Làm thế nào để lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí tồn tại?

15:41 | 11/05/2023

5,378 lượt xem
Theo dõi Petrovietnam trên
|
(PetroTimes) - Ngày 9/5, tại Viện Dầu khí Việt Nam, Hiệp hội Kỹ sư Dầu khí Việt Nam (SPE Vietnam), Hiệp hội Dầu khí Đông Nam Á (SEAPEX), Viện Dầu khí Việt Nam và Wood Mackenzie đã tổ chức thành công Hội thảo “Staying alive: How countries adapt in the changing upstream world”.

Hội thảo có sự tham dự của các kỹ sư và nhà quản lý chuyên ngành đến từ nhiều công ty, đơn vị dầu khí trong và ngoài nước như: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam), Viện Dầu khí Việt Nam, Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro, Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP), Wood McKenzie, Idemitsu, Zarubeneft, Harbour Energy, Mitsui Oil Exploration, SK Innovation, JX Nippon O&G, Black Gold…

Phía đơn vị chủ nhà tổ chức Hội thảo có sự tham dự của TS. Nguyễn Anh Đức - Viện Trưởng Viện Dầu khí Việt Nam (VPI); TS. Nguyễn Hồng Minh - Chủ tịch Hội đồng Khoa học VPI; cùng các chuyên gia của VPI.

Làm thế nào để lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí tồn tại?
Bà Hồ Hương Trà và ông Jasman Adam Leong, chuyên gia nghiên cứu phân tích cao cấp lĩnh vực thượng nguồn của Wood Mackenzie trình bày tại hội thảo.

Hội thảo tập trung trình bày sự thay đổi của công nghiệp thượng nguồn (upstream industry - ngành thăm dò khai thác dầu khí) trong thập niên qua. Ngành công nghiệp thượng nguồn đã có nhiều chuyển biến tích cực, “khỏe khoắn”, hiệu quả hơn, tập trung vào giảm giá thành và giảm phát thải CO2, trong khi khai thác dầu khí vẫn tăng. Các công ty dầu khí đặc biệt chú trọng vào việc tạo ra lợi nhuận khi đưa ra các quyết định đầu tư.

Trên toàn thế giới, đầu tư khâu thượng nguồn đã giảm nhiều so với thời kỳ 2010-2014. Trong điều kiện nguồn đầu tư đã giảm, chính phủ các nước cần phải nhận thức được sự thay đổi của nền công nghiệp dầu khí cũng như nhu cầu cải tiến để có thể cạnh tranh với các nước trong khu vực và quốc tế. Thông qua các ví dụ từ hoạt động thượng nguồn ở các nước Malaysia, Indonesia, Ấn Độ, hội thảo trao đổi các biện pháp mà những nước này đã tiến hành để tăng thu hút đầu tư trong lĩnh vực thượng nguồn và những kinh nghiệm để Việt Nam có thể học hỏi và áp dụng.

Làm thế nào để lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí tồn tại?
Các chuyên gia dầu khí Việt Nam và quốc tế thảo luận tại hội thảo.

Hội thảo đã kết nối thành công các chuyên gia, nhà khoa học, các tổ chức nghiên cứu, các công ty dầu khí và các đơn vị tư vấn/dịch vụ trong ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam và thế giới; qua đó cập nhật kết quả nghiên cứu mới nhất, các bài học và các vấn đề liên quan đến công nghiệp dầu khí thượng nguồn.

SPE (The Society of Petroleum Engineers) là Hiệp hội Kỹ sư Dầu khí quốc tế có trụ sở chính tại Mỹ với hơn 168.000 thành viên từ 144 quốc gia trên toàn thế giới và được đánh giá cao về các hoạt động khoa học chuyên môn. Là thành viên của SPE (Vietnam Section), SPE Vietnam được thành lập cách đây 28 năm, vào tháng 6/1994.

Làm thế nào để lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí tồn tại?
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại hội thảo.

Đến nay, SPE Vietnam đã tổ chức hơn 240 buổi hội thảo kỹ thuật với hơn 13.200 lượt đăng ký tham dự. Năm 2015 và 2016, SPE Vietnam đã giành được Giải thưởng Tiêu chuẩn Vàng (Gold Standard Award) do Hiệp hội Kỹ sư Dầu khí quốc tế trao tặng vì những hoạt động xuất sắc cho ngành và cộng đồng; 3 năm liên tiếp từ 2017-2019 đạt Giải thưởng President’s Award cho Section xuất sắc.

Tùng Dương

VPI tập trung phát triển các sản phẩm dữ liệu tạo lợi thế cạnh tranh cho ngành Dầu khíVPI tập trung phát triển các sản phẩm dữ liệu tạo lợi thế cạnh tranh cho ngành Dầu khí
VPI trao giải thưởng cho 11 sản phẩm dữ liệu dầu khíVPI trao giải thưởng cho 11 sản phẩm dữ liệu dầu khí
VPI hợp tác với Quỹ Hỗ trợ Phát triển Thanh niênVPI hợp tác với Quỹ Hỗ trợ Phát triển Thanh niên
Nghiên cứu phương pháp tìm kiếm bẫy phi cấu tạo tại Lô 09 -1, bể Cửu LongNghiên cứu phương pháp tìm kiếm bẫy phi cấu tạo tại Lô 09 -1, bể Cửu Long

DMCA.com Protection Status