Giải pháp cứu cánh cho nông dân khi nông sản rớt giá

18:26 | 23/07/2019

817 lượt xem
Theo dõi Petrovietnam trên
|
(PetroTimes) - Trong những tháng đầu năm 2019, tình hình sản xuất nông nghiệp hết sức khó khăn do dịch bệnh, sâu hại, khí hậu không thuận lợi, đặc biệt giá cả nông sản xuống thấp khiến nông dân “điêu đứng”… Bối cảnh đó buộc các cơ quan quản lý nông nghiệp cùng người nông dân phải tính đến các giải pháp cứu cánh, trong đó việc cân nhắc lựa chọn sản phẩm phân bón chất lượng, giá cả hợp lý để đảm bảo hiệu quả canh tác.    
giai phap cuu canh cho nong dan khi nong san rot giaNPK Cà Mau: Thách thức và cơ hội
giai phap cuu canh cho nong dan khi nong san rot giaGS. Võ Tòng Xuân: Tái cơ cấu nông nghiệp cần gắn với đầu ra nông sản
giai phap cuu canh cho nong dan khi nong san rot giaNPK Cà Mau: Bón ít nhưng hiệu quả

Nông sản rớt giá thê thảm

Xuất khẩu gạo của Việt Nam những tháng đầu năm 2019 gặp nhiều bất lợi. 5 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu 2,76 triệu tấn gạo với tổng giá trị 1,18 tỉ USD, giảm lần lượt 6,3% về khối lượng và 20,4% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Giá xuất khẩu gạo cũng giảm rất mạnh khi trung bình chỉ còn 427,5 USD/tấn, tức giảm tới gần 77 USD/tấn so với cùng kỳ.

Xuất khẩu gạo ảm đạm đang tạo ra áp lực lớn trong tiêu thụ lúa. Vụ Hè thu năm 2019, nông dân các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) sản xuất khoảng 1,6 triệu hecta lúa. Hiện nay, các tỉnh Đồng Tháp, Long An, An Giang, Bạc Liêu… đã thu hoạch xong vụ Hè thu, nhưng năng suất không cao, cộng với giá lúa giảm, tiêu thụ khó khăn khiến nông dân lâm vào cảnh khốn khó.

giai phap cuu canh cho nong dan khi nong san rot gia
Nhân viên thị trường Đạm Cà Mau hướng dẫn kỹ thuật bón phân trên cây lúa cho nông dân

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, lúa tươi loại thường đang được thương lái thu mua chỉ ở mức 3.900 – 4.000 đồng/kg, lúa tươi hạt dài khoảng 4.300 – 5.000 đồng/kg… giảm khoảng 800 – 1.000 đồng/kg so với cùng kỳ. Với tình hình trên nông dân lãi rất thấp chỉ khoảng 5 – 7 triệu đồng/hecta. Riêng những hộ canh tác năng suất thấp thì chỉ hòa vốn, thậm chí bị thua lỗ.

Anh Nguyễn Văn Tài, ngụ xã Thới Tân, huyện Thới Lai, TP Cần Thơ chia sẻ, giá lúa hiện nay chỉ quanh mức 4.000 đồng/kg. Cùng với giá lúa giảm, năm nay sâu bệnh xuất hiện nhiều khiến chi phí phun xịt thuốc tăng cao, do đó nông dân lãi rất thấp, chỉ vài triệu đồng/hecta mà ròng rã công chăm bón cả 3 tháng trời.

Dọc lên khu vực Đông Nam bộ, miền Trung – Tây Nguyên giá thu mua hồ tiêu, cao su, cà phê… đều rất “bi đát”, nông dân thu không bù đắp nổi chi phí đầu tư, lâm vào cảnh thua lỗ.

Mủ cao su một thời được xem là “vàng trắng” thì liên tiếp trong 3 năm qua cũng rớt giá thê thảm và hiện vẫn đang ở mức thấp. Nhiều hộ gia đình bỏ không khai thác do không tìm được nhân công giá rẻ, trong khi đó nếu thuê nhân công giá cao, tiền thu hoạch không bù được chi phí bỏ ra.

Tại Lâm Đồng hiện nay, giá cà phê Robusta nhân chỉ ở mức 29.000 đồng/kg, thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây. Năm ngoái, giá cà phê nhân mặc dù không cao nhưng cũng ở mức từ 35.000-38.000 đồng/kg. Với mức giá xuống thấp kỷ lục như năm nay, các hộ trồng cà phê đều thua lỗ nặng hàng chục triệu đồng/hecta.

Cùng tình trạng trên, trong những năm gần đây giá hồ tiêu sụt giảm không phanh. Những tháng đầu năm 2019 giá hồ tiêu cũng xuống mức thấp kỷ lục, hiện nay giá chỉ dao động từ 45.000 - 50.000 đồng/kg, trong khi năm ngoái giá trung bình trên 60.000 đồng/kg. Không những vậy, hiện nay còn xảy ra hiện tượng cây tiêu chết hàng loạt tại các tỉnh Tây Nguyên. Theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, từ năm 2015 đến nay nguồn cung hồ tiêu trên thế giới tăng từ 8%-10%, trong khi nhu cầu tiêu thụ chỉ tăng 2%, dẫn tới cung vượt cầu, giá tiêu lao dốc.

