BSR vững nội lực, sẵn sàng ứng phó với biến động kinh doanh mới

08:08 | 27/07/2021

7,568 lượt xem
Theo dõi Petrovietnam trên
|
(PetroTimes) - Báo cáo tài chính của Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) 6 tháng đầu năm cho thấy, Công ty tiếp tục tận dụng tốt những cơ hội trên thị trường trong nửa đầu năm để tích lũy nguồn lực và chủ động phương án sản xuất kinh doanh trong bối cảnh mới, dịch bệnh phức tạp và biến động của giá dầu.

Lợi nhuận tiếp tục đà tăng trưởng

Theo báo cáo tài chính riêng, quý II năm nay Công ty BSR đạt 28.144 tỷ đồng doanh thu và thu nhập khác, tăng gấp đôi so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế đạt 1.710 tỷ đồng, tăng rất ấn tượng so với cùng kỳ năm ngoái.

BSR vững nội lực, sẵn sàng ứng phó với biến động kinh doanh mới
6 tháng đầu năm 2021, lợi nhuận sau thuế của BSR đạt 3.580 tỷ đồng.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, BSR đạt 49.379 tỷ đồng doanh thu và thu nhập khác, lợi nhuận sau thuế đạt 3.580 tỷ đồng. Đây là kết quả vượt trội so với bức tranh cùng kỳ năm ngoái khi BSR tăng mạnh cả doanh thu và lợi nhuận.

Trong kỳ, Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã vận hành với 105% công suất, khối lượng tiêu thụ đạt 3,4 triệu tấn.

Năm 2021, BSR đặt mục tiêu sản lượng 6,5 triệu tấn; doanh thu và thu nhập khác 70.661 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 864 tỷ đồng. Như vậy, so với kế hoạch năm 2021 đã được ĐHCĐ thông qua, BSR đã đạt 53% kế hoạch sản lượng, đạt 70% về doanh thu và gấp 4,1 lần kế hoạch lợi nhuận.

Bên cạnh đó, lộ trình trả nợ và gia tăng nguồn lực tích lũy đã được hoạch định cụ thể giúp hoạt động tài chính của BSR ngày càng tạo ra thặng dư lợi nhuận, đóng góp vào kết quả lợi nhuận chung. Khi hoạt động kinh doanh khởi sắc, khả năng tích lũy dòng tiền dự báo cũng sẽ tốt hơn, đặc biệt khi các khoản vay dài hạn được thanh toán hết vào năm 2023.

BSR vững nội lực, sẵn sàng ứng phó với biến động kinh doanh mới
BSR đã triển khai phương án “3 tại chỗ” trong công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Phòng dịch nghiêm ngặt, duy trì chuỗi sản xuất liên tục

Một trong những thuận lợi mà BSR có được nửa đầu năm nay là diễn biến giá dầu tích cực, bên cạnh chênh lệch giữa giá nguyên liệu đầu vào và giá sản phẩm đầu ra cải thiện. Dù vậy, trong bối cảnh cả nước liên tục hứng chịu các đợt bùng phát thứ 3 và thứ 4 của đại dịch Covid-19, việc Nhà máy Lọc dầu Dung Quất vận hành với 105% công suất và khối lượng tiêu thụ tốt đã cho thấy nỗ lực rất lớn của Công ty.

Hiện giá dầu thô duy trì trên 70 USD/thùng. Nhiều dự báo cho rằng, giá dầu thậm chí sẽ đạt 80 USD/thùng trong năm nay. Đây là cơ sở để kỳ vọng chênh lệch giữa giá dầu thô và giá các sản phẩm chính (crack spread) của BSR tiếp tục cải thiện, yếu tố chính đóng góp vào lợi nhuận của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, cũng không thể lường trước biến động phức tạp của dịch Covid-19, không chỉ ở Việt Nam mà còn khắp toàn cầu, khi các nền kinh tế mở cửa trở lại có thể tái diễn sự bùng phát của dịch bệnh, sẽ ảnh hưởng mạnh đến nhu cầu tiêu thụ dầu trên thế giới. Một số dự báo của các tổ chức chuyên nghiệp, đã đề cập đến khả năng giá dầu xuống 65 USD/thùng.

Với quyết tâm không để đứt gãy chuỗi sản xuất, dù bất kể hoàn cảnh nào cũng duy trì Nhà máy hoạt động an toàn, ổn định. BSR đã tăng cường và duy trì các biện pháp chống dịch, phối hợp với ngành y tế Quảng Ngãi tổ chức tiêm mũi thứ nhất vắc xin phòng ngừa Covid-19 cho những nhân sự trực tiếp vận hành Nhà máy.

BSR đã kích hoạt phương án phòng, chống dịch cấp độ cao nhất và đã triển khai phương án “3 tại chỗ” cho nhân sự trực tiếp vận hành nhà máy trong vòng 2 tháng qua và tiếp tục duy trì đến khi dịch bệnh được kiểm soát; nhằm đảm bảo vận hành NMLD Dung Quất an toàn, ổn định, liên tục và hiệu quả.

“Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ”

Với mục tiêu tháo gỡ khó khăn cho sản xuất xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch Covid-19 để duy trì đà tăng trưởng của nền kinh tế, phấn đấu thực hiện cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đã được Quốc hội đề ra, ngày 29/5/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 84/NQ-CP “Về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch Coivid-19.

Nghị quyết 84/NQ-CP đã đề ra một loạt các nhiệm vụ, nhóm giải pháp cụ thể nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, thu hút vốn đầu tư toàn xã hội, đẩy mạnh thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công như thực hiện các chính sách miễn, giảm thuế, phí, lãi suất cho vay, phí trước bạ... cho các đối tượng thụ hưởng theo quy định; gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước; cho phép chuyên gia, nhà quản lý doanh nghiệp, nhà đầu tư, lao động kỹ thuật cao là người nước ngoài vào làm việc trong các dự án đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam được nhập cảnh vào Việt Nam để duy trì hoạt động sản xuất của doanh nghiệp; gia hạn giấy phép lao động cho các chuyên gia, nhà quản lý doanh nghiệp, lao động kỹ thuật là người nước ngoài.

Nghị quyết cũng đề ra một loạt các giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ xem xét, giải quyết thủ tục đầu tư cho các dự án theo đề xuất của doanh nghiệp, không để chậm trễ, tồn đọng hồ sơ chưa giải quyết; hướng dẫn xaya dựng tiêu chuẩn, tiêu chí an toàn cho từng loại hình sản xuất kinh doanh, bảo đảm mục tiêu kép: phòng, chống dịch tốt và tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh an toàn phù hợp...;đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư; chủ động nghiên cứu và triển khai các cơ chế, chính sách khuyến khích, thúc đẩy khởi nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư khôi phục, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh; năng cao tinh thần, thái độ, năng lực làm việc của đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ ở vị trí thực thi chính sách; chấm dứt tình trạng quan liệu, nhũng nhiễu; tiếp tục rà soát các quy định về ngân sách, đầu tư, xây dựng, tháo gỡ kịp thời các rào cản khó khăn, vướng mắc, tạo điều thuận lợi đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân và nâng cao hiệu quả các dự án đầu tư công...

Triển khai Nghị quyết 84/NQ-CP, trong năm 2020 và những tháng đầu năm 2021, một loạt các chủ trương, chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ doanh nghiệp duy trì hoạt động và phục hồi sản xuất đã được Chính phủ, các bộ, ngành thực hiện. Đó là việc Thủ tướng Chính phủ thường xuyên có các buổi làm việc trực tiếp với lãnh đạo các Bộ, ngành để kịp thời có ý kiến chỉ đạo tháo gỡ những vấn đề tồn tại, chưa phù hợp trong quan lý nhà nước đối với hoạt động của doanh nghiệp. Thủ tướng cũng thường xuyên có các cuộc gặp gỡ, tiếp túc và trao đổi với đại diện các doanh nghiệp để lắng nghe các đề xuất, kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp để từ đó đưa ra các quyết sách phù hợp, đáp ứng tốt nhất các yêu cầu phục hồi, phát triển của người dân và doanh nghiệp.

Nhờ những quyết sách phù hợp, kịp thời như vậy, năm 2020 và cả những tháng đầu năm 2021, kinh tế Việt Nam vẫn duy trì được đà tăng trưởng dương, không rơi vào cảnh suy thoái như nhiều nền kinh tế lớn phải đối diện. Các cân đối lớn của nền kinh tế vẫn được đảm bảo....

Petrovietnam tiếp tục chủ động, linh hoạt, sáng tạo để thực hiện “mục tiêu kép”Petrovietnam tiếp tục chủ động, linh hoạt, sáng tạo để thực hiện “mục tiêu kép”
Tiếp cận thông tin kinh tế, tìm cơ hội đầu tưTiếp cận thông tin kinh tế, tìm cơ hội đầu tư
Đảm bảo sản xuất thông suốt, chú trọng sức khỏe người lao độngĐảm bảo sản xuất thông suốt, chú trọng sức khỏe người lao động
Trong 6 tháng qua, kết quả sản xuất, kinh doanh của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam lớn hơn rất nhiều so với mức tăng của giá dầuTrong 6 tháng qua, kết quả sản xuất, kinh doanh của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam lớn hơn rất nhiều so với mức tăng của giá dầu
Lọc hóa dầu Bình Sơn lãi 3.311 tỉ đồngLọc hóa dầu Bình Sơn lãi 3.311 tỉ đồng
"Ba tại chỗ" trên các công trình dầu khí

Khôi Nguyên

DMCA.com Protection Status