nga đang xuất khẩu khoảng 5 triệu thùng dầu/ngày. Nếu các lệnh trừng phạt được áp đặt, dầu thô của Nga không thể xuất khẩu thì có nghĩa thị trường sẽ thiếu hụt thêm 5 triệu thùng/ngày và buộc phải đi tìm kiếm các nguồn cung khác thay thế.

Nhìn lại thị trường mấy tháng qua thì có 3 nguồn cung có thể được bổ sung để hạ nhiệt tình trạng thiếu hụt ngày. Đó là dầu mỏ từ Iran, Venezuela, OPEC+ và từ các kho dự trữ dầu chiến lược. Tuy nhiên, rõ ràng, dù là trông vào nguồn cung nào thì nó vẫn cần thời gian hoặc chỉ là trong ngắn hạn.

Ví như việc đưa dầu từ Iran và Venezuela trở lại thị trường thì Mỹ cũng phải tổ chức các cuộc đàm phán bởi hiện cả 2 nước này đều đang chịu lệnh trừng phạt cấm xuất khẩu dầu của Mỹ.

Hay như OPEC+, từ nhiều tháng nay, OPEC+ đã thực hiện kế hoạch tăng sản lượng khai thác 400.000 thùng/ngày mỗi tháng theo thoả thuận đã đạt được vào tháng 4/2021 của nhóm. Nhưng thực tế từ nhiều tháng qua cho thấy, OPEC+ chưa khi nào đạt được mức tăng sản lượng như kỳ vọng bởi không ít nước thành viên của nhóm đang gặp khó khăn trong việc tăng sản lượng, đáp ứng hạn ngạch được phân bổ.

Các tính toán cũng cho thấy, nếu các nhà sản xuất lớn của OPEC+ tăng tối đa sản lượng khai thác thì cũng chỉ giải quyết được khoảng 2 triệu thùng/ngày phần sản lượng thiệu hụt từ Nga.

Còn với việc sử dụng các kho dự trữ dầu chiến lược thì đó cũng chỉ là bài toán trong ngắn hạng. Con số 60 triệu thùng dầu từ các kho dự trữ dầu chiến lược mà Mỹ và một số nước tiêu thụ dầu lớn thực hiện cũng chỉ duy trì được 30 ngày nếu như mỗi ngày với kịch bản các nước này bổ sung 2 triệu thùng/ngày vào thị trường.

Giá dầu hôm nay tăng mạnh còn do thị trường lo ngại Nga sẽ sớm có các hành động đáp trả nhắm vào thị trường khi đốt châu Âu khi Nga hiện đang cung cấp khoảng 45% nhu cầu khí đốt của khu vực này. Điều này nếu xảy ra có thể đẩy giá khí đốt tiếp tục tăng cao và đẩy các nền kinh tế châu Âu trước nguy cơ một cuộc khủng hoảng năng lượng quy mô lớn.

Trong phát biểu mới nhất trên truyền hình nhà nước, Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cảnh báo giá dầu có thể lên mức 300 USD/thùng nếu Mỹ và Liên minh châu Âu cấp nhập khẩu dầu tư Nga.

"Có một điều hoàn toàn rõ ràng là hành động từ chối dầu của Nga sẽ dẫn đến hậu quả thảm khốc cho thị trường toàn cầu. Giá cả gia tăng sẽ không thể dự báo trước. Đó có thể là 300 USD/thùng, thậm chí hơn”, Phó Thủ tướng Nga phát biểu.

Theo ông Novak, Nga có "toàn quyền" cấm vận dòng khí đốt chuyển tải qua tuyến đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 1 như một phản ứng tiềm tàng đối với những cáo buộc vô căn cứ chống lại Moscow liên quan cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu.

Động lực tăng giá của dầu thô còn đến từ đồng USD suy yếu khi nhiều nhà đầu tư hoài nghi về khả năng thực hiện kế hoạch tăng lãi suất của Fed.

Tại thị trường trong nước, hiện giá xăng dầu hôm nay được niêm yết phổ biến trên thị trường như sau: Giá xăng E5 RON 92 không cao hơn 25.532 đồng/lít; giá xăng RON 95 không cao hơn 26.287 đồng/lít; giá dầu diesel 0.05S không cao hơn 20.801 đồng/lít; giá dầu hỏa không cao hơn 19.509 đồng/lít; giá dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 17.932 đồng/kg.

Hà Lê

Giá dầu sẽ lên tới 200 USD/thùng nếu dầu Nga bị cấmGiá dầu sẽ lên tới 200 USD/thùng nếu dầu Nga bị cấm
Chứng khoán Mỹ giảm sâu trước mối lo mớiChứng khoán Mỹ giảm sâu trước mối lo mới
"Chứng trường" căng thẳng "tra tấn" tâm lý nhà đầu tư
Chứng khoán Mỹ mất 600 điểm, giá dầu tăng vọt khi chiến sự Ukraine vẫn nóngChứng khoán Mỹ mất 600 điểm, giá dầu tăng vọt khi chiến sự Ukraine vẫn nóng

DMCA.com Protection Status