Giới đầu tư dầu khí đang đặt cược vào điều gì?

18:10 | 02/04/2024

74,508 lượt xem
Theo dõi Petrovietnam trên
|
(PetroTimes) - Giá dầu tăng vào hôm thứ Hai, nối tiếp đà tăng trưởng gần đây do dự đoán về sụt giảm nguồn cung, với nguyên nhân là các biện pháp cắt giảm sản lượng của OPEC+, các cuộc tấn công nhằm vào nhà máy lọc dầu Nga và dữ liệu khai thác tích cực của Trung Quốc cho thấy triển vọng nhu cầu sẽ cải thiện.
Giới đầu tư dầu khí đang đặt cược vào điều gì?
Thị trường giao dịch Mỹ. Ảnh AP

Vào lúc 3:31 sáng hôm thứ Hai, giá dầu Brent tăng 29 xu, tương đương 0,3%, thành 87,29 USD/thùng sau khi tăng 2,4% trong tuần trước. Bên cạnh đó, giá dầu thô WTI của Mỹ ở mức 83,48 USD/thùng, tăng 31 xu, tương đương 0,4%, sau khi tăng 3,2% trong tuần trước.

Khối lượng giao dịch dự kiến sẽ thấp vào thứ Hai do nhiều quốc gia đóng cửa nghỉ lễ Phục sinh.

Cả hai chỉ số dầu quan trọng kết thúc tháng 3 với mức tăng, đánh dấu tháng tăng thứ ba liên tiếp. Giá dầu Brent duy trì trên 85 USD/thùng kể từ giữa tháng trước. Nguyên nhân là do Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh, được gọi là OPEC+, đã cam kết kéo dài việc cắt giảm sản lượng cho đến cuối tháng 6. Việc này có thể sẽ làm thắt chặt nguồn cung dầu thô trong mùa hè ở Bắc bán cầu.

Phó Thủ tướng Nga, ông Alexander Novak tuyên bố vào hôm thứ Sáu rằng các công ty dầu khí của nước này sẽ tập trung vào việc giảm sản lượng thay vì xuất khẩu trong quý 2, nhằm mục đích chia sẻ công bằng việc cắt giảm sản lượng với các quốc gia thành viên OPEC+ khác.

Các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Ukraine đã khiến một số nhà máy lọc dầu của Nga ngừng hoạt động, dự kiến sẽ làm giảm xuất khẩu nhiên liệu của nước này.

Những nhà phân tích của Energy Aspects nhận định trong một báo cáo: “Rủi ro địa chính trị đối với nguồn cung dầu thô và nguyên liệu nặng đang gia tăng, cộng với nhu cầu mạnh mẽ trong quý 2”.

Theo công ty tư vấn, gần 1 triệu thùng/ngày bị ngừng hoạt động do các cuộc tấn công, ảnh hưởng đến xuất khẩu nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh cao của Nga sang các nhà máy lọc dầu Trung Quốc và Ấn Độ, theo một công ty tư vấn.

Ở Châu Âu, nhu cầu dầu tăng cao hơn dự kiến, tăng 100.000 thùng/ngày so với cùng kỳ năm ngoái vào tháng 2, theo các nhà phân tích của Goldman Sachs. Trước đó, họ dự báo nhu cầu sẽ giảm 200.000 thùng/ngày trong năm 2024.

Cũng theo các nhà phân tích, sự tăng trưởng chậm lại về nguồn cung ở Mỹ và khả năng kéo dài việc cắt giảm sản lượng của OPEC+ đến năm 2024 đã vượt qua rủi ro giảm giá do nhu cầu yếu kém dai dẳng ở Trung Quốc.

Theo dữ liệu được công bố bởi Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA) vào hôm thứ Sáu, sản lượng dầu thô của Mỹ, quốc gia khai thác lớn nhất thế giới, đã giảm 6% trong tháng 1 so với mức kỷ lục của tháng 12 do ảnh hưởng của thời tiết lạnh.

Các nhà phân tích cho biết: “Chúng tôi đánh giá rằng những rủi ro đối với dự báo về giá dầu Brent đạt trung bình 83 USD/thùng vào quý 4 năm 2024 đang có xu hướng tăng nhẹ”.

Một yếu tố tích cực khác đối với giá dầu là hoạt động khai thác của Trung Quốc đã tăng lần đầu tiên sau 6 tháng vào tháng 3 năm nay, theo một cuộc khảo sát chính thức được công bố vào chủ nhật. Điều này cho thấy sự gia tăng nhu cầu dầu mỏ từ quốc gia nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, mặc dù cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực bất động sản vẫn đang kìm hãm nền kinh tế.

Các nhà đầu tư cũng đang xem xét dữ liệu kinh tế Mỹ để tìm kiếm dấu hiệu cho thấy khi nào Cục Dự trữ Liên bang sẽ giảm lãi suất trong năm nay, điều này sẽ hỗ trợ nền kinh tế toàn cầu và nhu cầu dầu mỏ.

Thống nhất tháo gỡ những vướng mắc, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho đầu tư dầu khíThống nhất tháo gỡ những vướng mắc, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho đầu tư dầu khí
Đánh thức tiềm năng đầu tư dầu khíĐánh thức tiềm năng đầu tư dầu khí
Không đầu tư vào dầu khí sẽ là “con đường đến địa ngục của nước Mỹ”Không đầu tư vào dầu khí sẽ là “con đường đến địa ngục của nước Mỹ”

Nh.Thạch

AFP

Mobile Version DMCA.com Protection Status