Thu hồi chi phí trong các hợp đồng phân chia sản phẩm: Đánh giá so sánh các khu vực pháp lý ở Đông Nam Á (Kỳ IV)

15:50 | 29/10/2021

1,484 lượt xem
Theo dõi Petrovietnam trên
|
PETRONAS, cơ quan quản lý thượng nguồn, đã ký PSC đầu tiên của mình với Shell vào năm 1976 tại một lô ngoài khơi ở bang Sarawak.

PSC Malaysia

Thu hồi chi phí trong các hợp đồng phân chia sản phẩm: Đánh giá so sánh các khu vực pháp lý ở Đông Nam Á (Kỳ IV)
Giàn khoan mỏ Bạch Hổ. Ảnh: Nguyễn Chính Tiến.

Malaysia là nhà sản xuất dầu và khí đốt lớn thứ hai ở Đông Nam Á, sau Indonesia, và tương tự như Indonesia, có lịch sử lâu đời trong ngành. PETRONAS, cơ quan quản lý thượng nguồn, đã ký PSC đầu tiên của mình với Shell vào năm 1976 tại một lô ngoài khơi ở bang Sarawak. Đến năm 2013, PETRONAS đã ký kết hơn 150 PSC. Ngày nay, PETRONAS là một trong những động lực thúc đẩy nền kinh tế Malaysia và tầm quan trọng của nó với tư cách là nguồn thu của chính phủ đã tăng lên rất nhiều.

Thu hồi chi phí: khung pháp lý

Nói chung, việc bù đắp chi phí được giải quyết trong PSC Malaysia giữa PETRONAS và Nhà thầu. Các điều khoản liên quan rất giống với các điều khoản được tìm thấy ở các đối tác Indonesia (trước khi Indonesia chuyển sang mô hình phân chia tổng sản lượng khai thác), nhưng có sự khác biệt đáng chú ý về cách tính thuế tài nguyên, và khái niệm doanh thu trên chi phí.

Tương tự như các khu vực pháp lý được khác, ở Malaysia Nhà thầu chịu mọi rủi ro và chỉ thu hồi vốn đầu tư của mình nếu phát hiện dầu khí và đưa vào khai thác. Sau khi thanh toán tiền thuế tài nguyên cho Chính phủ và thu hồi một số chi phí sản xuất, Nhà thầu được chia dầu và khí theo sản lượng khai thác theo quy định đã được thống nhất trong PSC.

Một số loại chi phí không thể thu hồi được.

Cách PSC của Malaysia phân biệt giữa chi phí có thể thu hồi và không thể thu hồi teho danh mục liệt kê các khoản chi không thể thu hồi được. Những chi phí không được liệt kê trong danh sách không thu hồi có thể được thu hồi nếu liên quan đến 'Hoạt động dầu khí'. Danh sách này được cập nhật bởi các chính sách thu hồi chi phí của PETRONAS và được ban hành theo thời gian, trong đó, hạn chế các chi phí có thể thu hồi bằng cách giới hạn số lượng người nước ngoài được tuyển dụng và các quyền lợi của họ.

Chi phí thu dọn mỏ

Đối với các chi phí thu dọn mỏ, thông thường PSC quy định rằng các chi phí phát sinh trong thời hạn của PSC sẽ có thể thu hồi được. Thông thường, các Nhà thầu có nghĩa vụ tính toán và đệ trình lên PETRONAS Chương trình Thu dọn mỏ và Ngân sách Hàng năm. Không giống như một số khu vực pháp lý khác, nơi các khoản tiền cho các hoạt động thu dọn mỏ được trích lập hoặc theo quy định trong PSC, ở Malaysia các Nhà thầu phải thanh toán bằng tiền mặt đối với việc thu dọn mỏ cho PETRONAS hàng năm.

Cũng có những hạn chế nhất định đối với việc thu hồi chi phí. Trái ngược với PSC thu hồi chi phí của Indonesia, PSC của Malaysia giới hạn mức thu hồi chi phí ở một tỷ lệ nhất định trong tổng sản lượng. Ngày nay, giới hạn này dựa trên khái niệm doanh thu trên chi phí (R/C PSC), theo đó PETRONAS đo lường doanh thu của Nhà thầu so với chi phí của nó (Chỉ số R/C Index) và cho phép trần thu hồi chi phí nên chi phí bằng hoặc lớn hơn doanh thu.

Nguyên tắc cơ bản là cho phép Nhà thầu chia sẻ sản lượng cao hơn khi lợi nhuận của họ thấp và tăng phần sản lượng được chia của PETRONAS khi lợi nhuận của Nhà thầu được cải thiện. Với mức lợi nhuận cao hơn, trần thu hồi chi phí giảm xuống, dẫn đến giảm khả năng thu hồi.

Bảng 3.

Trần thu hồi chi phí của PSC Malaysia R/C

R/C index

Trần thu hồi chi phí (%)

0.0–1.0

70

1.0–1.4

60

1.4–2.0

50

2.0–2.5

30

2.5–3.0

30

>3.0

30

Bảng 4 dưới đây liệt kê các chi phí có thể thu hồi và không thể thu hồi theo các PSC của Malaysia.

Cơ chế kiểm toán và giải quyết tranh chấp

Tương tự như PSC của Indonesia, PSC của Malaysia trao cho Malaysia và PETRONAS quyền kiểm tra sổ sách và tài khoản của Nhà thầu cho bất kỳ năm dương lịch nào được PSC đề cập. Các PSC của Malaysia cũng quy định rằng bất kỳ tranh chấp nào phát sinh giữa Nhà thầu và PETRONAS mà không thể giải quyết một cách hòa bình sẽ phải được trình lên trọng tài theo Quy tắc Trọng tài của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Châu Á hiện nay tại Kuala Lumpur.

Xem chi tiết bảng 4 tại đây.

Mai Hồ

DMCA.com Protection Status