Minh giải địa chấn trong thăm dò và khai thác dầu khí

Minh giải địa tầng phân tập - Phần 3

07:44 | 31/03/2023

7,189 lượt xem
Theo dõi Petrovietnam trên
|
(PetroTimes) - Minh giải địa tầng phân tập dựa trên cơ sở từ nguồn tài liệu địa chấn, đường cong ĐVLGK, mẫu lõi và vết lộ được sử dụng phổ biến trong tìm kiếm thăm dò dầu khí.

Minh giải trầm tích bể hồ

- Trong thực tế để phân tích sự đa dạng của bể hồ cần áp dụng địa tầng phân tập với các đặc điểm các loại bể hồ và lựa chọn các mô hình thích hợp phục vụ cho dự báo các yếu tố chứa dầu khí. Sử dụng các quan điểm địa tầng phân tập chuẩn để tiệm cận đến các nguồn tài liệu tập hợp được ngầm nhận dạng và liên kết các mặt ranh giới (các mặt ngập lụt, các mặt ranh giới phân tập và nhóm phân tập, đáy kênh, mặt phủ đáy, mặt ranh giới tập).

Áp dụng các nhận thức về cấu trúc của khung địa tầng phân tập để chọn các loại bể thích hợp, mô hình địa tầng phân tập để đưa ra các dự báo.

Hình 10.64 và 10.65 là thí dụ các lát cắt địa chấn thể hiện sự tiến hóa lưu vực hồ. Hình 10.66 là thí dụ kết quả phân tích ở các vị trí khác nhau của bể hồ thể hiện trên các lát cắt địa chấn và biểu đồ mối quan hệ giữa không gian tích tụ và cung cấp trầm tích.

Minh giải địa tầng phân tập   Phần 3
Hình 10.64 - Thí dụ lát cắt địa chấn thể hiện sự tiến hóa lưu vực hồ
Minh giải địa tầng phân tập   Phần 3
Hình 10.65 - Lát cắt địa chấn thể hiện sự tiến hóa kiểu lưu vực hồ
Minh giải địa tầng phân tập   Phần 3
Hình 10.66 - Thí dụ các lát cắt địa chấn và biểu đồ quan hệ giữa không gian tích tụ và cung cấp trầm tích ở các vị trí khác nhau của bể hồ

Minh giải địa tầng phân tập vùng biển nước sâu

Ở vùng nước sâu, bằng chứng về sự thay đổi mực nước biển được thể hiện bằng thay đổi không gian tích tụ dẫn đến sự thay đổi dần độ sâu biển và được phản ánh những bởi những thay đổi lặp đi lặp lại và theo chu kỳ các đặc tính của thạch học và xuất hiện các chuỗi cô đặc (ví dụ: graptolit, goniatit, ammonit và foraminifera), sét hữu cơ giàu chất hoặc phóng xạ. Tuy nhiên, hầu hết các thay đổi theo chu kỳ đều gắn liền với những thay đổi về đặc tính của vận chuyển bùn cát và vị trí nguồn vật liệu.

Bước đầu quan trọng trong việc giải thích các trầm tích liên quan đến các hệ thống nước sâu là xác định đặc điểm và phân chia chúng bằng cách sử dụng địa tầng phân tập. Điều này được thực hiện bằng cách xác định các mặt ranh giới, trình tự và cách sắp xếp của các tập trầm tích và thiết lập các mối quan hệ cấu trúc của chúng. Các kết quả này là quá trình giải thích sự hình thành các chu kỳ trầm tích liên quan đến những thay đổi trong môi trường bồi tụ và vị trí của nguồn vật liệu ở vùng lân cận.

Trên hình 10.67 là hình ảnh các yếu tố trầm tích vùng nước sâu và các lát cắt địa chấn cắt các vị trí đặc biệt. Lát cắt A-A cắt qua hẻm sâu ở chân sườn với tướng địa qua chấn thể hiện đặc điểm trầm tích lấp đầy hẻm. Lát cắt B - B cắt qua kênh phân nhánh có bờ kênh với tướng địa chấn thể hiện đặc điểm trầm tích bãi bồi, lấp đầy kênh và lát cắt C - C ở vùng biển sâu với tướng địa chấn thể hiện các trầm tích dòng mảnh vụn.

