PVFCCo đồng hành cùng Lễ hội cam Cao Phong lần thứ 3

20:50 | 23/11/2017

938 lượt xem
Theo dõi Petrovietnam trên
|
Tiếp nối thành công của Lễ hội cam Cao Phong những năm qua, trong hai ngày 18 và 19/11 vừa qua, Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) tiếp tục đồng hành cùng huyện Cao Phong (tỉnh Hòa Bình) tổ chức Lễ hội cam Cao Phong lần thứ 3, với sự tham gia của nhiều nhà vườn lớn trên địa bàn huyện.
pvfcco dong hanh cung le hoi cam cao phong lan thu 3
Lễ hội cam Cao Phong lần thứ 3

Lễ hội là dịp để bà con nông dân quảng bá thương hiệu cam Cao Phong cùng với nét văn hóa, danh lam thắng cảnh và các loại đặc sản vùng Tây Bắc đến với nhân dân, đồng bào cả nước. Đây là một chương trình xúc tiến thương mại quan trọng đối với tỉnh Hòa Bình nói chung và huyện Cao Phong nói riêng, nhằm phát triển thế mạnh nông nghiệp tại khu vực.

Tại lễ hội, PVFCCo đã tổ chức gian hàng phân bón Phú Mỹ, với nhiều hoạt động đa dạng, như: giới thiệu sản phẩm phân bón, tư vấn kỹ thuật, cách sử dụng các sản phẩm phân bón Phú Mỹ, thu hút đông đảo khách tham quan.

Được biết, trong những năm gần đây, bộ sản phẩm phân bón Phú Mỹ, gồm Đạm Phú Mỹ, NPK Phú Mỹ, Kali Phú Mỹ đã được các nhà vườn Cao Phong sử dụng cho các vườn cam và cho năng suất, chất lượng cao. Như niên vụ 2016 – 2017, PVFCCo đã triển khai mô hình sử dụng phân bón Phú Mỹ trên giống cam CS1 7 năm tuổi ở hộ ông Nguyễn Văn Minh tại thị trấn Cao Phong, Hòa Bình. Mô hình sử dụng phân bón Phú Mỹ giúp cây cam sinh trưởng tốt, phát triển cân đối, cây khoẻ mạnh, thân cứng, bộ lá xanh bền, mẫu mã quả bóng, đẹp ít sâu bệnh, tăng khả năng chống chịu điều kiện bất lợi như rét đậm rét hại.

pvfcco dong hanh cung le hoi cam cao phong lan thu 3
Gian hàng phân bón Phú Mỹ

Năng suất mô hình trình diễn đạt (25 tấn/ha) tăng 13,6% so với vụ cam năm trước (2015-2016) và cao hơn 8,7% so với mô hình đối chứng (23 tấn/ha). Sử dụng phân bón Phú Mỹ trên cây cam giúp tăng 10% lợi nhuận với hơn 50 triệu đồng/ha so với mô hình đối chứng.

Phát biểu tại lễ hội, ông Hồ Xuân Dũng - Phó chủ tịch UBND huyện Cao Phong - trưởng Ban tổ chức lễ hội đã gửi lời cảm ơn chân thành, ghi nhận những đóng góp của PVFCCo cho thành công của lễ hội năm nay. Ông Hồ Xuân Dũng bày tỏ tin tưởng đối với các sản phẩm phân bón Phú Mỹ, vì một thương hiệu lớn và chất lượng đã được khẳng định sẽ tiếp tục thu hút được bà con nông dân huyện Cao Phong tiếp tục tin dùng.

Phân bón Phú Mỹ giúp tăng năng suất trên cây thanh long

Trước đó, Công ty Cổ phần Phân bón và Hóa chất Dầu khí Đông Nam Bộ (PVFCCo SE) đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh Long An tổ chức thành công “Hội thảo tổng kết mô hình trình diễn sử dụng phân bón Phú Mỹ trên cây thanh long”, tại xã Phước Tân Hưng, huyện Châu Thành, tỉnh Long An.

PVFCCo SE đã phối hợp cùng Trung tâm khuyến nông tỉnh Long An triển khai mô hình sử dụng các sản phẩm Phân bón Phú Mỹ, đặc biệt là NPK Phú Mỹ tại vườn thanh long của anh Lê Hữu Phước (xã Phước Tân Hưng). Mô hình thực hiện trên diện tích 1 ha (0,5 ha dùng phân bón Phú Mỹ và 0,5 ha dùng NPK khác). Các loại NPK Phú Mỹ dùng trong mô hình là 27-6-6+2.6S, 15-15-15 và 15-8-20… tuân thủ quy trình chăm bón và sự theo dõi, giám sát chặt chẽ của Trung tâm Khuyến nông Long An.

pvfcco dong hanh cung le hoi cam cao phong lan thu 3
Trái thanh long tại ruộng trình diễn trước khi thu hoạch

Theo kết quả đánh giá của Trung tâm Khuyến nông tỉnh Long An và chủ hộ, mô hình trình diễn này đã thu được những kết quả rất khả quan, dựa trên kết quả ghi nhận các chỉ tiêu: khả năng sinh trưởng phát triển tốt, cành phát triển tốt, không bị nhiễm sâu bệnh, tỷ lệ ra hoa nhiều, rụng quả rất ít do được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ, cân đối và kịp thời. Quả tăng trưởng nhanh, nặng quả và tỷ lệ quả loại 1 đạt trên 70%.

Theo đó, vườn mô hình bón phân Phú Mỹ cho năng suất cao hơn, đạt gần 8 tấn (so với vườn đối chứng đạt 7,2 tấn) và lợi nhuận thu tăng thêm được hơn 20 triệu đồng. Kết quả này rất đáng khích lệ cho bà con nông dân trồng thanh long trong điều kiện thời tiết thất thường, chất lượng phân bón rất khó kiểm soát và giá cả nông sản không ổn định.

V.K

DMCA.com Protection Status