Ngân sách Nhà nước thặng dư hơn 101 nghìn tỷ đồng

17:25 | 09/08/2021

7,081 lượt xem
Theo dõi Petrovietnam trên
|
(PetroTimes) - Luỹ kế 7 tháng đầu năm, tổng thu ngân sách Nhà nước (NSNN) đạt 912,1 nghìn tỷ đồng, bằng 48% dự toán, trong khi tổng chi NSNN ước đạt 810,6 nghìn tỷ đồng.
Ngân sách Nhà nước thặng dư hơn 101 nghìn tỷ đồng
Ảnh minh hoạ

Thông tin được Bộ Tài chính phát đi chiều 9/8 cho biết, tổng thu NSNN thực hiện tháng 7 ước đạt 126,7 nghìn tỷ đồng; luỹ kế thu 7 tháng đạt 912,1 nghìn tỷ đồng, bằng 67,9% dự toán, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó:

Thu nội địa thực hiện tháng 7 ước đạt 101,3 nghìn tỷ đồng; lũy kế thu 7 tháng đạt 744 nghìn tỷ đồng, bằng 65,6% dự toán, tăng 12,9% so cùng kỳ năm 2020;

Thu từ dầu thô thực hiện tháng 7 ước đạt 3,1 nghìn tỷ đồng; lũy kế thu 7 tháng đạt 22 nghìn tỷ đồng, bằng 94,9% dự toán, nhưng giảm 5% so với cùng kỳ năm 2020.

Thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu thực hiện thu tháng 7 ước đạt 22,3 nghìn tỷ đồng; lũy kế thu 7 tháng đạt 145,4 nghìn tỷ đồng, bằng 81,5% dự toán, tăng 37,5% so cùng kỳ năm 2020, trên cơ sở tổng số thu thuế ước đạt 229,4 nghìn tỷ đồng, bằng 72,8% dự toán; hoàn thuế giá trị gia tăng theo chế độ khoảng 84 nghìn tỷ đồng, bằng 61,5% dự toán.

Cũng theo Bộ Tài chính, quán triệt Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ, với nỗ lực phấn đấu hoàn thành cao nhất nhiệm vụ thu NSNN năm 2021, Bộ Tài chính đã chỉ đạo cơ quan Thuế, Hải quan tăng cường công tác quản lý thu NSNN, chống thất thu, gian lận thương mại, trốn thuế; đồng thời tổ chức triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời các giải pháp chính sách hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân, ứng phó với đại dịch Covid-19.

Về chi NSNN, Bộ Tài chính cho biết, tổng chi cân đối NSNN tháng 7 ước đạt 111,9 nghìn tỷ đồng; lũy kế chi 7 tháng ước đạt 810,6 nghìn tỷ đồng, bằng 48% dự toán, trong đó: chi đầu tư phát triển đạt 169,3 nghìn tỷ đồng, bằng 35,5% dự toán Quốc hội quyết định; chi trả nợ lãi đạt 65,2 nghìn tỷ đồng, bằng 59,2% dự toán; chi thường xuyên đạt 572,2 nghìn tỷ đồng, bằng 55,2% dự toán.

Các nhiệm vụ chi ngân sách 7 tháng đầu năm được thực hiện theo dự toán và tiến độ triển khai nhiệm vụ chuyên môn của các đơn vị sử dụng ngân sách. Cả ngân sách trung ương và ngân sách địa phương đã ưu tiên bố trí chi cho công tác phòng, chống dịch Covid-19, đảm bảo cơ sở vật chất và các điều kiện cần thiết phục vụ cho công tác bầu cử Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Trung ương đã chi 4,2 nghìn tỷ đồng từ dự phòng năm 2021 để bổ sung kinh phí cho Bộ Y tế mua vắc-xin, các vật tư, hóa chất, sinh phẩm và trang thiết bị y tế cần thiết phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19 (1.799 tỷ đồng); kinh phí phòng chống dịch cho Bộ công an (389 tỷ đồng); Bộ Quốc phòng (1.553 tỷ đồng) và hỗ trợ kinh phí phòng, chống dịch Covid-19 cho các địa phương (471 tỷ đồng); các địa phương đã chi gần 2,4 nghìn tỷ đồng cho công tác phòng chống dịch.

Như vậy, tính chung trong 7 tháng đầu năm, “tổng thể cân đối của NSNN trong 7 tháng đầu năm có thặng dư”, Bộ Tài chính thông tin.

Hải Anh

Nỗ lực tối đa đưa Dự án NMNĐ Thái Bình 2 về đích vào năm 2022Nỗ lực tối đa đưa Dự án NMNĐ Thái Bình 2 về đích vào năm 2022
Petrovietnam: Quản trị hiệu quả, vượt mọi khó khăn, đạt mức tăng trưởng cao so với cùng kỳPetrovietnam: Quản trị hiệu quả, vượt mọi khó khăn, đạt mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ
Thu ngân sách Nhà nước của ngành Thuế 7 tháng ước đạt hơn 760 nghìn tỷ đồngThu ngân sách Nhà nước của ngành Thuế 7 tháng ước đạt hơn 760 nghìn tỷ đồng
Thương mại dầu khí - Khát vọng vươn ra thế giới (Tiếp theo và hết)Thương mại dầu khí - Khát vọng vươn ra thế giới (Tiếp theo và hết)
Thương mại Dầu khí - khát vọng vươn ra tầm thế giớiThương mại Dầu khí - khát vọng vươn ra tầm thế giới
Petrovietnam: Khi vắc-xin là ưu tiên số 1Petrovietnam: Khi vắc-xin là ưu tiên số 1
Ngân sách không còn là Ngân sách không còn là "chùm khế ngọt" cho những dự án đốt tiền
Tăng niềm tin của người dânTăng niềm tin của người dân

DMCA.com Protection Status