Giảm giá thành sản xuất – Tăng cường chuỗi liên kết

Các ngành chức năng đã nói nhiều đến giải pháp tổ chức lại sản xuất theo hướng “dồn điền, đổi thửa” liên kết các hộ nông dân, góp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tư liệu sản xuất, thành lập hợp tác xã, công ty dịch vụ nông nghiệp theo hướng chuyên nghiệp, gắn sản xuất với thị trường. Giải pháp này cho phép cơ giới hoá mạnh mẽ trong sản xuất, tiết kiệm thời gian, chi phí lao động, giảm các chi phí đầu tư ban đầu và nâng cao khả năng tiếp cận thị trường. Về phía Nhà nước cần tiếp tục đầu tư hạ tầng nông thôn nhằm hỗ trợ gián tiếp hoạt động sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi dần sang ngành nghề phi nông nghiệp, đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, cung cấp thông tin thành tựu khoa học kỹ thuật, thông tin thị trường trong nước và quốc tế cho nông dân để chủ động thông tin và có hướng sản xuất hợp lý.

giai phap cuu canh cho nong dan khi nong san rot gia
Bộ sản phẩm NPK với nhiều công thức phổ biến trên các loại cây trồng

Phân bón cải thiện hiệu suất

Tình hình đầu ra nông sản ảm đạm dẫn đến sự tái đầu tư của nông dân cho sản xuất cũng giảm đi nhiều. Với giá lúa xuống thấp như hiện nay, tại vùng ĐBSCL khá nhiều nông hộ đã bỏ vụ 3, giảm dần diện tích canh tác vì lợi nhuận từ canh tác đã giảm sâu so với chi phí đầu vào họ bỏ ra. Nếu tiếp tục bám vườn, bám ruộng không cách nào khác buộc nông dân cân nhắc thật kỹ trong việc lựa chọn phân bón để canh tác.

Theo đánh giá của Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, hiệu quả sử dụng phân bón ở nước ta rất thấp, chỉ dưới 50%, tức một nửa lượng phân bón bị mất đi khi cây trồng chưa kịp sử dụng, nguyên nhân chủ yếu do thời tiết, quá trình rửa trôi, bốc hơi… và cộng thêm kỹ thuật bón không đúng cách, không cân đối của nông dân.

Trong cơ cấu chi phí sản xuất lúa gạo hiện nay của Việt Nam thì chi phí phân bón chiếm tỷ trọng lớn nhất trong chi phí vật tư nông nghiệp đầu vào (gần 50% giá vật tư đầu vào trong trồng trọt). Gánh nặng vẫn đè lên vai người nông dân khi giá bán các loại nông sản đang thấp hoặc ngang bằng với giá thành sản xuất trong khi giá các loại phân bón hầu như giữ nguyên mức giá bán ngay từ đầu năm.

Dạo quanh khu vực từ ĐBSCL (thủ phủ của lúa và cây ăn trái) đến miền Trung - Tây Nguyên (thủ phủ của các loại cây công nghiệp có giá trị) rất nhiều mô hình hay được nhân rộng, trong đó có kinh nghiệm trong sử dụng phân bón được nông dân giỏi truyền tai nhau. Bộ sản phẩm Đạm Cà Mau thời gian qua đã chứng minh độ tin cậy bởi tính hiệu quả và tiết kiệm. Với công nghệ bảo vệ đạm kép nhờ phủ lớp Agrho N Dual protect, đạm xanh N46.Plus Cà Mau giúp giảm thất thoát đạm tối đa và tiết kiệm lên tới 30% lượng phân bón so với urê thông thường.

Theo chuyên gia nông nghiệp – Tiến sỹ Mai Thành Phụng, N46.Plus của Đạm Cà Mau giúp giảm thất thoát đạm tối đa, gia tăng hiệu quả khi sử dụng, giúp tiết kiệm 20-30% lượng phân bón so với urê thông thường, cho lá xanh bền, giúp cây sinh trưởng, phát triển mạnh, góp phần tăng năng suất cây trồng 5-10%. Sản phẩm còn chứa phụ gia sinh học thân thiện với môi trường.

Song song với N46.Plus Cà Mau, NPK Cà Mau cũng đang dần chiếm được cảm tình của nông dân các khu vực bằng những kết quả trình diễn khả quan. Sản phẩm NPK Cà Mau một hạt, một màu, giàu TE được sản xuất trên công nghệ hiện đại nhất châu Âu với ưu điểm mỗi hạt phân chứa đầy đủ các thành phần đa lượng nên cung cấp lượng dinh dưỡng cho cây trồng một cách đồng đều và cân đối, không gây ra sự mất cân đối cục bộ hoặc thiếu hụt nhất thời, bảo đảm cho sự phát triển của cây trồng. Ngoài ra, NPK Cà Mau còn giúp tăng sức đề kháng cho cây để chống chọi với thời tiết khắc nghiệt, giúp cây giữ được sự ổn định trong quá trình phát triển và còn góp phần cải thiện độ phì nhiêu của đất, giúp bà con nông dân dễ canh tác, nâng cao năng suất cây trồng và giá trị nông sản.

Như vậy có thể thấy, ngoài việc trông chờ vào các giải pháp từ các cấp có thẩm quyền, bà con nông dân hoàn toàn có thể cải thiện hiệu quả sản xuất bằng việc lựa chọn và sử dụng các loại sản phẩm phân bón có những đặc tính tiết kiệm chi phí để gia tăng sức cạnh tranh cho chính các loại nông sản do mình làm ra.

Mai Phương

DMCA.com Protection Status