Kỳ họp thứ I Hội đồng Khoa học Công nghệ PVN nhiệm kỳ 2020 - 2022

13:33 | 04/11/2021

3,789 lượt xem
Theo dõi Petrovietnam trên
|
(PetroTimes) - Ngày 03/11/2021, Hội đồng Khoa học Công nghệ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nhiệm kỳ 2020 - 2022 đã tổ chức Kỳ họp lần thứ I theo hình thức trực tuyến. Tham dự Kỳ họp có ông Hoàng Quốc Vượng - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV PVN; ông Lê Mạnh Hùng - Tổng giám đốc PVN; các đồng chí Thành viên HĐTV, Phó Tổng giám đốc PVN; Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên Hội đồng Khoa học Công nghệ PVN và đại diện các đơn vị thành viên.

Tại chương trình nghị sự Kỳ họp này, Hội đồng đã tập trung thảo luận 4 chuyên đề trọng tâm gồm: (i) “Định hướng và giải pháp phát triển các lĩnh vực của PVN do tác động và ảnh hưởng kép của đại dịch Covid-19 và xu thế chuyển dịch năng lượng”; (ii) “Cơ chế khuyến khích phát triển khai thác các mỏ nhỏ dầu và khí hiện nay”; (iii) “Chuyển đổi số trong hoạt động tìm kiếm thăm dò dầu khí” và (iv) “Đề xuất các nội dung cụ thể thực hiện chương trình nghiên cứu, phát triển sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, phân phối và sử dụng hiệu quả hydro”.

Kỳ họp thứ I Hội đồng Khoa học Công nghệ PVN nhiệm kỳ 2020 - 2022
Các đại biểu tham dự hội nghị tại các điểm cầu.

Trên cơ sở phân tích tác động kép của đại dịch Covid-19 và xu hướng chuyển dịch năng lượng trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, TS. Nguyễn Anh Đức - Viện trưởng Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) đề xuất giải pháp phát triển các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của PVN. Trong đó, cần tập trung phát triển bền vững lĩnh vực E&P thông qua tận khai thác dầu, thăm dò/mua mỏ, phát triển chuỗi giá trị khí; đẩy mạnh đầu tư các lĩnh vực phù hợp xu thế phát thải ít carbon và thay đổi mô hình kinh doanh, gia tăng mức độ “dẻo dai”.

Trình bày về “Cơ chế khuyến khích phát triển khai thác các mỏ nhỏ dầu và khí hiện nay”, Ban Khai thác Dầu khí PVN đã cung cấp thông tin về trữ lượng và tiềm năng dầu khí của Việt Nam; tổng kết thực hiện chính sách ưu đãi đầu tư trong công tác thăm dò khai thác; ảnh hưởng của chuyển dịch năng lượng đến lĩnh vực dầu khí. Trên cơ sở đó, Ban Khai thác Dầu khí PVN nghiên cứu và đề xuất cơ chế ưu đãi đầu tư vào lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò và phát triển khai thác dầu khí để chuyển tiềm năng thành trữ lượng và sau đó thành sản lượng khai thác nhằm tận thu nguồn tài nguyên dầu khí trong giai đoạn đầu của xu hướng chuyển dịch năng lượng.

Kỳ họp thứ I Hội đồng Khoa học Công nghệ PVN nhiệm kỳ 2020 - 2022
TS. Nguyễn Anh Đức - Viện trưởng Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) tham luận tại Hội nghị

Về chuyển đổi số trong hoạt động E&P, TS. Trịnh Xuân Cường - Trưởng Ban Tìm kiếm Thăm dò Dầu khí PVN nhận định sự phát triển của công nghệ thông tin và yêu cầu về gia tăng trữ lượng dầu khí là sức ép lớn đòi hỏi khối E&P phải có sự thay đổi đột phá và tận dụng được thế mạnh về kỹ thuật, hạ tầng và trữ lượng dầu khí đã có để làm cơ sở phát triển trong tương lai. Hệ thống cơ sở dữ liệu E&P đang được triển khai cùng công tác chuyển đổi số của PVN được thiết kế theo theo 2 giai đoạn đảm bảo khả thi, tính ứng dụng và an toàn cao, tránh rủi ro và tiếp cận được các công nghệ tốt nhất cũng như đảm bảo sự chủ động trong mọi tình huống, cho phép quản lý tổng thể các dự án tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí, rút gọn thời gian lựa chọn, ra quyết định và nâng cao hiệu quả đầu tư.

Cũng tại Kỳ họp, TS. Nguyễn Hữu Lương - Chuyên gia VPI đã phân tích tình hình phát triển hydro trên thế giới, các vấn đề hydro đối với PVN như tác động của phát triển hydro, quan điểm phát triển, lợi thế và những thách thức khi phát triển hydro, từ đó đề xuất chương trình nghiên cứu, phát triển, sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, phân phối và sử dụng hiệu quả hydro.

Phát biểu kết luận tại Kỳ họp thứ I, TS. Lê Xuân Huyên - Phó Tổng giám đốc PVN, Chủ tịch Hội đồng Khoa học Công nghệ PVN cho biết thế giới đã và đang trải qua giai đoạn khó khăn, 100 năm có 1 lần, tác động đối với lĩnh vực dầu khí không chỉ là tác động kép mà là 4 tác động lớn: đại dịch Covid-19,ảnh hưởng của chuyển dịch năng lượng trong xu thế toàn cầu, khủng hoảng về thị trường dầu khí vàchính sách của quốc gia cũng như quốc tế đối với biến đổi khí hậu. Đối với khoa học công nghệ, TS. Lê Xuân Huyên nhấn mạnh Hội đồng tập trung định hướng các nghiên cứu mang tính chất đột phá để tư vấn cho lãnh đạo PVN trong việc nâng cao hiệu quả điều hành/sản xuất kinh doanh trong ngắn hạn và dài hạn.

Ngọ Văn Hưng

Khoa học công nghệ hiện đại - Chìa khoá thành công của Dự án Biển Đông 01Khoa học công nghệ hiện đại - Chìa khoá thành công của Dự án Biển Đông 01
BSR: Giải pháp kỹ thuật trị giá hơn 31 triệu USDBSR: Giải pháp kỹ thuật trị giá hơn 31 triệu USD
(Kỳ 5) Những thành tựu đáng ghi nhận(Kỳ 5) Những thành tựu đáng ghi nhận
(Kỳ 4) Đà phát triển của ngành cơ khí dầu khí Việt Nam(Kỳ 4) Đà phát triển của ngành cơ khí dầu khí Việt Nam
(Kỳ 3) Chìa khóa dẫn đến thành công(Kỳ 3) Chìa khóa dẫn đến thành công
(Kỳ 2) Chinh phục Hải Thạch - Mộc Tinh(Kỳ 2) Chinh phục Hải Thạch - Mộc Tinh
Kỳ 1: Dự án Biển Đông 01- nơi mà lòng yêu nghề và tình yêu nước đã được thể hiệnKỳ 1: Dự án Biển Đông 01- nơi mà lòng yêu nghề và tình yêu nước đã được thể hiện
Bài 2: Những giá trị còn mãi với thời gianBài 2: Những giá trị còn mãi với thời gian
Bài 1: Vì sao phải làm chủ công nghệ lọc hóa dầuBài 1: Vì sao phải làm chủ công nghệ lọc hóa dầu

DMCA.com Protection Status