Khung pháp lý hoạt động dầu khí của UAE (Kỳ VII)

08:43 | 05/01/2022

4,276 lượt xem
Theo dõi Petrovietnam trên
|
(PetroTimes) - Tuy không có “một mô hình mẫu” song gần đây các hợp đồng tô nhượng/thỏa thuận dầu khí ở Abu Dhabi đã có các cấu trúc tương tự nhau, nội dung cụ thể như sau:

(i) Thay mặt cho Tiểu Vương quốc, Hội đồng Tối cao cấp phép tô nhượng cho các công ty dầu khí quốc tế (IOC) hoặc công ty dầu khí quốc gia (NOC) với tổng cộng tỷ lệ dành cho các công ty quốc tế không vượt quá 40%, và Công ty Dầu mỏ quốc gia Abu Dhabi (ADNOC) nắm giữ đa số. Trong các hợp đồng tô nhượng gần đây, ADNOC có quyền lựa chọn giữ 60% vốn trong giai đoạn khai thác của tô nhượng.

Khung pháp lý hoạt động dầu khí của UAE (Kỳ VII)
Một trung tâm điều hành tại Trụ sở chính của ADNOC tại thủ đô Abu Dhabi. Ảnh: Satish Kumar/Reuters.

(ii) Hợp đồng tô nhượng quy định rằng các công ty dầu mỏ tham gia tô nhượng được quyền nâng tỷ lệ tham gia của họ đối với dầu thô được sản xuất từ tô ​​nhượng trong thời hạn cấp phép của tô nhượng và sẽ được xuất khẩu dầu thô đó từ UAE.

(iii) ADNOC và các chủ sở hữu quyền tô nhượng khác ký một thỏa thuận liên doanh, theo đó họ thỏa thuận cùng khai thác tô nhượng và đưa ra các cấu trúc quản trị mà các bên đều nhất trí. Các tô nhượng gần đây áp dụng các thỏa thuận liên doanh.

(iv) ADNOC và các chủ sở hữu quyền tô nhượng khác chỉ định một công ty điều hành thay mặt họ để vận hành tô nhượng trên cơ sở phi lợi nhuận. Công ty điều hành thường là một công ty được thành lập cho mục đích này bằng một sắc lệnh của Nhà cầm quyền Abu Dhabi, và công ty điều hành được miễn trừ khỏi Luật Liên bang UAE số 2/2015 về Công ty Thương mại Liên bang UAE.

Khung pháp lý hoạt động dầu khí của UAE (Kỳ VII)
Ngày 11/3/2018, ADNOC đã trao cho ENI 10% cổ phần tô nhượng ngoài khơi Umm Shaif và Nasr và 5% cổ phần tô nhượng ngoài khơi Lower Zakum, hợp đồng trong 40 năm, trị giá 875 triệu USD và đây là lần đầu tiên ENI được cấp phép tô nhượng dầu khí thượng nguồn tại UAE. Ảnh: Meed.com.

Ban đầu, mỗi khu vực tô nhượng được điều hành bởi một công ty hoạt động riêng biệt, thuộc sở hữu của các chủ sở hữu tô nhượng vì các lợi ích liên quan của họ. Tuy nhiên, trong một số tô nhượng gần đây hơn, Hội đồng Tối cao và ADNOC đã tìm cách hợp lực các hoạt động và tập trung chi phí hiệu quả hơn bằng cách để một công ty điều hành hoạt động ở nhiều tô nhượng.

(v) Các công ty dầu khí quốc tế nhất trí tối đa hóa việc chuyển giao công nghệ cho ADNOC và công ty điều hành theo thỏa thuận công nghệ tổng thể và cung cấp sự hỗ trợ cho họ theo các thỏa thuận cung ứng nhân lực.

(vi) IOC đồng ý hỗ trợ các tổ chức dầu khí khác của Abu Dhabi, cụ thể như Viện Dầu khí, Viện Masdar, và hỗ trợ đào tạo công dân UAE.

Hội đồng Tối cao mong muốn rằng pháp nhân, thành viên tham gia các hợp đồng tô nhượng, là công ty mẹ của tập đoàn hoặc công ty mẹ đảm bảo việc thực hiện các nghĩa vụ của pháp nhân có liên quan. (Còn tiếp)

Thanh Bình

DMCA.com Protection Status