Xây dựng Quy hoạch năng lượng quốc gia:

Cần làm rõ tình trạng phân tán, cục bộ, thiếu gắn kết giữa các phân ngành năng lượng

11:06 | 02/12/2022

8,135 lượt xem
Theo dõi Petrovietnam trên
|
Trong khi nhu cầu về điện, khí của nền kinh tế là lớn mà các phân ngành Dầu khí và điện không thể thống nhất được để sớm đưa các mỏ khí đã phát hiện trên 10 năm vào khai thác dẫn đến lãng phí nguồn lực quốc gia. Vì vậy Quy hoạch này cần kiểm điểm nêu rõ ách tắc ở đâu, trách nhiệm tháo gỡ vấn đề là của ai?

Hội Dầu khí Việt Nam vừa có văn bản gửi Bộ Công Thương góp ý về Dự thảo Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Dự thảo Quy hoạch).

Cần làm rõ tình trạng phân tán, cục bộ, thiếu gắn kết giữa các phân ngành năng lượng
Petrovietnam về đích trước 42 ngày chỉ tiêu khai thác dầu trong nước

Theo Hội Dầu khí Việt Nam, Dự thảo Quy hoạch đã được các đơn vị tư vấn nghiên cứu, biên soạn khá công phu với khối lượng khổng lồ để phác họa được bức trang tổng thể ngành Năng lượng Việt Nam phát triển trong giai đoạn quy hoạch, tuân thủ Luật Quy hoạch số 21/17/QH14. Tuy nhiên, để đáp ứng mục tiêu có được bản Dự thảo Quy hoạch tốt hơn, đáp ứng đúng theo quy định và sự kỳ vọng từ các cấp quản lý và quan trọng nhất là đảm bảo tính khả thi, Hội Dầu khí Việt Nam cho rằng vẫn còn một số vấn đề/nội dung cần xem xét, làm rõ, đặc biệt là phần trình bày thực trạng các hoạt động trong lĩnh vực năng lượng chưa được đánh giá một cách đầy đủ và khách quan cũng như những tồn tại lớn trong thực tế các hoạt động của các phân ngành năng lượng trong giai đoạn trước đây. Cụ thể:

Thực trạng nhiều năm qua hoạt động của các phân ngành năng lượng chưa có sự điều phối thống nhất cao mà còn có tình trạng phân tán, cục bộ, thiếu gắn kết giữa các phân ngành. Trong khi nhu cầu về điện, khí của nền kinh tế là lớn mà các phân ngành Dầu khí và điện không thể thống nhất được để sớm đưa các mỏ khí đã phát hiện trên 10 năm vào khai thác dẫn đến lãng phí nguồn lực quốc gia. Vì vậy Quy hoạch này cần kiểm điểm nêu rõ ách tắc ở đâu, trách nhiệm tháo gỡ vấn đề là của ai?

Sự phát triển quá nóng của năng lượng tái tạo (phong điện, điện mặt trời…) trong thời gian qua cũng là một ví dụ của sự chưa đáp ứng yêu cầu trong quản lý điều hành ngành Năng lượng nói chung.

Dự thảo Quy hoạch cũng khẳng định vai trò của các công ty, tập đoàn nhà nước trong việc triển khai thực hiện, tuy nhiên vẫn chưa có cơ chế chính sách rõ ràng, minh bạch cho các thực tể này để nó có thể hoạt động một cách chủ động, cơ chế xin cho vẫn còn rất nặng nề trong quản lý nhà nước. Vì vậy có phân ngành hàng chục năm nay không thể đầu tư vốn để tìm kiểm, thăm dò nhằm bổ sung tiềm năng, trữ lượng mới thay thế nhằm duy trì khai thác bền vững.

Đáng chú ý, Hội Dầu khí Việt Nam cho rằng, từ thực tế bối cảnh quốc tế và trong nước gần đây, dự thảo Quy hoạch cần mạnh dạn xem xét khả năng phân ngành Năng lượng hạt nhân tại Việt Nam cho giai đoạn từ 2031 sẽ là yếu tố tích cực đóng góp vào việc thực hiện mục tiêu giảm phát thải vào năm 2050 như Chính phủ đã cam kết và đồng ngành cùng ngành Năng lượng Quốc gia đáp ứng được mục tiêu tầm nhìn tới những năm 2045 – 2050 trong mọi tình huống biến đổi khí hậu.

Trước đó, khi trao đổi với PetroTimes về vấn đề, TS Phan Ngọc Trung, nguyên Thành viên HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Trưởng ban Tư vấn & Phản biện Hội Dầu khí Việt Nam cũng thẳng thắn đưa quan điểm: Khi xem xét, đánh giá các dự thảo về chiến lược, quy hoạch phát triển năng lượng, chúng ta cần phải xem xét đến tính liên thông, tương hỗ và liên kết giữa các phân ngành năng lượng đôi khi cần tạo thành chuỗi, đặc biệt là 3 lĩnh vực dầu khí, điện và than - những trụ cột, giữ vai trò chủ đạo trong đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Trong đó, điện là khâu cuối với tỷ phần cao cung cấp năng lượng trực tiếp, là đầu vào cho hầu hết các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế cũng như đời sống nhân dân.

“Điện có thể được ví là “máu” nuôi sống “cơ thể nền kinh tế” nhưng để dòng máu đó thông suốt, đảm bảo đủ cả về chất và lượng thì không thể thiếu dầu khí và than, bởi đây cũng chính là đầu vào cơ bản của điện, ngoài thủy điện và các loại hình năng lượng tái tạo”, TS Phan Ngọc Trung nói.

Điều quan trọng nữa, theo TS Phan Ngọc Trung, các chiến lược, quy hoạch phát triển năng lượng cũng cần phải được thể chế hóa vào các quy định pháp luật có liên quan một cách nhanh nhất, sớm nhất và nhất là đối với tiến độ dự án trong quy hoạch. Có như vậy, các chủ thể tham gia mới có cơ sở pháp lý và xác định trách nhiệm triển khai, thực hiện, các mục tiêu, kế hoạch được đặt ra và chỉ khi đó tính khả thi của chiến lược và quy hoạch mới có sở sở đảm bảo!

Thanh Ngọc

Vì sao Bộ Công Thương phải trình lại Quy hoạch điện VIII?Vì sao Bộ Công Thương phải trình lại Quy hoạch điện VIII?
Việt Nam có khả năng làm chủ trong lĩnh vực năng lượng tái tạo ngoài khơiViệt Nam có khả năng làm chủ trong lĩnh vực năng lượng tái tạo ngoài khơi
[Podcast] Chiến lược, quy hoạch năng lượng phải được xây dựng trên cơ sở tiềm năng tài nguyên đất nước[Podcast] Chiến lược, quy hoạch năng lượng phải được xây dựng trên cơ sở tiềm năng tài nguyên đất nước
Cần đánh giá đầy đủ hiện trạng các phân ngành ngành năng lượngCần đánh giá đầy đủ hiện trạng các phân ngành ngành năng lượng

DMCA.com Protection Status