Trên hình 10.68 là một thí dụ phân tích sự tồn tại dòng chảy rối, vòm muối.

Trên hình 10.69 nêu một thí dụ phân tích một lát cắt địa chấn thể hiện trầm tích đáy bể do dòng chảy trọng lực tạo nên một chu kỳ thay đổi mực cơ sở. Trong đó vùng A là trầm tích bùn (dạng hỗn độn bên trong), vùng B là dòng chảy rối mở rộng (phản xạ song song), vùng C là kênh ngầm hẹp liên quan đến tướng bãi bồi, vùng D là trầm tích bùn (dạng hỗn độn bên trong).

Minh giải địa tầng phân tập   Phần 3
Hình 10.67 - Hình ảnh các lát cắt địa chấn thể hiện các yếu tố trầm tích vùng nước sâu
Minh giải địa tầng phân tập   Phần 3
Hình 10.68 - Thí dụ phân tích các cắt địa chấn tồn tại dòng chảy rối, vòm muối
Minh giải địa tầng phân tập   Phần 3
Hình 10.69 - Lát cắt địa chấn thể hiện trầm tích đáy bể do dòng chảy trọng lực tạo nên một chu kỳ thay đổi mực cơ sở. A và D: Trầm tích sét có tướng hỗn độn; B: Dòng chảy rối với tướng phản xạ song song, C: Kênh ngầm với tướng vùng ngập nước - a. Lát cắt địa chấn trước minh giải; b. Lát cắt sau minh giải

Hình 10.70 chỉ ra một thí dụ lát cắt địa chấn cắt qua khu vực nghiên cứu tồn tại trầm tích biển sâu và các quạt trầm tích dòng chảy rối. Hình 10.70 và d cho thấy mối quan hệ kết quả phân tích địa chấn địa tầng liên quan đến mức độ và đặc điểm của trầm tích nước sâu. Hình 10.71 là một thí dụ về lát cắt địa chấn và kết quả phân tích trầm tích vùng nước sâu. Hình 10.71a là lát cắt địa chấn phản xạ thể hiện địa tầng phân tập một vùng nước sâu. Trầm tích dòng mảnh vụn (1) bị phủ bởi trầm tích lớp phủ mặt trước (2), trầm tích bờ kênh (3) và trầm tích dòng chảy mảnh vụn phía trên (4). Quá trình lặp đi lặp lại được phủ bởi một lớp mỏng các trầm tích cô đặc (5). Hình 10.716 mô tả sơ đồ của một chuỗi trầm tích nước sâu được lý tưởng hóa, với hai đường cong ĐVL giếng khoan giả định.

Minh giải địa tầng phân tập   Phần 3
Hình 10.70 - Mối quan hệ giữa lát cắt địa chấn và kết quả phân tích địa chấn địa tầng - a. Sơ đồ vùng nghiên cứu; b. Lát cắt tổng hợp cắt qua vùng nghiên cứu; c. Lát cắt địa chấn có phân tích địa chấn địa tầng; d. Lát cắt địa chất tương ứng
Minh giải địa tầng phân tập   Phần 3
Hình 10.71 - Lát cắt địa chấn và lát cắt mô phỏng địa chất vùng trầm tích nước sâu - a. Mặt cắt địa chấn thể hiện sự sắp xếp địa tầng; b. Sơ đồ chuỗi trầm tích vùng nước sâu

Theo Minh giải địa chấn trong thăm dò và khai thác dầu khí

Địa tầng phân tập vùng biển nước sâuĐịa tầng phân tập vùng biển nước sâu
Minh giải địa tầng phân tập - Phần 1Minh giải địa tầng phân tập - Phần 1
Minh giải địa tầng phân tập - Phần 2Minh giải địa tầng phân tập - Phần 2

DMCA.com Protection Status